1 Quy định về các đại hội đồng

Đại hội đồng thành lập (trong các công ty công khai gọi vốn) có nhiệm vụ:
-Tiến hành các biện pháp kiểm tra khác nhau và thông qua điều lệ.
– Bổ nhiệm các kiểm soát viển kế toán (chính thức và dự khuyết) và các ủy viên quản trị đầu tiên.

1.1 Đại hội đồng thường kỳ.

Nhiệm vụ của đại hội đồng thường kỳ

a) Việc triệu tập Đại hội đồng được triệu tập qua thông báo đăng trên báo dành cho các thông báo pháp định và qua thư gửi riêng cho các cổ đông có tên.
Để đại hội đồng có thể biểu quyết hợp lệ số các cổ đông có mặt hoặc giấy ủy quyền phải đại diện cho ít nhất một phần tư các cổ phần có quyền biểu quyết; nếu định số này không đủ, phải triệu tập lại cuộc họp lần thứ hai mà không kể số cổ đông tham dự là bao nhiêu.
b) Việc biểu quyết.
Điều lệ quyết định Số Cổ phần mà một Cổ đông phải có với tư cách là chủ sở hữu hoặc là người được ủy quyền để có thể tham dự đại hội đồng và số phiếu của mỗi cổ đông căn cứ vào số cổ phần mà người ấy có.Điều lệ cũng có thể ấn định số phiếu tối đa của mỗi cổ đông.Phải có một bản ghi rõ sự có mặt và có chữ ký của các cổ đông với số cổ phần mà họ tham gia biểu quyết.
Từ khi có luật ngày 3-1-1983, mọi cổ đông đều có thể biểu quyết bằng thư. Các quy định trái lại trong điều lệ được coi là không có (Đ. 161-1 L.24-7-1966). .
Cuộc biểu quyết được thông qua với đa số qúa bán.
c) Chu kỳ họp . .
Đại hội đồng thường kỳ phải họp ít nhất một lần trong năm.
” Nhưng cũng có thể triệu tập các cuộc họp khác nếu có các ( quyết định quan trọng cần phải được thông qua)
d) Nhiệm, vụ của cuộc họp hội đồng hàng năm.
Đại hội đồng hàng năm nghé các báo cáo của hội đồng quản trị và của các kiểm soát viên kế toán; biểu quyết những đề nghị của họ; bổ nhiệm các kiểm soát viên hoặc Các ủy viên quản trị nếu như khuyết chỗ phê chuẩn các biểu quyết toán hàng năm.

1.2 Đại hội đồng bất thường và đại hội đồng đặc biệt

Đại hội đồng bất thường có nhiệm vụ sửa đổi điều lệ, nhưng không thể sửa đổi quốc tịch của công ty hoặc làm tăng thêm những cam kết của các cổ đông, tức là buộc họ phải góp thêm vào qũy của công ty một khoản tiền bổ sung.
a) Việc triệu tập.
Mười lăm ngày trước kỳ họp, hội đồng quản trị phải nộp tại trụ sở công ty bản dự thảo sửa đổi điều lệ.
b) Việc biểu quyết.
Tất cả các cổ đông dù chỉ có một cổ phần đều có quyền tham dự.
Để việc biểu quyết được hợp lệ, đại hội đồng bất thường phải có sự tham dự của số cổ đông đại diện cho một nửa số cổ phần có quyền biểu quyết; nếu định số này không đủ phải triệu tập lại cuộc họp lần thứ hai với định số là một phân tư; giữa các lần họp này luật đã công bố một số thể thức về công bố.
Khi có đủ số cổ đông tham dự theo định số, cuộc biểu quyết muốn có giá trị phải đạt được đa số hai phần ba số phiếu của các cổ đông có mặt hoặc có người đại diện.

Về  đại hội đồng đặc biệt: Quyết định của đại hội đồng liên quan đến sự thay đổi quyền lợi của một loại cổ phần nào đó chỉ trở thành nhất định sau khi đã được một đại hội đồng đặc biệt gồm các cổ đông có loại cổ phần này thông qua. Đại diện hội đồng đặc biệt cũng phải tuân thủ những quy tắc về định số và đa số giống như đối với các đại hội đồng bất thường.

