Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật dân sự năm 2015

Luật Thương mại số 36/2005/QH11 của Quốc hội

2. Luật sư tư vấn:

Công ty mình có ký hợp đồng mua thiết bị với công ty A, và đã nhận cọc là 30triệu. Giờ công ty A muốn thay đổi thiết bị nhưng bên công ty mình không đáp ứng được nhu cầu nên 2 bên thỏa thuận đồng ý hủy hợp đồng và mình sẽ chuyển khoản phần tiền cọc lại cho công ty A. Mình biết là phải cần có Biên bản hủy HĐ (đã soạn xong), và ủy nhiệm chi. Nhưng phần ủy nhiệm chi mình không biết cách làm và nội dung như thế nào ? do công ty mình soạn hay sẽ ra ngân hàng để họ làm cho mình. Vui lòng tư vấn giúp mình nhé. Cám ơn Ls nhiều lắm.

 Căn cứ hủy hợp đồng theo quy định tại điều 423 BLDS 2015:

1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:

a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;

b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;

c) Trường hợp khác do luật quy định.

2. Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

3. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Trường hợp của công ty bạn do không đáp ứng được nhu cầu công việc nên công ty A cso thể hủy hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo điều 425 BLDS 2015.

Căn cứ Điều 427 BLDS 2015 để xác định trách nhiệm của các bên sau khi hủy bỏ hợp đồng: 

“1. Sau khi hủy bỏ hợp đồng thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. 

2. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản…” 

Như vậy BLDS không nói đến vấn đề ủy nhiệm chi. Trường hợp hai bên có thỏa thuận về ủy nhiệm chi thì được thực hiện như sau:

Ủy nhiệm chi: là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập lệnh thanh toán theo mẫu do Ngân hàng quy định, gửi cho ngân hàng nơi mình mở tài khoản yêu cầu trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.

Ủy nhiệm chi phải do Khách hàng lập, ký và chỉ căn cứ vào lệnh đó để trích tiền từ tài khoản khách hàng chuyển trả cho đơn vị thụ hưởng. Ủy nhiệm chi không có nghĩa là ủy nhiệm cho ngân hàng chi hộ, ủy nhiệm chi phải do khách hàng lập, ký và Ngân hàng chỉ căn cứ vào lệnh đó để trích tiền từ tài khoản khách hàng chuyển trả cho đơn vị thụ hưởng. 

Việc Ngân hàng tự động trích tài khoản của khách hàng là không được phép trừ trường hợp đã có thỏa thuận trước bằng văn bản.

Đối với mẫu ủy nhiệm chi bạn có thể đến Ngân hàng nơi lập tài khoản để được cung cấp.

Tôi muốn nhờ Luật sư của LVN Group làm hợp đồng hợp tác. Mức phí? ( Hợp đồng hợp tác trồng cây ăn quả giữa một bên có đất một bên đầu tư cây giống, phân bón…)

 Đối với câu hỏi của bạn, vui lòng gọi điện đến số tổng đài tư vấn của Công ty Luật LVN Group: 1900.0191để được tư vấn cụ thể và cung cấp phí dịch vụ

 Hiện tại, Công ty tôi đang làm đại lý cho 1 công ty Chứng khoán, thời hạn hợp đồng đến 25/3/2016 là hết hạn, trong hợp đồng viết: “khi hết hạn hợp đồng thì làm văn bản thông báo để ký tiếp” nhưng toi không biết làm văn bản như thế nào. Vậy, rất mong nhận được tư vấn của công ty về mẫu của loại văn bản này để tôi làm Văn bản thông báo Hợp đồng hết thời hạn và để ký tiếp. Xin chân thành cám ơn. 

Hiện tại pháp luật không quy định đối với mẫu văn bản thông báo ký tiếp của hợp đồng đại lý, trường hợp này nội dung thông báo sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên của hợp đồng.

Kính chào Luật sư của LVN Group! Cơ quan tôi muốn ràng buộc người đi học bằng thỏa thuận, cam kết hay hợp đồng dân sự nhưng để có hiệu lực cần phải có công chứng, như vậy đúng không? Hay chỉ cần cá nhân làm cam kết rồi ký là đủ điều kiện?

 Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Về hiệu lực của hợp đồng, căn cứ vào điều 401 BLDS năm 2015

“1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.”

Khi giao kết hợp đồng dân sự thông thường mà các bên không có thỏa thuận về hiệu lực thì hợp đồng sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. Đối với những hợp đồng bắt buộc phải công chứng như: những hợp đồng liên quan đến bất động sản; hoặc hợp đồng dân sự mà các bên thỏa thuận hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng thì hợp đồng sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng.

