Đại diện thương mại hay đại diện thương mại theo qui chế có một qui chế đặc biệt qui định Bộ Luật lao động. Qui chế này phân biệt rõ ràng họ với các đại lý thương mại, mặc dù cả hai bên thường gần giống nhau về bản chất giao dịch. 

1. Hiểu thế nào về đại diện thương mại

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công việc mà thương nhân phải thực hiện là rất đa dạng. Thương nhân không nhất thiết phải trực tiếp thực hiện mọi công việc, mà có thể sử dụng dịch vụ để giao cho những thương nhân khác thực hiện nhưng vẫn dưới danh nghĩa của mình. Bên cạnh việc tiết kiệm thời gian, nhân lực thương nhân còn có thể phòng tránh những rủi ro nhất định do còn chưa có kinh nghiệm, chưa hiểu biết về thị trường. Sử dụng dịch vụ đại diện thương mại hay còn có thể gọi là đại diện cho thương nhân là một lựa chọn đáp ứng được nhu cầu của thương nhân và được quy định tại Khoản 1 Điều 141 Luật thương mại quy định: Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.

– Người đại diện thương mại theo qui chế không phải là một thương nhân mà là một người làm công ăn lương.

Họ gắn với hãng sử dụng họ không phải bằng một hợp đồng ủy thác mà bằng một hợp đồng lao động. Tuy nhiên, nếu rời bỏ hãng đã sử dụng, họ vẫn có một khoản tiền lời từ khách hàng mà họ đã tạo ra. Họ được nhận dưới hình thức một khoản phụ cấp bồi thường.
– Người đại diện thương mại phải chấp hành thực sự nghiệp vụ của mình một cách tập trung và thường xuyên.
Họ không được tiến hành những loại hoạt động khác, đặc biệt là bất cứ giao dịch thương mại nào chỉ mang lại lợi ích riêng cho bản thân. Nhưng họ có thể tiến hành những hoạt động khác thuộc bất cứ loại nào, miễn là vì lợi ích của một hay nhiều người chủ sử dụng mình
– Hợp dồng ràng buộc họ phải là hợp đồng viết.
Những điều thỏa thuận phải xác định rõ tính chất của những dịch vụ hay hàng hóa cung cấp mà người đại diện thương mại có trách nhiệm đưa ra giao dịch bán hay mua
Những điều thỏa thuận cũng phải chỉ rõ miền – vùng mà ở đó người đại diện tiến hành hoạt động của mình, hoặc chỉ rõ loại khách hàng mà người đại diện có trách nhiệm giao dịch.
Nó cũng phải ghi rõ tỷ suất các loại thù lao.Ngoài ra, án lệ tòa án cũng quyết định hợp đồng không nên qui định quyền được trao nhượng thẻ đại diện.Người đại diện không nên chỉ đến thăm khách hàng. Vai trò chủ yếu của họ là tiếp nhận và truyền đạt các lệnh, chỉ thị của người chủ sử dụng.

