>> Luật sư tư vấn pháp luật Thuế, gọi:  1900.0191

 

Luật sư tư vấn:

Nghị định 81/2021/NĐ-CP (Sau đây gọi là Nghị định 81) có hiệu lực ngày 15/10/2021. Một số nội dung nổi bật liên quan đến học phí tại Nghị định này được kể đến gồm:

 

1. Nguyên tắc xác định học phí

Nguyên tắc xác định học phí đối với từng loại hình cơ sở giáo dục được quy định tại Điều 8 Nghị định 81 như sau:

Cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông: Việc xác định mức thu học phí được xây dựng dựa trên các cơ sở sau:

– Xây dựng theo nguyên tắc chia sẻ giữa nhà nước và người học.

– Phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa bàn dân cư và khả năng thực tế của người đóng góp.

– Phù hợp với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm, lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định và phải bảo đảm chất lượng giáo dục.

Cơ sở giáo dục nghề công lập: Việc xác định mức thu học phí dựa vào từng loại hình tài chính của các cơ sở giáo dục nghề công lập. Cụ thể:

– Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên xác định mức học phí không vượt mức trần học phí tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 81.

– Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập có thể tự bảo đảm chi thường xuyên, việc xác định mức thu học phí từng ngành học được xác định theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 81.

– Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được tự xác định mức thu học phí để đảm bảo bù đắp chi phí, có tích lũy theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan.

Cơ sở giáo dục đại học công lập, việc xác định mức thu học phí phụ thuộc vào khả năng tự chủ tài chính như sau:

– Đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên, mứ học phí được xác định mức không vượt mức trần học phí tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 81.

-Đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, mức học phí được xác định mức thu với từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 81.

– Đối với chương trình đào tạo (chất lượng cao) của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ GD&ĐT quy định hoặc chương trình đào tạo đạt mức kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn nước ngoài, chuẩn quốc tế hoặc tương đương, cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành và thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.

Cơ sở giáo dục dân lập và tư thục, việc xác định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục này được thực hiện như sau:

– Chủ động xây dựng mức thu học phí (trừ dịch vụ do Nhà nước định giá) để tự bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý.

Cơ sở giáo dục có trách nhiệm:

+) Công khai, giải trình với người học và xã hội về mức thu học phí, giá các dịch vụ do mình quyết định;

+) Thuyết minh về chi phí giáo dục, đào tạo bình quân một học sinh, mức thu học phí hàng năm, mức thu học phí toàn cấp học hoặc toàn toàn khóa học đối với từng cấp, trình độ đào tạo.

+ Thuyết minh lộ trình và tỷ lệ tăng học phí các năm tiếp theo (không được vượt quá 15% đối với đào tạo đại học và không quá 10% đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông) và thực hiện công khai theo quy định của pháp luật và giải trình với người học, xã hội.

*** Đối với địa bàn không có đủ trường công lập (cấp tiểu học), UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng các tiêu chí xác định  các địa bàn không đủ trường công lập trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và quyết định mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tại các trường tư thục ở địa bàn đó.

Mức trần học phí đối với từng loại hình giáo dục được quy định từ cụ thể trong các điều từ Điều 9 đến Điều 11 Nghị định 81. Trong đó, Họ phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông – Điều 9; Học phí đối với giáo dục nghề nghiệp – Điều 10 và Học phí đối với giáo dục đại học – Điều 11

 

2. Quy định về hoạt động thu học phí

Thời điểm thu học phí: Thu định kỳ hàng tháng hoặc thu một lần cho cả năm học, kỳ học nếu người học tự nguyện nộp.

Mức thu tối đa khi thu học phí, thu học phí một lần

– Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên, đào tạo thường xuyên và các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn: Mức tối đa học phí được thu theo số tháng thực học.

– Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông: thu tối đa 9 tháng/năm.

– Đối với cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp: thu tối đa 10 tháng/năm.

– Nếu chương trình học tổ chức theo  tín chỉ, cơ sở giáo dục có thể quy đổi để thu học phí theo tín chỉ, tuy nhiên tổng số học phí thu theo tín chỉ của cả khóa học không được vượt quá mức học phí quy định cho khóa học nếu thu theo năm học.

Thu học phí trong trường hợp đặc biệt: Nếu xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng thì học phí được thu theo số tháng học thực tế (bao gồm cả thời gian tổ chức dạy học trực tuyến hoặc bố trí thời gian học bù tại trường). Nguyên tắc xây dựng mức thu học phí trong những trường hợp này như sau:

– Theo số tháng thực học và chi phí phát sinh cần thiết để tổ chức dạy học nhưng không vượt quá tổng thu học phí tính theo số tháng tối đa của 01 năm học (tối đa 9 tháng/năm đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và tối đa 10 tháng/năm đối với cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp).

– Trong thời gian không tổ chức dạy học thì không thu học phí.

– Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm công khai từ đầu năm học.

Trách nhiệm thu,học phí của cơ sở giáo dục:

– Các cơ sở trực tiếp thu học phí, sau đó nộp học phí đã thu vàp ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước để quản lý, sử dụng.

– Nếu có phát sinh thu học phí bằng tiền mặt thì định kỳ làm thủ tục chuyển vào tài khoản của cư sở giáo dục tại ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước để quản lý, sử dụng.

