1. Chuyển vụ việc dân sự cho toà án khác

Việc chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho toà án có thẩm quyền giải quyết được thực hiện bằng hình thức quyết định. Sau khi ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho toà án có thẩm quyền giải quyết, toà án xoá sổ thụ lý và gửi ngay quyết định này cho viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên qụan.

Đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan có quyền khiếu nại, viện kiểm sát có quyền kiến nghị quyết định này trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị chánh án toà án đã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Quyết định của chánh án là quyết định cuối cùng.

Hiện nay, việc chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền trong tố tụng dân sự được quy định tại Điều 41 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 với nội dung như sau:

– Vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị quyết định này trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Quyết định của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.

– Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

– Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết.

– Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của các Tòa án nhân dân cấp cao khác nhau do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết.

2. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền

Theo pháp luật tố tụng dân sự, các tranh chấp về thẩm quyền giữa các toà án được giải quyết như sau:

– Tranh chấp về thẩm quyền giữa các toà án nhận dân cấp huyện ttong cùng một tỉnh do chánh án toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

– Tranh chấp về thẩm quyền giữa các toà án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau hoặc giữa cầc toà án nhân dân cấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của toà án nhân dân cấp cao thì do chánh án toà án nhân dân cấp cao giải quyết.

– Tranh chấp về thẩm quyền giữa các toà án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau hoặc giữa các toà án nhân dân cấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của các toà án nhân dân cấp cao khác nhau do Chánh án Toà án nhân dân tối cao giải quyết.

Thẩm quyền của TAND cấp huyện

Theo quy định tại Điều 35 BLTTDS 2015, TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, vụ việc dân sự không có yếu tố nước ngoài sau:

– Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 BLTTDS 2015, trừ những tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh hoặc trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính

– Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận

– Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của BLTTDS 2015.

– Ngoài ra Tòa án cấp huyện còn có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp sau:

– Về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con;

– Về nhận cha, mẹ, con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.

Những yêu cầu sau thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện:

– Yêu cầu về dân sự được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 BLTTDS 2015.

– Yêu cầu về hôn nhân và gia đình được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 BLTTDS.

– Yêu cầu về kinh doanh thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của BLTTDS 2015.

– Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 BLTTDS 2015.

TAND cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm

– Những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được quy định trong bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 BLTTDS.

– Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của BLTTDS, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

– Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.

– Vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện quy định tại Điều 35 của BLTTDS mà TAND cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của TAND cấp huyện.

Như vậy, các Tòa chuyên trách của TAND cấp tỉnh sẽ lần lượt có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh quy định tại Điều 38 của BLTTDS 2015.

TAND cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục phúc thẩm

– Những vụ việc mà bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của BLTTDS 2015.

Thẩm quyền của TAND cấp cao

– TAND cấp cao có thẩm quyền phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;

– TAND cấp cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

Thẩm quyền của TAND tối cao

Theo quy định tại Điều 20, 22, 23 của Luật tổ chức TAND 2014 và Điều 337, 358 BLTTDS 2015, TAND tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;

3. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

Đối với thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định theo Điều 39 BLTTDS như sau:

– Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm;

– Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn để giải quyết vụ án;

– Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

4. Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

Nguyên đơn có quyền lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động khi rơi vào các trường hợp cụ thể được quy định tại (khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

Người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình trong các trường hợp sau đây:

– Đối với các yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu giải quyết;

– Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi cư trú của một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết;

– Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi người con cư trú giải quyết.

5. Nhập và tách vụ án dân sự

Việc nhập vụ án chỉ thực hiện trong trường hợp có nhiều quan hệ pháp luật cần phải giải quyết và việc nhập các quan hệ pháp luật để giải quyết ữong cùng một vụ án vẫn đảm bảo đúng pháp luật và không ảnh hưởng tới kết quả giải quyết các qúan hệ pháp luật đó. Việc tách vụ án chỉ thực hiện trong trường hợp vụ án có nhiều quan hệ pháp luật có thể giải quyết một cách độc lập mà không ảnh hưởng tới việc giải quyết các quan hệ pháp luật khác. Việc tách vụ án phải đảm bảo việc giải quyết nhanh chóng và đúng pháp luật các yêu cầu của đương sự.

Việc nhập, tách vụ án dân sự hiện nay được quy định tại Điều 42 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Thực tiễn tố tụng tại toà án cho thấy việc nhập, tách vụ án dân sự có thể được thực hiện trong những trường họp sau đây:

Trường hợp bị đơn có nghĩa vụ riêng biệt với nhiều nguyên đơn về cùng một loại quan hệ pháp luật thì toà án chỉ nên nhập các vụ án nếu các quan hệ pháp luật tranh chấp có liên quan với nhau và việc nhập không gây khó khăn cho toà án giải quyết nhanh chóng, đúng đắn vụ án. Trong trường hợp các quan hệ pháp luật có tranh chấp độc lập với nhau và việc nhập các quan hệ pháp luật để giải quyết trong cùng một vụ án sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án thì toà án nên tách các quan hệ pháp luật để giải quyết trong các vụ án khác nhau.

Ví dụ: Nhiều ngựời khởi kiện đòi nợ đối với một người về những khoản nợ riêng biệt được vay vào các thời điểm khác nhau.

Trường hợp bị đơn có yêu cầu ngược lại đối với nguyên đơn và có sự đối trừ nghĩa vụ cùng loại thì toà án chỉ nên nhập vụ án, nếu:

– Trong tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà cà hai bên cùng bị thiệt hại khi sự kiện xảy ra và bị đơn cũng yêu cầu toà án buộc nguyên đơn phải bồi thường.

Ví dụ: Yêu cầu bồi thường thiệt hại trong cùng một vụ tai nạn giao thông hoặc trong vụ gây thương tích mà chưa tới mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Trong tranh chấp về hợp đồng mà bị đơn có yêu cầu ngược lại đối với nguyên đơn về cùng loại quan hệ và việc nhập vụ án không gây khó khăn cho việc giải quyết.

Ví dụ: A khời kiện đòi nợ B và ngược lại B cũng khởi kiện yêu cầu toà án buộc A phải ttả nợ cho mình.

Đối với các vụ án có nhiều quan hệ pháp luật hoàn toàn khác nhau thì toà án không nên nhập vụ án.

Ví dụ: Các đồng thừa kế khởi kiện yêu cầu toà án xác nhận tài sản đang do người khác chiếm hữu, sử dụng là di sản thừa kế và yêu cầu toà án chia thừa kế tài sản đó.

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự, tố tụng dân sự về chia, tách, sáp nhập vụ việc dân sự cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group