2.  Đặc điểm của đại diện thương mại

Xét về bản chất, đại diện thương mại là quan hệ trung gian thương mại, đại diện theo sự ủy quyền. Theo đó, nó chỉ diễn ra khi một chủ thể có nhu cầu giao công việc cho chủ thể khác để thay mình thực hiện công việc.
Chủ thể bao gồm bên đại diện (đây là bên có quyền thực hiện hoạt động trung gian thương mại, cung ứng dịch vụ) và bên giao đại diện (là bên có quyền thực hiện các hoạt động thương mại nhất định theo quy định của pháp luật và tiến hành ủy quyền công việc cho một thương nhân khác.)
Khi có sự xuất hiện của người thứ ba, thì bên đại diện thương mại sẽ nhân danh bên giao dịch với chủ thể thứ ba và việc giao dịch với bên thứ ba sẽ do bên phía đại diện thực hiện thông qua  sự ủy quyền của bên giao đại diện.
Về mục đích hoạt động: Với mục đích cơ bản là sinh lời, vì thế, quan hệ đại diện thương mại luôn mang tính song vụ, đền bù.
Các bên có thể thỏa thuận về nội dung và phạm vi của hoạt động đại diện thương mại, theo đó nội dung phạm vi đại diện gắn bó với các hoạt động thương mại. Thực tế, hoạt động đại diện thương mại khác rộng về phạm vi, được tiến hành trong suốt quá trình đại diện, không giới hạn ở một vụ việc cụ thể nào. bên  đại diện được có thể được ủy quyền tiến hành một hoặc nhiều hoạt động từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư như nghiên cứu thị trường, lựa chọn, đàm phán với đối tác đến giai đoạn ký kết, thực hiện hợp đồng.
Cơ sở pháp lý của quan hệ đại diện thương mại chính là bản hợp đồng đại diện thương mại – hợp đồng dịch vụ trung gian thương mại. Trên cơ sở bên cung cấp dịch vụ thương mại là bên đại diện, bên sử dụng dịch vụ là bên giao đại diện. Về hình thức, hợp đồng đại diện thương mại bắt buộc phải được thành lập văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các bên sẽ thỏa thuận về các điều khoản cụ thể về phạm vi đại diện, thời hạn, thù lao, quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, hình thức giải quyết tranh chấp. 

3. Hiệu quả của hợp đồng đại diện thương mại theo quy chế

3.1. Trong qúa trình chấp hành hợp đồng.

Hiệu qủa xuất phát từ tính chất làm công ăn lương của người đại diện.Họ được đặt dưới quyền của người chủ với quan hệ phụ thuộc. Họ không thể tiến hành công việc theo ý muốn của mình. Doanh nhân có quyền định cho họ kế hoạch làm việc, tiếp xúc, tìm hiểu khách hàng theo lịch định trước, làm báo cáo thường xuyên.
Cũng như mọi người làm công ăn lương, ngoài khoản thù lao được ấn định trước ( có thể hoặc là một khoản cố định, hoặc là những khoản hoa hồng những doanh vụ đã tiến hành), người đại diện thương mại còn được hưởng những khoản phụ cấp nghỉ việc có trả lương. Họ được tham gia qũi bảo hiểm xã.

3.2. Khi kết thúc hợp đồng.

Nếu là hợp đồng hữu hạn, thì việc hủy bỏ phải được các bên thỏa thuận, nếu không, bên định hủy bỏ phải bồi thường cho bên bị thiệt.Nếu là hợp đồng vô hạn thì nó có thể được hủy bỏ bất cứ lúc nào.Nhưng nếu người chủ sử dụng “lạm dụng quyền hạn” để hủy bỏ hợp đồng thì phải bồi thường cho người đại diện thương mại theo qui chế; đồng thời còn phải trả một khoản phụ cấp sa thải.
Ngoài ra, trong trường hợp người chủ đứng ra hủy bỏ hợp đồng, thì người đại diện thương mại theo qui chế có quyền đòi hỏi được hưởng một khoản phụ cấp khách hàng (về công lao đã tạo ra khách hàng), trừ phi người chủ chứng minh được lỗi của người đại diện .
Mức phụ cấp này do các tòa án có toàn quyền đánh giá và quyết định. Nó phải tương xứng với công lao cá nhân của người đại diện trong công việc phát triển khách hàng. Trong việc định mức thù lao, có tính đến việc trừ đi những khoản thù lao đặc biệt đã cấp trong nhưng ngày nghỉ bù cho công sức đi tìm kiếm khách hàng, cũng như việc giảm sút khối lượng khách hàng đã có do cách làm ăn của người đại diện thương mại.
Trong trường hợp hợp đồng bị tan vỡ, Luật số 73-1113 ngày 20-12-1973 đã điều chỉnh “các khoản hoa hồng truy thu theo các đơn mẫu hàng”, nghĩa là quyền được hưởng một khoản hoa hồng sau khi có những đơn đặt hàng của các khách hàng mà người đại diện thương mại theo qui chế đã mời chào được trước khi phải rời khỏi hãng
Quyền này được xem xét theo thông lệ. Nhưng dù sao khoản phụ cấp khách hàng cũng không được tính qua ba năm, kể từ khi hợp đồng bị hủy bỏ; điều đó đã tính đến sự lệ thuộc không tránh khỏi của khách hàng về các mặt hành chính, kỹ thuật, thương mại hay tài chính.
“Công ước tập thể liên ngành nghề toàn quốc ” ngày 3-10- 1979 qui định rõ: Các bên có thể dự kiến trong các bản thỏa thuận của họ một khoản phụ cấp về hủy bỏ hợp đồng, Mức phụ cấp được ấn định sẽ tính đến thâm niên, đến mức lương tháng trung bình trong 12 tháng cuối cùng của người đại diện thương mại.

