1. Phí trọng tài là gì?

Điều 34 Luật trọng tài Thương mại năm 2010 quy định “Phí trọng tài là khoản thu từ việc cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài”. Phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định (Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn định). Pháp luật quy định Bên thua kiện phải chịu phí trọng tài, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài có sự phân bổ khác.

Phí trọng tài trên thực tế được xác định gồm các khoản sau:

– Thù lao Trọng tài viên, chi phí đi lại và các chi phí khác cho Trọng tài viên;

– Phí tham vấn chuyên gia và các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng trọng tài;

– Phí hành chính;

– Phí chỉ định Trọng tài viên vụ việc của Trung tâm trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp;

– Phí sử dụng các dịch vụ tiện ích khác được cung cấp bởi Trung tâm trọng tài.

2. Chi phí trọng tài so với tòa án

Chi phí của trọng tài tốn kém hơn chi phí tòa án. Đặc biệt là đối với trọng tài quốc tế chi phí trọng tài khá tốn kém do tranh chấp thường có giá trị lớn và địa điểm xét xử thường ở nước ngoài đối với ít nhất một bên, ngôn ngữ được sử dụng trong tố tụng trọng tài quốc tế thường phải là ngôn ngữ quốc tế. Ngoài ra chi phí đối với các Luật sư của LVN Group cũng thường khá cao bởi tranh chấp hay liên quan tới áp dụng pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế đòi hỏi phải mời Luật sư của LVN Group đến từ nhiều nước khác nhau và có trình độ pháp lýở mức rất chuyên sâu.

Tuy nhiên vẫn rất nhiều tranh chấp mang ra giải quyết bằng trọng tài bởi một số ưu điểm mà trọng tài mang lại: 

– Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng, các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, không trải qua nhiều cấp xét xử.
– Các bên có quyền lựa chọn trung tâm trọng tài, trọng tài viên theo ý chí của mình, không giới hạn về lãnh thổ.
– Nguyên tắc xét xử không công khai,thông tin về tranh chấp của các kên được giữ kín, phần nào giúp các bên giữ được uy tín.
– Trọng tài thương mại được thành lập theo ý chí các bên, xét xử phục vụ mục dích của các bên không nhân danh quyền lực nhà nước.

Về nguyên tắc chung, đối với trọng tài thiết chế, ngay khi gửi đơn kiện tới tổ chức trọng tài, nguyên đơn sẽ phải nộp đầy đủ một khoản phí ứng trước cho tổ chức trọng tài. Mức phí ứng trước này thường bao gồm thù lao cho trọng tài viên,các khoản chi phí khác cho trọng tài viên như đi lại, ở v.v. và chi phí hành chính của tổ chức trọng tài. Khoản phí ứng trước này được xác định dựa vào giá trị của tranh chấp và biểu phí của tổ chức trọng tài. Mỗi tổ chức trọng tài có một biểu phí trọng tài riêng của mình tùy theo uy tín của tổ chức trọng tài đó. Trường hợp đơn khởi kiện và đơn kiện lại nêu trị giá tranh chấp thì việc xác định phí ứng trước khá đơn giản bởi chỉ cần dựa vào biểu phí trọng tài của tổ chức trọng tài. Nếu đơn khởi kiện và đơn kiện lại không nêu trị giá tranh chấp thì tổ chức trọng tài sẽ quyết định khoản phí ứng trước dựa vào tính chất, quy mô của vụ tranh chấp, thời gian dự kiến giải quyết tranh chấp, số lượng trọng tài viên trong hội đồng trọng tài. Đối với trọng tài vụ việc, khoản phí ứng trước do hội đồng trọng tài quyết định và phân bổ tỉ lệ đóng góp cho các bên. Trường hợp bị đơn không nộp phí ứng trước thì nguyên đơn sẽ phải nộp toàn bộ khoản phí này nếu muốn tố tụng trọng tài được tiếp tục.

