Luật sư tư vấn:
Cơ sở pháp lý: Bộ Luật Lao động năm 2019; Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 và Nghị định 39/2016/NĐ-CP có thể phân tích cụ thể như sau:
1. Điều tra tai nạn lao động là gì?
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.
Điều tra tai nạn lao động là hoạt động thu thập chứng cứ, tư liệu… về vụ tai nạn lao động của người có thẩm quyền, có trách nhiệm nhằm tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến của vụ tai nạn lao động; từ đó, có biện pháp phòng ngừa, kiến nghị hoặc trực tiếp giải quyết, xử lí… theo quy định của pháp luật.
2. Đoàn điều tra bao gồm những người nào?
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định thì Đoàn điều tra lao động cấp cơ sở bao gồm các thành viên sau:
“1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để tiến hành điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của mình, trừ trường hợp đã được điều tra theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này hoặc tai nạn lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gồm có người sử dụng lao động hoặc người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản làm Trưởng đoàn và các thành viên là đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động khi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế và một số thành viên khác.
Trường hợp tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn lao động phải lập biên bản ghi nhận sự việc và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra tai nạn.”
Như vậy, đoàn điều tra tai ạn lao động cơ sở bao gồm:
– Trưởng đoàn: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật – Tham khảo mẫu Giấy ủy quyền làm trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động.
– Thành viên: người đại diện của Ban chấp hành Công đoàn tại doanh nghiệp hoặc người đại diện tập thể người lao động khi chưa thành lập Công đoàn; người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế tại doanh nghiệp và một số thành viên khác.
– Trường hợp nạn nhân là người lao động không thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp, thì mời đại diện người sử dụng lao động của nạn nhân đó tham gia Đoàn điều tra.
Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động nhẹ hoặc tai nạn lao động làm bị thương nặng 01 người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động phải thành lập ngay Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Trưởng Đoàn điều tra có những nhiệm vụ gì?
– Quyết định tiến hành việc điều tra ngay, kể cả trường hợp vắng một trong các thành viên của Đoàn điều tra;
– Phân công cụ thể nhiệm vụ đối với từng thành viên trong Đoàn điều tra;
– Tổ chức thảo luận về kết quả điều tra; quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với kết quả điều tra;
– Tổ chức, chủ trì cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động.
4. Các thành viên còn lại có nhiệm vụ gì?
– Thực hiện nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công và tham gia vào hoạt động chung của Đoàn điều tra;
– Có quyền nêu và bảo lưu ý kiến; trường hợp không thống nhất với quyết định của Trưởng đoàn thì báo cáo lãnh đạo cơ quan cử tham gia Đoàn điều tra;
– Không được tiết lộ thông tin, tài liệu trong quá trình điều tra khi chưa công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động.
5. Việc điều tra được tiến hành theo quy trình sau:
Bước 1: Đoàn điều tra tiến hành thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động và lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc những người có liên quan đến vụ tai nạn; mỗi lần, mỗi trường hợp đều phải lập thành văn bản Biên bản lấy lời khai (Mẫu Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động). Đồng thời, đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y nếu xét thấy cần thiết.
Sau đó, tiến hành phân tích kết luận về: diễn biến, nguyên nhân gây ra tai nạn lao động; kết luận về vụ tai nạn lao động; mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với người có lỗi trong vụ tai nạn lao động; các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn.
Bước 2: Đoàn điều tra tiến hành lập Biên bản điều tra tai nạn lao động (Mẫu Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động).
Và, tổ chức cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động, với thành phần tham dự như sau:
– Trưởng Đoàn điều tra;
– Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản;
– Các thành viên của Đoàn điều tra;
– Người bị nạn hoặc đại diện thân nhân người bị nạn, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn;
– Những người đại diện của Ban chấp hành Công đoàn tại doanh nghiệp hoặc của Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp (nếu tại doanh nghiệp chưa thành lập Công đoàn).
Nội dung cuộc họp phải được ghi chép đầy đủ trong Biên bản cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động (Mẫu Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động).
Thành viên dự họp có ý kiến không nhất trí với nội dung Biên bản điều tra tai nạn lao động thì được ghi ý kiến và ký tên vào Biên bản cuộc họp này.
Bước 3: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động, Đoàn điều tra phải gửi Biên bản điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động đến:
– Người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân người bị nạn;
– Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động (doanh nghiệp) có người bị nạn đặt trụ sở chính;
– Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tai nạn lao động.
