Kính thưa Luật sư của LVN Group LVN Group tôi là một chủ doanh nghiệp là nha đầu tư kinh doanh thuộc đối tượng điều chỉnh của luật đầu tư và hiện tại doanh nghiệp tôi đang có kinh doanh rất nhiều ngành nghề tuy nhiên theo tôi được biết hiện nay luật đầu tư 2020 mới có hiệu lực năm 2021 có những điểm mới về hình thức đầu tư tại Việt Nam nên tôi muốn nắm rõ hơn quy định này theo quy định luật Đầu tư 2020 như thế nào mong quý công ty giải đáp thắc mắc, xin trân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

1. Quy định về các hình thức đầu tư tại Việt Nam như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điều 21 Luật Đầu tư năm 2020 quy định về các hình thức đầu tư tại Việt Nam, bao gồm:

• Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

• Đầu tư góp vốn, mua cổ phãn, mua phần vốn góp

• Thực hiện dự án đầu tư

• Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

• Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính Phủ

các điểm mới bị ảnh hưởng bởi hình thức đầu tư tại việt nam như:

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.

3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

4. Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.

5. Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây:

a) Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

b) Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

c) Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;

d) Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);

đ) Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;

e) Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).

6. Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau đây:

a) Giấy phép;

b) Giấy chứng nhận;

c) Chứng chỉ;

d) Văn bản xác nhận, chấp thuận;

đ) Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

nghĩa Việt Nam là thành viên.

Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:

a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;

b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

g) Kinh doanh pháo nổ;

h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, hình thức hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư theo quy định của luật củ không còn được quy định trong Luật Đầu tư năm 2020. Theo đó hình thức này, hiện nay, thuộc đối tượng điều chỉnh bởi Luật Đầu tư công năm 2019.

2. Điều kiện thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điều 22 Luật Đầu tư năm 2020 có những điểm mới sau đây về điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam:

a. Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 22 Luật đầu tư 2020 bô sung điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài.

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

1. Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:

a) Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;

b) Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;

c) Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Theo đó Luật Đầu tư năm 2020 bổ sung yêu cầu đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đâù tư nước ngoài.

Điều kiện bổ sung này là một trong những thách thức với các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện việc đầu tư nói chung và đầu tư thông qua hình thức thành lập tổ chức kinh tế nói riêng kể từ ngày 01/01/2020 khi quy định pháp luật có hiệu lực.

3. Quy định về khuyến khích việc thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo như thế nào theo quy định?

Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020 quy định về Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế quy định như sau:

1. Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:

c) Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trong hai trường hợp ngoại lệ này, nhà đầu tư nước ngoài không cần phải có dự án đầu tư hoặc thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Điều kiện tiếp theo để nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam là: phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

4. Địa vị pháp lý của tổ chức kinh tế được thành lập mới quy định như thế nào ?

Căn cứ theo quy Khoản 2 Điều 22 Luật Đâu tư 2020 quy định về Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế như sau:

Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

2. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Luật Đầu tư năm 2020 quy định: kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tổ chức kinh tế được thành lập mới trở thành nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tư cách nhà đầu tư đối với dự án được ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập.

5. Các lưu ý khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định mới?

Các tổ chức kinh tế nên cập nhật liên tục các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư thành lập tổ chức kinh tế để kịp thời nắm bắt được phạm vi những ngành, nghề được tiếp cận thị trường tại Việt Nam; những điều kiện mà nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng khi lựa chọn đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế.Mọi hoạt động liên quan đến dự án đầu tư bao gồm pháp lý, tài chính giữa nhà đầu tư và tổ chức kinh tế mới được thành lập để tránh những thiệt hại trong quá trình hoạt động về sau. Thời điểm xác lập các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định đối với dự án đầu tư của tổ chức kinh tế mới được thành lập là thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương.Thời điểm cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thời điểm cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có thể là hai thời điểm không giống nhau. Do đó, tổ chức kinh tế mới được thành cần xác định rõ ràng về thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp để tiến hành các hoạt động triển khai dự án đầu tư thực tế

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật Đầu tư 2020 ,ngân hàng, hoạt động công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính – Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến. Đội ngũ Luật sư của LVN Group luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.

Trân trọng./