3. Bảng phí về trung tâm trọng tài.

– Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên:

Trị giá vụ tranh chấp

Phí trọng tài (đã bao gồm VAT)

100.000.000 trở xuống

16,500,000

100.000.001 đến 1.000.000.000

16.500.000 + 7,7% số tiền vượt quá 100.000.000

1.000.000.001 đến 5.000.000.000

85,800,000 + 4.4% số tiền vượt quá 1,000,000,000

5.000.000.001 đến 10.000.000.000

 261,800,000 + 2.75% số tiền vượt quá 5,000,000,000

10.000.000.001 đến 50.000.000.000

 399,300,000 + 1.65% số tiền vượt quá 10,000,000,000

50.000.000.001 đến 100.000.000.000

 1,059,300,000 + 1.1% số tiền vượt quá 50,000,000,000

100.000.000.001 đến 500.000.000.000

 1,609,300,000 + 0.50% số tiền vượt quá 100,000,000,000

500.000.000.001 trở lên

3,609,300,000 + 0.30% số tiền vượt quá 500,000,000,000 

 

 

+ Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài viên duy nhất, mức phí trọng tài bằng 70% của phí trọng tài nêu tại Mục 1.1 đối với cùng trị giá vụ tranh chấp.

+ Trị giá vụ tranh chấp bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá chuyển khoản của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK) tại thời điểm nộp Đơn khởi kiện, Đơn kiện lại.

– Trường hợp Đơn khởi kiện, Đơn kiện lại không nêu trị giá vụ tranh chấp thì Chủ tịch VIAC quyết định số phí trọng tài căn cứ vào tính chất của vụ tranh chấp, thời gian giải quyết vụ tranh chấp và số lượng Trọng tài viên.

– Trường hợp Đơn khởi kiện, Đơn kiện lại vừa có yêu cầu nêu trị giá vừa có yêu cầu khác không nêu trị giá thì phí trọng tài đối với các yêu cầu nêu trị giá được tính theo Mục 1, phí trọng tài đối với yêu cầu không nêu trị giá được tính theo Mục 2 nêu trên.

– Phí trọng tài nêu tại Mục 1, 2 và 3 trên đây không bao gồm chi phí đi lại, ở và các chi phí có liên quan khác của các Trọng tài viên và thư ký phiên họp giải quyết vụ tranh chấp; chi phí giám định, định giá tài sản, chi phí tham vấn ý kiến chuyên gia và chi phí cho các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng Trọng tài.

–  Các quy định tại Mục 1, 2, 3,và 4 nêu trên cũng áp dụng đối với việc sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện có điều chỉnh tăng về trị giá của vụ tranh chấp; việc sửa đổi, bổ sung Đơn kiện lại có điều chỉnh tăng về trị giá của vụ kiện lại. Trường hợp có điều chỉnh giảm về trị giá của vụ tranh chấp hoặc điều chỉnh giảm trị giá của vụ kiện lại thì phí trọng tài không điều chỉnh giảm.

4. Ai sẽ chịu án phí trọng tài?

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của pháp luật.
Khoản 3 Điều 34 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định như sau:
Bên thua kiện phải chịu phí trọng tài, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài có sự phân bổ khác.
=> Như vậy, theo quy định này thì nếu các bên không có thỏa thuận, bên thua kiện phải chịu chi phí trọng tài.
Bên cạnh đó, tại Điều này cũng có quy định phí trọng tài bao gồm:
– Thù lao Trọng tài viên, chi phí đi lại và các chi phí khác cho Trọng tài viên;
– Phí tham vấn chuyên gia và các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng trọng tài;
– Phí hành chính;
– Phí chỉ định Trọng tài viên vụ việc của Trung tâm trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp;
– Phí sử dụng các dịch vụ tiện ích khác được cung cấp bởi Trung tâm trọng tài.
Lưu ý: Phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn định.

5. Trường hợp hoàn trả phí trọng tài.

Phí trọng tài được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:

1. Trường hợp rút Đơn khởi kiện; sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện; rút Đơn kiện lại; sửa đổi, bổ sung Đơn kiện lại:

a) Nếu Đơn khởi kiện; sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện; Đơn kiện lại; sửa đổi, bổ sung Đơn kiện lại được rút trước khi Hội đồng Trọng tài được thành lập, VIAC hoàn trả 70% phí trọng tài.

b) Nếu Đơn khởi kiện; sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện; Đơn kiện lại; sửa đổi, bổ sung Đơn kiện lại được rút sau khi Hội đồng Trọng tài được thành lập, VIAC hoàn trả 40% phí trọng tài.

c) Nếu Đơn khởi kiện; sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện; Đơn kiện lại; sửa đổi, bổ sung Đơn kiện lại được rút sau khi VIAC gửi Giấy triệu tập Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp và trước ngày mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp, VIAC hoàn trả 20% phí trọng tài.