2 Các cơ quan quản lý

Trong loại công ty hợp vốn, những người quản lý bao giò cũng được chỉ định trong số thành viên nhận vốn, còn các thành viên góp vốn thì không thể trở thành người quản lý được.
1. Hội đồng quản trị.
a) Việc bổ nhiệm.
Các ủy viên hội đồng quản trị được bổ nhiệm:
– Hoặc do điều lệ, trong thời hạn tối đa là 3 năm và có thể được cử lại;
– Hoặc do đại hội đồng, trong thời hạn 6 năm và có thể được bầu lại.
Muốn trở thành ủy viên quản trị thì phải:
– Là thành viên điều lệ ấn định số cổ phần tối thiểu mà người này phải có số cổ phần này gọi là số “cổ phần bảo đảm”, không thể chuyển nhượng được, phải có ghi tên và được giữ trong két của công ty hoặc nếu không ghi tên thì phải được gửi tại một ngân hàng.
– Không thể cùng một lúc đảm nhiệm trên tầm chức ủy viên quản trị của các công ty khác nhau
-Không thuộc trưòng hợp bất kiêm nhiệm (là công chức chẳng hạn), hoặc trường hợp không có năng lực hành vi (bị kết án về một số loại tội, bị tuyên bố phá sản mà chưa được phục quyền).
Một người làm công ăn lương của công ty chỉ có thể được bổ nhiệm là ủy viên quản trị nếu hợp đồng lao động đã được ký kết ít nhất hai năm trước ngày bổ nhiệm.
b) Tuổi.
Điều lệ phải ấn định mức tuổi tối đa đối với người giữ chức ủy viên quản trị, trừ phi có quy định đặc biệt; số ủỵ viên qụản trị đã qúa 70 tuổi không thể nhiều hơn một phần ba tổng số ủy viên quản trị đương chức.
c) Bãi nhiệm.
Có thể bãi nhiệm các ủy viên quản trị bất cứ lúc nào mà không cần phải nêu lý do hoặc buộc phải bồi thường thiệt hại cho những người này.
Việc bãi nhiệm do đại hội đồng thường kỳ quyết định.
d) Quyền hạn.
Các ủy viên quản trị hoạt động nhân danh công ty và cho công ty. Điều lệ nói chung, quy định các hành vi mà hội đồng quản trị có thể thực hiện; nếu không sẽ là tất cả các hành vi quản trị cũng như các hành vi định đoạt nằm trong phạm vi mục đích của công ty.
Các ủy viên quản trị không thể trở thành người làm công ăn lương cùa công ty, và cũng không thể ký kết hợp đồng với công ty, trừ phi được hội đồng quản trị cho phép trước, và được đại hội đồng phê chuẩn; trong trường hợp không có sự chấp thuận trước thì hợp đồng có thể bị coi là vô hiệu 
d) Trách nhiệm dân sự.
Các ủy viên quản trị chịu trách nhiệm liên đới, ,về những sai lầm trong quản lý mà họ đã phạm phải, cũng như về các vi phạm điều lệ và pháp luật trước các chủ nợ của công ty và các cổ đông 
Về các cổ đông, họ có một quyền khỏi kiện chung nhân danh công ty nếu sự vi phạm đã gây tác hại đến toàn thể các cổ đông nói chung, và một quyền khỏi kiện cá nhân nếu như chỉ riêng cổ đông nào đó bị thiệt hại. về nguyên tắc, cả hai quyền khỏi kiện này có thời hiệu là ba năm nhưng nếu như quyền khỏi kiện chung được chuyển giao cùng với cổ phần, thì quyền khỏi kiện cá nhân gắn liền với đích thân cổ đông cả ngay sau khi họ đã bán cổ phần.
Kể từ khi luật ngày 25-1-1985 về sự hồi vực và thanh lý theo trình tự pháp các doanh nghiệp được ban hành, sự suy đoán về trách nhiệm của những người lãnh đạo quy định ở điều 99 luật ngày 13-7-1967 đã được bãi bỏ. Quyền đòi đền bù khoản nợ chỉ có thể có kết qủa nếu như tòa án xác định được những người này có sai phạm trong công tác quản lý dẫn đến thiệt hại. 
.e) Trách nhiệm hình sự.
Các ủy viên quản trị có thể bị xử phạt về tội lừa đảo trong một số trường hợp, nhất là trong trường hợp họ đã dùng tài sản và qũy của công ty để làm một việc trái với lợi ích của công ty, trong trường hợp công bố một bản tổng kết tài sản không đúng sự thực, và trong trường hợp phân chia các lợi tức giả tạo.
g) Ủy viên quản trị lâm thời.
Một cổ đông có thể yêu cầu Tòa án thương mại chỉ định một ủy viên quản trị lâm thời. Yêu cầu này có thể được thỏa mãn, nhất là trong trường hợp có sự mâu thuẫn quan trọng và kéo dài giữa các quản trị viên với các cổ đông, và nếu quyền lợi của công ty phải chịu một tổn thất chắc chắn sắp xảy ra.
2. Chủ tịch tổng giám đốc.
Hội đồng quản trị bổ nhiệm người giữ chức vụ này và có thể bãi nhiệm bất cứ lúc nào.
Chủ tịch tổng giám đốc tập trung tất cả các quyền hạn về lãnh đạo công ty và có tư cách là doanh nhân nếu công ty bị tuyên bố phá sản thì người này cũng bị tuyên bố phá sản theo, trừ phi người ấy chứng minh được bản thân không thể bị buộc phải chịu trách nhiệm do sai phạm lỗi cá nhân về những hành vi đã làm cho công ty mất khả năng thanh toán.
Chủ tịch – tổng giám đốc có thể có một phó tổng giám đốc giúp việc. Chức phó cũng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, cũng là người được ủy quyền của tổ chức này, và do đỏ, cũng chỉ duy nhất có tổ chức này mới có thể bãi nhiệm .
Ngoài ra, Chủ tịch – tổng giảm đốc còn có thể yêu cầu cử ra một ban tư vấn để góp ý kiến và cho các khuyến nghị cần thiết
Mức tuổi tối đa phải được ấn định trong điều lệ, nếu không là 65 tuổi. 