 

3. Quy định về hoạt động quản lý và sử dụng học phí

Việc quản lý và sử dụng học phí tại các cơ sở giáo dục thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định 81 như sau:

Quy định về quản lý học phí:

– Các cơ sở giáo dục quản lý học phí và các khoản thu, chi liên quan theo chế độ kế toán, kiểm toán, thuế và công khai tài chính theo quy định của pháp luật;

– Khi có yêu cầu phải chấp hành và thực hiện yêu cầu về thanh tra, kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu cung cấp.

– Trước khi xét tuyển hoặc tuyển sinh, các cơ sở giáo dục phải công bố, công khai mức thu học phí, chi phí đào tạo cho từng năm học, cấp học hoặc từng khoá học và lộ trình tăng học phí (nếu có).

– Đồng thời các cơ sở giáo dục có trách nhiệm thuyết minh, giải trình về mức thu học phí, lộ trình thu học phí cho từng năm, từng cấp, từng khoá học,và công khai về các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định; công khai các chính sách miễn, giảm học phí và mức thu, miễn giảm học phí trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng.

Quy định về sử dụng học phí:

– Cơ sở giáo dục công lập sử dụng học phí theo quy định Chính Phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập đồng thời có trách nhiệm tổng hợp vào báo cáo tài chính hằng năm của cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.

– Cơ sở giáo dục dân lập tưthucj được sử dụng học phí theo nguyên tắc tự bảo đảm thu, chi và chịu trách nhiệm về quản lý tài chính đối với hoạt động của mình và cũng phải có trách nhiệm tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

 

4. Chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, tiền đóng học phí

Nội dung cụ thể của chính sách này được quy định tại Chương IV Nghị định số 81/2021/NĐ-CP. Quý bạn đọc có thể tìm hiểu thông tin chi tiết trong Nghị định hoặc tham khảo bài viết dưới đây:

Quy định về miễn, giảm học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên trong cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

Nội dung bài viết gồm các mục sau:

1. Đối tượng không phải đóng học phí

2. Các đối tượng được miễn học phí

3. Các đối tượng được giảm, hỗ trợ tiền đóng học phí

4. Đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập và trường hợp không thu học phí có thời hạn.

5. Quy trình thủ tục thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập

Quý bạn đọc có thể truy cập đường link bài viết để đọc hoặc lựa chọn đọc nhanh một trong các mục trong bài viết bằng cách nhấn vào link màu xanh của từng mục.

 

5. Phương thức cấp bù tiền miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập với cơ sở giáo dục công lập

Phương thức cấp bù tiền miễn, giảm học phí:

– Ngân sách nhà nước cấp kinh phí hằng năm theo hình thức giao dự toán.

– Việc phân bổ dự toán kinh phí được thực hiện đồng thời với thời điểm phân bổ dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.

– Co sở giáo dục sẽ gửi hồ sơ rút dự toán kinh phí tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Kho bạc Nhà nước sẽ thực hiện việc chuyển tiền vào vào tài khoản thu học phí của cơ sở giáo dục theo quy định pháp luật trên cơ sở hồ sơ rút dự toán.

– Kinh phí này được cơ sở giáo dục sử dụng theo quy định.

Phương thức chi trả tiền hỗ trợ chi phí học tập đối với các đối tượng đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập:

Trách nhiệm chi trả

– Sở GD&ĐT: với các đối tượng cha mẹ học sinh (hoặc học sinh) trung học phổ thông, học viên học ở các cơ sở giáo dục thường xuyên cấp tỉnh và học sinh học tại các cơ sở giáo dục khác do Sở quản lý.

– Phòng GD&ĐT: đối với các đối tượng cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở; cha mẹ (hoặc học viên) học ở các cơ sở giáo dục thường xuyên.

– Cơ sở giáo dục: Nếu được Sở và Phòng GD&ĐT uỷ quyền.

Tiền hỗ trợ chi phí học tập được chi trả không quá 9 tháng/năm học và chi trả 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả 4 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11; lần 2 chi trả 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4. Nếu đối tượng chưa nhận tiền hỗ trợ chi phí học tập theo thời hạn quy định thì được cộng dồn trong kỳ chi trả tiếp theo.

 

6. Phương thức chi trả tiền hỗ trợ chi phí học tập, miễn, giảm học phí với các đối tượng khác

Đối với trẻ mầm non, học sinh, sinh viên ở các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế và học sinh tiểu học (ở địa bàn không đủ trường công lập) trong cơ sở giáo dục tư thục, phương thức chi trả tiền miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền dóng học phí được quy định tại Điều 22 Nghị định 81 như sau:

Phương thức chi trả tiền miễn, giảm học phí và tiền hỗ trợ chi phí học tập:

Trách nhiệm chi trả:

– Sở GD&ĐT: Chi trả cho các đối tượng là cha mẹ học sinh trung học phổ thông.

– Phòng GD&ĐT: Chi trả cho các đối tượng là cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh tiểu học và học sinh trung học cơ sở.

– Cơ sở giáo dục: Nếu được Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT uỷ quyền.

Phương thức chi trả tiền hỗ trợ đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục (tại địa bạn không đủ trường công lập):

Trách nhiệm chi trả:

– Phòng GD&ĐT chuyển kinh phí cho cơ sở giáo dục để cơ sở tự chi trả cho đúng đối tượng được hỗ trợ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!