2. Trường hợp Hội đồng Trọng tài ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp do thỏa thuận trọng tài không tồn tại hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, VIAC hoàn trả 30% phí trọng tài.

3. Trường hợp Hội đồng Trọng tài ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp khi có Quyết định của Tòa án cho rằng tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, VIAC hoàn trả 20% phí trọng tài.

4. Trong mọi trường hợp, phí trọng tài còn lại sau khi hoàn trả không dưới 10.000.000 đồng.

6. Thời điểm ứng trước chi phí trong Trọng tài ICC

Trong các trọng tài do ICC quản lý, sau khi nhận được yêu cầu phân xử và thanh toán USD 5,000 lệ phí nộp đơn, Tổng thư ký ICC sẽ yêu cầu nguyên đơn thanh toán lần thứ hai, được gọi là “tạm ứng chi phí.”

Tạm ứng chi phí tạm thời sẽ là một số tiền nhằm trang trải cho công việc ban đầu do ICC thực hiện cho đến khi Điều khoản tham chiếu được soạn thảo (Bài báo 37(1) sau đó 2021 Quy tắc trọng tài ICC). Việc tạm ứng chi phí này chủ yếu bao gồm hiến pháp của ủy ban trọng tài và công việc sơ bộ của ủy ban trọng tài. Tổng thư ký ICC ấn định tạm ứng chi phí trước khi yêu cầu trọng tài được thông báo cho bị đơn và nguyên đơn thường được yêu cầu thanh toán trong khoảng thời gian 30 ngày.

Sau đó sẽ yêu cầu khoản thanh toán thứ ba cho toàn bộ chi phí tạm ứng. Số tiền tạm ứng chi phí sẽ được sử dụng để bù trừ cho khoản thanh toán tạm ứng trong tương lai đối với các chi phí do Tòa án Trọng tài Quốc tế ICC ấn định (các “Tòa ánGiáo dục), theo Bài báo 37(2) sau đó 2021 Quy tắc trọng tài ICC:

Càng sớm càng tốt, Tòa án sẽ ấn định việc tạm ứng chi phí với số tiền có khả năng trang trải phí và chi phí cho các trọng tài viên, chi phí hành chính của ICC và bất kỳ chi phí nào khác mà ICC phải chịu liên quan đến trọng tài đối với các khiếu kiện đã được các bên tham khảo, trừ khi bất kỳ khiếu nại được thực hiện theo Điều 7 hoặc là 8 trong trường hợp nào Điều 37(4) sẽ áp dụng. Khoản tạm ứng về chi phí được Tòa án ấn định theo Điều khoản này 37(2) sẽ được trả bằng cổ phần bằng nhau của nguyên đơn và bị đơn.

Mặc dù Quy tắc Trọng tài ICC quy định rằng Tòa án sẽ ấn định toàn bộ số tiền tạm ứng về chi phí “càng sớm càng tốtGiáo dục, không có ngày chính xác được đưa ra. Trong thực tế, Tổng thư ký ICC sẽ mời Tòa án khắc phục tạm ứng chi phí ngay khi xét thấy có đủ thông tin để Tòa án thực hiện, thường là vài tháng kể từ ngày Yêu cầu Trọng tài được nộp.

Trong việc ấn định số tiền, Tòa án thường sẽ xem xét:

– số lượng trọng tài cần thiết;

– nơi phân xử; và

– số tiền tranh chấp (bao gồm yêu cầu bồi thường chính và yêu cầu phản tố).

 Tòa án sẽ chỉ ấn định khoản tạm ứng về chi phí

(1) sau khi nhận được câu trả lời của người trả lời cho yêu cầu phân xử, để biết số tiền đang tranh chấp (vì các tuyên bố phản đối có thể được đưa ra); hoặc là

(2) sau khi người trả lời đã trình bày bình luận của mình về hiến pháp của ủy ban trọng tài;

(3) sau khoảng thời gian 30 ngày nếu người trả lời vẫn im lặng.

Luật LVN Group (Biên tập và Sưu tầm)