3 Các cơ quan kiểm soát

Trong công ty vô danh, việc kiểm tra công việc quản lý là do các kiểm soát viên kế toán đảm nhiệm.

3.1 Quy chế các kiểm toán viên.

Luật ngày 1-3-1984 về việc phòng ngừa và giải quyết bằng thương lượng các khó khăn của các doanh nghiệp đã sửa đổi quy chế các kiểm toán viên, chủ yếu là do nhiệm vụ của họ được mở rộng. Việc được cử giữ chức kiểm soát viên kế toán bao giờ cũng lệ thuộc vào việc phải có tên trong một danh sách. Điều 219-3 mới luật năm 1966 nêu lại sau khi đã sửa đổi, các quy định của điều 81:1 sắc lệnh ngày 12-8-1969 về chế độ bất khả kiêm nhiệm nói chung. Trong các công ty vô danh, số trường hợp bất khả kiêm nhiệm đặc thù được tăng thêm.
Không thể đồng thời kiêm nhiệm chức vụ kiểm toán viên của một công ty những người sau đây:
. a) Các sáng lập viên, những người góp vốn bằng hiện vật, những người được hưởng các quyền lợi đặc biệt, các ủy viên quản trị, hoặc, nếu có, các ủy viên của ban giám đốc, hoặc của ban giám sát của công ty nói trên, hoặc của các chi nhánh;
b) Các thân thích đến 4 đời của những người nói ở đoạn a;
c) Các ủy viên quản trị, các ủy viên của ban giám đốc hoặc của ban giám sát, vợ hay chồng những người này của các công ty có một phần mười so vốn của công ty nói trên, hoặc của các công ty mà công ty nói trên có một phần mười số vốn.
d) Những người trực tiếp hay gián tiếp hoặc qua một người trung gian đã nhận của những người nói ở đoạn a một khoản tiền công hoặc thù lao về một công việc khác ngoài công việc của kiểm soát viên kế toán.
đ) Các công ty kiểm toán mà một trong các cổ đông, hoặc trong số lãnh đạo nằm trong những trường hợp nêu ở các đoạn trên.
Điều 19.11 Luật ngày 1-3-1984 đã bãi bỏ việc phải bổ nhiệm hai kiểm toán viên trong các công ty công khai góp vốn và trong các công ty mà số vốn vượt qúa 5 triệu phrăng.
Tuy nhiên, trong bản thảo mới, điều 223 đoạn 3 luật năm 1966 bắt buộc phải bổ nhiệm hai kiểm toán viền chính thức trong các công ty buộc phải công bố các quyết toán hợp nhất.
Điều 225 Luật năm 1966 quy định: “Một hoặc nhiều cổ đông đại diện cho ít nhất một phần mười số vốn của công ty Hội đồng xí nghiệp, Viện công tố, và Ban kiểm tra hoạt động chứng khoán trong các công ty công khai gọi vốn, có thể gửi yêu cầu Tòa án thương mại không công nhận vớii lý do chính đáng, một hoặc nhiều kiểm toán viên đã được Đại hội đồng bổ nhiệm”.

