Tôi cũng phải nghỉ việc 5 ngày vừa khám vừa nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe. Tổng chi phí bao gồm cả ngày công tôi nghỉ làm ở nhà là khoản 10 triệu đồng, gia đình hàng xóm có sang động viên thăm hỏi nhưng khi nhắc đến vấn đề bồi thường thì họ từ chối với lý do đây là việc không may xảy ra chứ không phải lỗi của họ. Vậy tôi xin hỏi, trong trường hợp này, trách nhiệm của người chủ chó với tôi là như thế nào theo quy định của pháp luật? 

Cảm ơn Luật sư của LVN Group!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật dân sự 2015;

Nghị định 90/2017/NĐ-CP;

Luật sư tư vấn:

1. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

Về vấn đề của bạn, Điều 603 Bộ luật dân sự 2015 có quy định :

Điều 603 – Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra 

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Vậy trong trường hợp này, người chủ sở hữu gia súc phải có trách nhiệm với anh bởi theo tập quán có thể thả rông chó nhưng do đặc thù giống loài này, chủ sở hữu có trách nhiệm phải đeo rọ mõm hoặc các trang bị bảo hộ cho chó tại nơi công cộng … tuy vậy, họ không thực hiện công việc này dẫn đến việc bạn bị chó của họ tấn công gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì theo quy định trên, người này phải có trách nhiệm bồi thường cho bạn.

2. Các khoản được bồi thường khi bị chó cắn

Mức bồi thường được quy định như sau :

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

3. Chó cắn người khác thì chủ sở có bị xử phạt không?

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 04/2020/NĐ-CP:

Điều 7. Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.

2.  Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây.

a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;

b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện cách ly, chăm sóc, chữa bệnh cho động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, trừ trường hợp cấm chữa bệnh hoặc phải giết mổ, tiêu hủy bắt buộc.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện việc giám sát dịch bệnh động vật tại cơ sở theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

b) Không theo dõi, ghi chép quá trình phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật.

5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận tiêm phòng cho động vật.

6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành việc lấy mẫu giám sát định kỳ đối với một số bệnh truyền lây giữa động vật và người; gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa theo quy định.

7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Giết mổ, mua bán động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch;

b) Chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, ấp nở trứng gia cầm hoặc kinh doanh gia súc, gia cầm tại địa điểm không theo quy hoạch hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu Giấy chứng nhận tiêm phòng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải lấy mẫu, xét nghiệm bệnh động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này.

Như vậy, khi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng thì có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu. 

Nếu để chó cắn người khác thì có thể phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

4. Xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn

Theo Luật thú y 2015:

Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:

– Cách ly ngay động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh;

– Không giết mổ, mua bán, vứt động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh ra môi trường;

– Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

– Cung cấp thông tin chính xác về dịch bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;

– Chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nhân viên thú y cấp xã có trách nhiệm sau đây:

– Hướng dẫn chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này;

– Phòng bệnh, chống dịch bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh động vật, lấy mẫu bệnh phẩm theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

– Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình dịch bệnh động vật.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:

– Tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn;

– Chỉ đạo nhân viên thú y cấp xã, tổ chức, cá nhân có liên quan kiểm tra, giám sát chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện cách ly động vật mắc bệnh, thống kê số lượng động vật mắc bệnh, động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật; phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện lấy mẫu bệnh phẩm;

– Tổ chức phòng bệnh bằng vắc-xin, chống dịch bệnh, chữa bệnh động vật theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

– Quyết định, và chỉ đạo tiêu hủy động vật trong ổ dịch bệnh động vật; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật;

– Tổ chức việc kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào ổ dịch bệnh động vật.

Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:

– Bố trí kinh phí xử lý ổ dịch bệnh động vật;

– Yêu cầu cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện, chỉ đạo các phòng, ban, ngành có liên quan xác định ổ dịch bệnh động vật, thông báo trên phương tiện truyền thông của địa phương và hướng dẫn thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật;

– Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ thuộc UBND xã.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp dưới và các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện xử lý ổ dịch bệnh động vật, bố trí kinh phí, hỗ trợ chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có động vật bị tiêu hủy.

5. Kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật

Kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật được sử dụng cho các hoạt động sau đây: Phòng, chống dịch bệnh động vật; Khắc phục hậu quả dịch bệnh động vật; Phục hồi môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật được hình thành từ các nguồn sau đây: Ngân sách nhà nước; Kinh phí của chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; Đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước, tổ chức quốc tế và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group