Như vậy, đối với hợp đồng của cơ quan bạn nếu có thỏa thuận công chứng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì mới bắt buộc công chứng; còn nếu không thỏa thuận phải công chứng thì hợp đồng có hiệu lực kể từ thời mà các bên thỏa thuận hoặc thời điểm giao kết hợp đồng

Thưa quý công ty, đơn vị tôi hàng quý có phát hành 1 bản tin chuyên trang về lĩnh vực hoạt động nông nghiệp. Thời gian tới, chúng tôi ký kết hợp đồng với 1 công ty phân bón để đơn vị này định kỳ hỗ trợ cho một phần kinh phí của bản tin theo hàng quý. Ngươc lại, đơn vị chúng tôi có trách nhiệm đưa một số hình ảnh và tin bài có liên quan tới sản phẩm của Công ty (do công ty cung cấp) trên bản tin của chúng tôi. Chúng tôi dự định ký HĐ này trong 02 năm và dự kiến số tiền ban đầu công ty hỗ trợ là 5 triệu/quý và có thể tăng hơn theo chủ ý của công ty. Vậy đối với hợp đồng này cần soạn thảo những nội dung gì?

Hai bên sẽ ký hợp đồng dịch vụ quảng cáo, căn cứ Luật Thương mại: “Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”

Nội dung hợp đồng:

– Thông tin của hai bên hợp đồng

– Nội dung công việc

– Phương thức, phương tiện quảng cáo

– Phí dịch vụ và phương thức thanh toán

– Quyền và nghĩa vụ của các bên

– Phương thức giải quyết tranh chấp

– Thời hạn hợp đồng

Do cần vốn làm ăn nên 10/5/2013, A đã vay ngân hàng B số tiền là 100 triệu đồng với thời hạn 1 năm. Để đảm bảo cho khoản vay này, C đã tự nguyện đứng ra bảo lãnh khả năng trả nợ cho A đối với ngân hàng B. Tuy nhiên, ngân hàng B yêu cầu C phải có tài sản bảo đảm. Theo đó, C đã thế chấp căn hộ chung cư 1 tỷ đồng cho ngân hàng B.Tuy nhiên, căn nhà này đã được C thế chấp để vay tại ngân hàng D số tiền 300 triệu. Khi thế chấp, C đã tự thông báo cho ngân hàng B. Sau khi hết hạn hợp đồng, A đã không thanh toán cho ngân hàng B đủ số tiền đã vay, nên ngân hàng B đã làm thủ tục để bán đấu giá căn hộ chung cư của C( lúc này, C đã thanh thoán toàn bộ số tiền nợ với ngân hành D và đã xóa thế chấp ngôi nhà tại ngân hàng D). 1. Có bao nhiêu giao dịch nói đến trong tình huống trên? 2. A có bắt buộc phải ký vào hợp đồng bảo lãnh không? Tại sao? 3. Việc ngân hành B bán đấu giá căn hộ chưng cư của C là đúng hay sai?

Thứ nhất: Các giao dịch trong tình huống trên:

– Hợp đồng vay tài sản giữa A và Ngân hàng B: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

– Hợp đồng thế chấp giữa C và Ngân Hàng D và Ngân hàng C: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)”.

Thứ hai: Đối với việc bảo lãnh, BLDS 2015 quy định về bảo lãnh như sau: ” Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”

Căn cứ vào điều 574 BLDS 2015 thì hành vi của C là thực hiện công việc không có ủy quyền: “Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối”.

Có thể A không biết hoặc cũng có thể biết việc C đứng ra trả nợ, nhưng yêu cầu đối với hợp đồng bảo lãnh là phải đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện/thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trong tình huống này, dù chưa đến hạn A phải thực hiện nghĩa vụ; nhưng C đã chủ động đứng ra để trả nợ thay A trước Ngân hàng B. Vì thế việc làm của C không phải là bảo lãnh; và A không bắt buộc phải ký hợp đồng bảo lãnh.

 Nghĩa vụ của người có công việc được thực hiện (A):

– Phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc

– Thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình.

Thứ ba: C đã sử dụng căn hộ của mình để thế chấp cho cả hai Ngân hàng, vì vậy cần xem xét tài sản là C đem ra để bảo đảm có đủ điều kiện của một tài sản dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ không; căn cứ điều 296 BLDS 2015:

1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.

3. Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.

Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.

Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Có nghĩa là khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group