3.2  Nhiệm vụ , trách nhiệm cơ quan kiểm soát

Về nhiệm vụ

– Các kiểm toán viên chứng nhận rằng các bản qụyết toán hàng năm là hợp lệ, trung thực và phản ánh đúng đắn kết qủa hoạt động của tại khóa đã qua, cũng như tình hình tài chính và tài sản của công ty ở cuối tài khóa ấy 
 – Trong trường hợp một công ty lập các bản quyết toán hợp nhất các kiểm toán viện chứng nhận rằng các bản quyết toán hợp nhất là hợp lệ, trung thực và phản ánh đúng đắn tình hình tải sản và tài chính, cũng như kết qủa hoạt động của tổ hợp, gồm các doanh nghiệp tham gia vào sự hợp nhất. giấy chứng nhận về các quyết toán hợp nhất được cấp sau khi đã xem xét công việc của kiểm soát viên kế toán của các doanh nghiệp tham gia vào sự hợp nhất hoặc nếu không có của các chuyên viên được chỉ định kiểm tra các quyết toán của các doanh nghiệp nói trên. Những người này không buộc phải giữ bí mật nghề nghiệp đối với các kiểm soát viên kế toán của công ty đứng ra hợp nhất.
 – Họ có nhiệm vụ thường xuyên, ngoại trừ mọi can thiệp vào công tác quản lý, soát xét lại các chứng từ, so sánh tài liệu kế toán của công ty và kiểm tra công tác kế toán có tuân thủ các thể lệ hiện hành hay không. Họ cũng kiểm tra nội dung nêu trong báo cáo về công tác quản lý của hội đồng quản trị hoặc của ban giám đốc, và trong các tài liệu gửi các cổ đông về tình hình tài chính có trung thực và trùng hợp với các quyết toán hợp nhất hay không.
– Các kiểm toán viên bảo đảm sự bình đẳng giữa các cổ đông được tuân thủ.
Để thực hiện nhiệm vụ này, các kiểm toán viên có thể tiến hành mọi công việc kiểm tra mà họ cho là cần thiết vào bất cứ thời kỳ nào trong năm.
Ngoài ra, một tháng trước ngày triệu tập đại hội đồng, các bản quyết toán phải được trao cho họ xem xét.
Các kiểm toán viên phải báo cáo với đại hội đồng về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc biểu quyết của đại hội đồng là vô hiệu nếu như nó được tiến hành trước khi nghe báo cáo của các kiểm toán viên.
Các kiểm toán viên có thể triệu tập Đại hội đồng bất cứ lúc hào nếu họ thấy tình hình công ty trở nên nghiêm trọng và đề nghị bãi nhiệm các ủy viên quản trị. 
Về  trách nhiệm.
Các kiểm soát viên kế toán lầ những ngưòi được ủy quyền củạ các cổ đông vầ phải chịu trách nhiệm trưốc những ngưồĩ – này với tư cách đó.Họ cũng phải chịu trách nhiệm trước các chủ nợ của công ty về các sai lầm mà họ phạm phải trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
Họ sẽ phạm vào một tội vạ có thể bị xử phạt từ từ một đều năm năm và phạt tiền từ 2000 đến 12.000 phrăng trong trường hợp đã cùng cấp hoặc xác nhân các tin tức  vê tình hình của công ty hoặc đã không tố giác với ủy viên công tố những hành vi phạm tội mà họ biết đã xảy ra.

Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài.

Công Ty Luật LVN Group xin cảm ơn!!