4. Những người môi giới kinh doanh

Người môi giới kinh doanh là một cá nhân hay một công ty thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán cho tài khoản riêng hoặc cho khách hàng của họ.
Khái niệm người môi giới-kinh doanh theo luật chứng khoán Mỹ được dùng để chỉ những người môi giới chứng khoán vì đa phần họ hoạt động như một nhân viên và một người chủ. Một người sẽ là môi giới khi họ thực hiện lệnh cho khách hàng của họ, và sẽ là người kinh doanh, người chủ khi họ thực hiện lệnh cho chính tài khoản của họ
Người môi giới-kinh doanh góp phần thực hiện những chức năng quan trọng trong ngành tài chính. Những việc này bao gồm đưa ra khuyến nghị đầu tư cho khách hàng, tạo thanh khoản cho thị trường, hỗ trợ hoạt động giao dịch, công bố các bài phân tích đầu tư hay huy động vốn cho doanh nghiệp.
Người môi giới-kinh doanh có qui mô từ các cửa hàng nhỏ cho đến những chi nhánh của các tập đoàn thương mại lớn và ngân hàng đầu tư.
Có hai loại người môi giới-kinh doanh: một là nhân viên môi giới của một công ty, bán sản phẩm của công ty đó cho khách hàng hoặc các môi giới độc lập bán các sản phẩm từ các nguồn khác
Trong hàng ngũ các ngưòi môi giới, còn có những người môi giới bất động sản và người môi giới mua bán, cho thuê cơ sở kinh doanh và mua bán hay cho thuê nhà cửa.
Hoạt động của họ đặt dưối sự điều chỉnh của một qui định riêng nhằm bảo đảm chu đáo quyền lợi cho khách hàng, là những người đã giao phó tài sản cho những người môi giới để chuyển đến người mua hoặc người thuê.
Những người trung gian về đại diện thương mại theo quy chế : Những người trung gian hay chắp nối quan hệ giữa những người muốn đăng ký quảng cáo (những doanh nhân muốn đăng những thông tin nhằm thu hút khách hàng) với những cơ sở thông tin, tức là những hãng sản xuất ra những phương thức truyền bá thông tin: báo chí, đài phát thanh, truyền hình, niêm yết quảng cáo.
Trong những loại trung gian này, người ta chú ý đến những người chuyên làm quảng cáo ; những người này là những có vấn cho các nhà doanh nghiệp về quảng cáo, họ đề ra và chỉ đạo những đợt quảng cáo. Và để làm việc đó, họ tiến hành những công tác lấy tin (nghiên cứu thị trường, nắm động cơ, mục .tiêu của cuộc vận động v.v… và cả công tác thuộc mỹ thuật làm tranh, làm phim, tìm các khẩu hiệu v.v;..)Thông thường người trả thù lao cho họ không phải là những doanh nhân đứng đăng quảng cáo, mà là những hãng thông tấn đã nhận được những thông đạt mà họ chuyển tới.
Ngoài ra còn có những người quản lý quảng cáo được xem như khách hàng của các hãng thông tấn. Những hãng này giao cho họ nhiệm vụ khai thác quảng cáo. Họ thu thập những thông đạt quảng cáo đưa cho hãng thông tấn và được thu về một khoản hoa hồng.

Ngoài ra, nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung trên hoặc các nội dung khác liên quan tới nội dung trên. Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.0191 để được giải đáp thêm.

Trân trọng./