6. Thành phần cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động có những ai tham gia?
Thành phần cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động quy định tại khoản 7 Điều 13 Nghị định 39/2016/NĐ-CP như sau:
(1) Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động;
(2) Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản;
(3) Thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động;
(4) Người bị nạn hoặc đại diện thân nhân người bị nạn, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn;
(5) Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập Công đoàn cơ sở.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gửi Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động tới người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân người bị nạn; Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động có người bị nạn đặt trụ sở chính; Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn lao động (theo khoản 9 Điều 13 Nghị định 39/2016/NĐ-CP).
7. Thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động
Thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động được tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đến khi công bố biên bản điều tra tai nạn lao động như sau:
– Không quá 04 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nhẹ người lao động.
– Không quá 07 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động. Tuy nhiên, nếu có tình tiết phức tạp thì Trưởng Đoàn điều tra có quyền báo cáo, xin sự chấp thuận của người ban hành quyết định thành lập Đoàn điều tra về việc gia hạn điều tra; chỉ được gia hạn thêm một lần và thời hạn gia hạn không vượt quá 07 ngày.
Lưu ý:
Trong quá trình điều tra tai nạn lao động nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm, Đoàn điều tra phải báo cáo bằng văn bản, kèm theo các tài liệu, chuyển giao đồ vật, phương tiện liên quan (nếu có) cho cơ quan điều tra để xem xét, khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Trong trường hợp người lao động bị tai nạn giao thông khi đang thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động hoặc khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc đi từ nơi làm việc về nơi ở thì Đoàn Điều tra tiến hành xác minh, lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động căn cứ vào một trong các văn bản, tài liệu sau đây:
– Hồ sơ giải quyết tai nạn giao thông của cơ quan cảnh sát giao thông;
– Văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an cấp xã nơi xảy ra tai nạn;
– Văn bản xác nhận bị tai nạn của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn.
8. Mẫu biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
………, ngày …. tháng …. năm ………
BIÊN BẢN CUỘC HỌP
CÔNG BỐ BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
Vào lúc …………. giờ…….phút, ngày…..tháng…….năm……..
Tại: …………………………………………………………………………..
Đoàn điều tra tai nạn lao động tổ chức tiến hành cuộc họp công bố biên bản điều tra vụ tai nạn lao động.
I. Thành phần tham dự cuộc họp gồm có:
1. Đoàn điều tra tai nạn lao động:
(Ghi rõ cấp bậc, họ tên, chức vụ, đơn vị của từng người)
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
2. Đơn vị để xảy ra tai nạn lao động:
(Ghi rõ cấp bậc, họ tên, chức vụ, đơn vị của từng người)
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
3. Cơ quan quản lý cấp trên (nếu có)
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
4. Đơn vị (hoặc cá nhân) có liên quan
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
II. Nội dung cuộc họp
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
Cuộc họp kết thúc vào lúc ……giờ…..phút….. cùng ngày, biên bản đã được đọc lại cho các thành phần dự họp cùng nghe và cùng ký tên dưới đây./.
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG |
TRƯỞNG ĐOÀN |
THÀNH VIÊN ĐOÀN ĐIỀU TRA |
|
ĐƠN VỊ HOẶC CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN KHÁC THAM DỰ HỌP |
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN |
9. Mẫu báo cáo nhanh tai nạn lao động chết người
ỦY BAN NHÂN DÂN SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ——- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ————— |
Kính gửi: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
1. Thông tin vụ tai nạn lao động:
– Tên cơ sở để xảy ra tai nạn lao động: ………………………………………………………………………………….
– Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………………….
– Điện thoại: …………………………………………… Fax: ………………………………………………………………….;
– Cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): ……………………………………………………………………………………..
2. Thông tin vụ tai nạn lao động:
– Thời gian xảy ra tai nạn lao động: ………………………………………………………………………………………..
– Nơi xảy ra tai nạn lao động: ………………………………………………………………………………………………..
3. Sơ lược thông tin nạn nhân:
– Họ và tên: ………………………………………………………………………………………………………………………..
– Ngày tháng năm sinh: …………………………………………………….. Nam/ Nữ
4. Sơ bộ diễn biến vụ tai nạn lao động:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………..
5. Tình trạng thương tích của nạn nhân:
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |