1. Khái niệm là thế chấp tài sản ?

Bộ luật dân sự hiện hành đã quy định bảy biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, kí cược, kí quỹ, bảo lãnh và tín chấp, cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu. Khi các bên lựa chọn một trong các biện pháp này để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì giữa họ phát sinh một quan hệ pháp luật. Việc xác lập biện pháp bảo đảm giữa các chủ thể với nhau được thực hiện thông qua một giao dịch dân sự, vì thể giao dịch dân sự này được gọi là giao dịch bảo đảm và quan hệ hình thành từ giao dịch bảo đảm được gọi là quan hệ bảo đảm. >>Xem thêm :Quyền sở hữu tài sản là gì ? Thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản được quy định thế nào ?

Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể hiểu theo hai phương diện: Về mặt khách quan là sự quy định của pháp luật, cho phép các chủ thể trong giao dịch dân sự hoặc các quan hệ dân sự khác áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo đảm cho một nghĩa vụ chính được thực hiện đồng thời xác định và đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên trong các biện pháp đó. Về mặt chủ quan là việc thởa thuận giữa các bên nhằm qua đó đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra.

 

2. Thế nào là hình thành tài sản trong tương lai?

Tại khoản 2 Điều 108 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản hình thành trong tương lai như sau:

2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

a) Tài sản chưa hình thành;

b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

Theo đó, tài sản hình thành trong tương lai được hiểu là tài sản chưa tồn tại, đang được đầu tư, xây dựng vào thời điểm xem xét nhưng chắc chắn sẽ có và hình thành trong tương lai hoặc là tài sản đã hình thành nhưng mới thuộc sở hữu tại thời điểm giao kết giao dịch và chưa chuyển giao quyền sở hữu.

 

3. Quy định về thế chấp tài sản hình thành trong tương lai

Tài sản bảo đảm, ngoài tài sản hiện có, còn bao gồm cả tài sản hình thành trong tương lai. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyển khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch. Tài sản hình thành trong tương lai gồm hai loại là tài sản chưa hình thành và tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

Pháp luật quy định, bên nhận bảo đảm xác lập quyền đốì với phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai kể từ thời điểm phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm này được hình thành.

 

4. Văn bản luật về tài sản hình thành trong tương lai

– Nghị định số 165/1999/NĐ-CP lần đầu tiên từng quy định về tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai và giải thích: “Tài sản hình thành trong tương lai là động sản, bất động sản hình thành sau thời điểm ký kết giao dịch bảo đảm và sẽ thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm như hoa lợi, lợi tức, tài sản hình thành từ vốn vay, công trình đang xây dựng, các tài sản khác mà bên bảo đảm có quyền nhận”;

  • Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, thay thế Nghị định số 165/1999/NĐ-CP đã quy định: “Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời đỉểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao địch bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm”1. Như vậy, khác với quy định trước đó ỗ điểm, tài sản hình thành trong tương lai có thể bao gồm cả tài sản đã được hình thành;

Nghị định số 11/2012/NĐ-CP đưa ra giải thích: tài sản hình thành trong tương lai gồm 3 loại là tài sản được hình thành từ vốn vay; tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm; tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật. Như vậy, khác vổi các quy đỉnh trước đó ở điểm, tài sản hình thành trong tương lai được chỉ rõ bao gồm cả “tài sản được hình thành từ vốn vay”;

Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-NHNH-BXD- BTP-BTNMT có quy định: nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở “đang trong quá trình đầu tư xây dựng” hoặc “đã hoàn thành việc xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” (sổ đỏ)1. Cụm từ “nhà ồ hình thành trong tương lai” đã được xuất hiện lần đầu tiên từ năm 2010 nhưng không được giải thích;

Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 giải thích: “Nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai là nhà, công trình xây dựng đang trong quá trình xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng”(tức nhà, công trình xây dựng có thể đã hình thành, nhưng chưa hoàn thiện hoặc chưa được nghiệm thu tại thời điểm ký hợp đồng bảo đảm). Như vây, công trình xây dựng nếu “đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng”, dù chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, thì cũng không còn là tài sản hình thành trong tương lai; 

Luật Nhà ở năm 2014 giải thích: “Nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng” (tức nhà ở có thể đã hình thành, nhưng chưa hoàn thiện hoặc chưa được nghiệm thu tại thời điểm ký hợp đồng bảo đảm). Như vậy, quy định về nhà ở hình thành trong tương lai cũng giống với quy định về công trình xây dựng khác hình thành trong tương lai;

 

5. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm hai loại

Quy định của BLDS 2015 như sau:

Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm hai loại bao gồm: tài sản chưa hình thành & tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

Do vậy, khái niệm tài sản nói chung hình thành trong tương lai khác với nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai ở chỗ, tài sản nói chung thì có thể chưa bắt đầu hình thành, còn nhà ở, công trình xây dựng thì phải đang trong quá trình xây dựng. Các tài sản nói chung hình thành trong tương lai phải là chưa xác lập quyền sở hữu, còn nhà ở, công trình hình thành trong tương lai thì có thể đã xác lập quyền sở hữu (như người mua đã thanh toán đủ tiền cho bên bán hoặc đã nhận bàn giao đưa công trình vào sử dụng).

Việc nhà ở và công trình xây dựng “đã hình thành”, đồng thời “đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng” và “chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch” (chưa có Giấy chứng nhận quyền sở hữu), thì lại được xác định hoàn toàn khác nhau: Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 và Luật Nhà ở năm 2014 thì xác định đó không phải là tài sản hình thành trong tương lai, trong khi Bộ luật Dân sự năm 2015 thì lại xác định đó là tài sản hình thành trong tương lai.

Bao quát chung tài sản hình thành trong tương lai gồm hai loại sau: tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm; tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mối được đăng ký theo quy định của pháp luật. Và nếu tài sản hình thành trong tương lai từ nguồn vốn vay, thì còn được gọi là tài sản hình thành từ vốn vay.

Do việc lo ngại nguy cơ xảy ra vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, nên các bên phải đưa ra những điều khoản ngăn ngừa và khắc phục khi xảy ra vi phạm. Giao dịch bảo đảm chỉ có ý nghĩa và cần thiết khi vi phạm đã thật sự xảy ra. Khi đó thì bao nhiêu cam kết, ràng buộc cũng trỏ nên vô nghĩa, nếu các bên không thiện chí hoặc dù có thiện chí nhưng lại không có khả năng khắc phục. Vì vậy, mới cần đến biện pháp bảo đảm bằng tài sản và đòi hỏi phải có tài sản hiện hữu thật sự. Chỉ có tài sản hiện hữu mới có thể bảo đảm chắc chắn, kịp thời cho nghĩa vụ tài sản.

Một ví dụ trên thực tế tại Hà Nội 

Trên thực tế, nhiều ngân hàng đã nhận thê chấp bằng hàng hóa nhập khẩu chưa về Việt Nam theo hợp đồng và thư tín dụng (L/C) một cách tương đối phổ biến trước khi pháp luật có quy định về việc bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai. Ví dụ, ngày 06/10/1995 và 29/12/1995, Ngân hàng thương mại cổ phần H – Chi nhánh Hà Nội đã mỏ L/C nhập khẩu thép lá trả chậm cho Công ty dịch vụ thương mại T, với tổng trị giá 4.797.119,67 USD. Tài sản thế chấp bảo đảm là lô hàng nhập khẩu trả chậm theo L/C, nhưng không coi là tài sản hình thành trong tương lai. Trong thời gian chưa tiếp quản được hàng hóa nhập khẩu, thì thực chất chưa trỏ thành tài sản bảo đảm, mà chỉ là nguồn tài sản để chuyển thành tài sản bảo đảm theo cam kết.

Việc thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, nhất là quyền đòi nợ hình thành trong tương lai, là một rủi ro rất lớn đối với bên nhận thế chấp, vì gần như chưa hề có sự bảo đảm, trước hết là về tài chính. Nếu nghĩa vụ thanh toán phát sinh ngay sau khi ký hợp đồng thê chấp tài sản hình thành trong tương lai, thì sẽ chẳng lấy đâu ra tài sản để xử lý, phát mại nhằm hoàn thành nghĩa vụ dân sự. Giao dịch bảo đảm này chỉ thực sự có ý nghĩa sau khi tài sản đã hình thành xong, thâm chí còn phải có đầy đủ giấy tờ công nhận quyền sở hữu.

Do đó tương tự như việc ứng trước tiền để mua một thứ hàng hóa hay hưỏng một thứ dịch vụ nào đó, vì nghĩa vụ giao hàng, nghĩa vụ thực hiện dịch vụ sẽ phát sinh trong tương lai, khi đã có hàng hoá, dịch vụ. Nhưng thế chấp một thứ chưa có, chưa hình thành là phi lý, vì nghĩa vụ bảo đảm bằng tài sản phát sinh ngay sau khi thế chấp. Nghĩa vụ phát sinh đồng nghĩa với việc không được phép trì hoãn. Có nghĩa là, bên nhận bảo đảm có quyền được xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ ngay tại thời điểm đó. Chủ sở hữu và người quản lý tài sản bảo đảm đó có nghĩa vụ thực hiện vô điều kiện yêu cầu xử lý tài sản thế chấp để bảo đảm quyền lợi của bên nhận thế chấp. Nhưng nếu vẫn chưa thấy “tăm hơi” tài sản đâu, thì lại đồng nghĩa vổi việc bên thế chấp và các bên liên quan đương nhiên được quyền “miễn trách”, được phép kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tài sản đã được hình thành xong. Thời hạn này có thể là nhiều năm. Thậm chí, nếu rơi vào tình trạng chủ sở hữu và các bên liên quan phải đầu tư sức lực và vật lực cho việc hoàn thiện xong tài sản chỉ vì lợi ích của bên nhận thế chấp, thì thời hạn này có thể sẽ là vô hạn.

Quy định tại Điều 295 về “Tài sản bảo đảm” của Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng mâu thuẫn. Đó là tài sản bảo đảm “phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm”, chì loại trừ “trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu”, chứ không trừ trường hợp tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai, trong khi chưa thể xác định được quyền sở hữu tài sản bảo đảm. Hay quy định tài sản bảo đảm “phải xác định được”, trong khi tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai có khi chưa hề bắt đầu hình thành thì việc “xác định” là rất mơ hồ. Rồi “giá trị của tài sản bảo đảm có thể lốn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm”, trong khi tài sản chưa hình thành thì giá trị có thể bằng không. Quan điểm cho rằng có thể hiểu quyền sở hữu tài sản tại thời điểm xử lý tài sản bảo đảm vì Bộ luật Dân sự không quy định rõ tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của bên bảo đảm tại thời điểm phát sinh giao dịch bảo đảm hay thời điểm xử lý tài sản bảo đảm là không thuyết phục.

Việc mà hai Bộ luật Dân sự năm 2005 và 2015 cho phép thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, cũng như Luật Nhà ở năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác cho phép thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, là điều nguy hiểm cả về mặt pháp lý và thực tế. Do việc chưa hiện hữu trên thực tế của loại tài sản hình thành trong tương lai, vì vậy, chỉ nên coi việc thế chấp tương đương với một nguồn thu mà các bên có thể cam kết dành cho việc thực hiện nghĩa vụ hoặc là một nguồn tài sản mà các bên có thể cam kết sẽ đưa vào thê chấp sau này. Chỉ đến khi tài sản đã hình thành xong và có thể lập tức giao dịch mua bán, trao đổi, phát mại, chuyển đổi thành tiền, thì mới nên xác định chính thức là tài sản bảo đảm. Chẳng hạn, ngân hàng mỗ L/C để nhập khẩu hàng hoá, thì không nên coi hàng hóa còn ở nước khác, thậm chí hàng hóa chưa hề được sản xuất, là tài sản thế chấp, mà chỉ nên coi đấy là một nguồn tài sản khả thi có thể dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ sau này. Chỉ nên coi là tài sản thê chấp khi nhà nhập khẩu thực tế đã nắm được hàng hóa trong tay và ngân hàng đã có thể chi phối, quản lý được hàng hóa thế chấp đó.

Bên canh đó cơ chế bắt buộc đăng ký giao dịch thế chấp và ưu tiên thanh toán theo thứ tự đăng ký thế chấp (không có ngoại lệ) cũng đã góp phần vô hiệu hóa việc thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, trong các trường hợp chưa đăng ký được giao dịch thế chấp ngay sau khi phát sinh việc thế chấp. Theo quy định của pháp luật, sau khi tài sản hình thành xong, không phải ký lại hợp đồng thế chấp và đăng ký lại thế chấp. Tuy nhiên, trên thực tế, trong nhiều trường hợp, chỉ sau khi ký lại hợp đồng thế chấp và đăng ký lại giao dịch thê chấp, thì mối hợp pháp hóa giao dịch bảo đảm đối với tài sản hình thành trong tương lai.

Do các biện pháp bảo đảm là những quan hệ dân sự, nên nhìn chung, ý chí của các bên quyết định hiệu lực của giao dịch bảo đảm. Riêng với biện pháp thế chấp bất động sản, trong đó có thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, thì thủ tục pháp lý lại đóng vai trò “sống còn” đối vói hiệu lực của giao dịch bảo đảm. Dù là giao dịch hợp pháp, do các bên hoàn toàn tự nguyện thực hiện, nhưng chỉ cần mắc một chút về thủ tục pháp lý, thì rất có thể giao dịch đó bị vô hiệu và đưa đến những hậu quả nghiêm trọng.

Vụ việc Công ty cổ phần thương mại tổng hợp quốc tế D thế chấp 47 căn biệt thự hình thành trong tương lai, với trị giá 97,6 tỷ đồng, thuộc Dự án khu biệt thự kinh doanh tại xã A.K, huyện H để vay 66,5 tỷ đồng tại Ngân hàng thương mại cổ phần G vào năm 2007 là một tình huống điển hình. Việc thế chấp tài sản này là giao dịch hoàn toàn hợp pháp trên cơ sở nhiều điều khoản quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và văn bản dưới luật.
Tuy nhiên, khi áp dụng những quy định rất rõ ràng của Bộ luật Dân sự năm 2005 vào việc thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, thì dường như lại là một “nhiệm vụ bất khả thi”. Bỏi vì, Luật Nhà ỗ năm 2005 khi đó lại có một loạt quy định khi thế chấp nhà ở là: phải có “Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ồ”, bên thế chấp phải là “chủ sở hữu nhà ở”, văn bản thế chấp nhà ở phải có “chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực”, “bên nhận thế chấp được giữ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở trong thời gian nhận thế chấp”. Và Luật Công chứng năm 2006 quy định, lòi chứng của công chứng viên phải ghi rõ “đối tượng của hợp đồng, giao dịch là có thật”; hồ sơ công chứng bất động sản phải có bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản1. Với các quy định của luật như vậy, nên việc công chứng đã gặp vưống mắc không thực hiện được trên thực tế. Và hợp đồng thế chấp đã không công chứng được thì cũng không thực hiện được việc đăng ký thế chấp.

Tóm lại, việc nhận thế chấp của ngân hàng trong các trường hợp như trên vẫn là hợp pháp nhưng kết cục thì lại không được bảo đảm về mặt pháp lý. Lỗi này không thuộc về các bên trong giao dịch thế chấp. Nhưng khi xảy ra nguy cơ không thu hồi được vốh vay, thì cán bộ ngân hàng sẽ phải gánh đủ trách nhiệm và hậu quả. Trong vụ việc trên, một phó tổng giám đốc, một trưỏng phòng và một cán bộ tín dụng của ngân hàng này đã bị khỏi tố, tạm giam về hành vi cố ý làm trái, sau nhiều tháng mới được minh oan.

Hiện nay, tuy đều được coi là tài sản hình thành trong tương lai, nhưng nhà ở đang xây dựng thì được thế chấp, mua bán (thậm chí chỉ mới xây xong móng, chứ chưa xây đến phần nhà được thế chấp), còn khi đã xây xong và bàn giao đưa vào sử dụng, nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, thì lại không được phép thế chấp, mua bán. Vì vậy, trên thực tế còn rất nhiều nhà ở đã xây hợp pháp từ nhiều năm, nhất là ỏ khu vực nông thôn nhưng chưa có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (và không biết đến bao giờ mới có, vì chưa có quy định nào giải quyết việc này), vẫn bị coi là nhà ở hình thành trong tương lai và không được phép mua bán, thê chấp.

Nhận thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai là đúng luật, nhưng không giải quyết được bản chất của giao dịch bảo đảm, vì như vậy thì có thể bảo đảm (nếu có thể quy đổi ngay thành tiền) nhưng cũng rất có thể không hề có bảo đảm (nếu chưa thể quy đổi ngay thành tiền, thậm chí tài sản không bao giờ được hình thành xong). Do vậy, việc thế chấp tài sản hình thành trong tương lai chỉ có ý nghĩa đối với tài sản hoặc phần tài sản đã hình thành xong, nhưng chưa có giấy tồ sở hữu hoặc đang trên đường vận chuyển, còn sẽ trỏ nên vô nghĩa đối với các trường hợp tài sản chưa được hình thành. Chưa có tài sản hiện hữu thì việc bảo đảm không còn ý nghĩa thực tiễn, còn tương lai thì có thể có và có thể không có tài sản bảo đảm.

Chỉ nên ghi nhận cam kết hứa hẹn thế chấp tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản hình thành đến đâu thì mới có giá trị bảo đảm và được thế chấp đến đó.Ngoài ra, trong trường hợp cần phải xử lý tài sản thế chấp là tài sản hình thành trong tương lai thì rất khó xử lý, vì tài sản chưa hình thành xong, chưa có đủ giấy tờ sở hữu hoặc giấy tờ pháp lý cần thiết để tiến hành phát mại.

Luật LVN Group (tổng hợp)