1. Quỹ thành viên là gì?

Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán có số thành viên tham gia góp vốn từ 02 đến 99 thành viên và chỉ bao gồm thành viên là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. (Khoản 41 Điều 4 Luật chứng khoán năm 2019)

2. Quy định về hợp nhất, sáp nhập quỹ thành viên

Việc hợp nhất, sáp nhập quỹ thành viên được tiến hành theo quy định tại Điều 11 Thông tư 98/2020/TT-BTC (Thông tư 98). Theo đó:

Một là, tối thiểu 30 ngày trước ngày họp Đại hội nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ phải cung cấp cho nhà đầu tư các tài liệu liên quan tới việc hợp nhất, sáp nhập bao gồm:

– Phương án hợp nhất, sáp nhập;

– Dự thảo hợp đồng hợp nhất, sáp nhập;

– Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, các báo cáo tài chính quý của tất cả các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập tới quý gần nhất;

– Dự thảo Điều lệ quỹ, Bản cáo bạch (nếu có), Bản cáo bạch tóm tắt (nếu có) của quỹ hợp nhất, quỹ nhận sáp nhập.

Hai là, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Đại hội nhà đầu tư thông qua quyết định hợp nhất, sáp nhập, công ty quản lý quỹ phải thông báo về quyết định hợp nhất, sáp nhập quỹ cho các chủ nợ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, chủ nợ có quyền yêu cầu quỹ thanh toán các khoản phải trả. Quá thời hạn nêu trên, công ty quản lý quỹ không nhận được yêu cầu từ các chủ nợ, nghĩa vụ thanh toán sẽ do quỹ hợp nhất, nhận sáp nhập thực hiện.

Ba là, trường hợp các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập được quản lý bởi cùng một công ty quản lý quỹ, mọi chi phí dịch vụ tư vấn pháp lý, chi phí hành chính và các dịch vụ khác liên quan tới việc hợp nhất, sáp nhập quỹ không được hạch toán vào chi phí của quỹ, trừ trường hợp Đại hội nhà đầu tư có quyết định khác.

Bốn là, Công ty quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ có trách nhiệm:

– Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực thông tin về quá trình hợp nhất, sáp nhập cho nhà đầu tư;

– Quyền lợi, nghĩa vụ được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên có liên quan theo nguyên tắc tự nguyện và phù hợp với quy định của pháp luật;

– Thanh toán các khoản nợ của quỹ cho chủ nợ theo yêu cầu của chủ nợ. Việc thanh toán phải hoàn tất chậm nhất tại ngày Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ của quỹ hình thành sau hợp nhất, sáp nhập có hiệu lực đối với các chủ nợ yêu cầu quỹ thanh toán theo đúng quy định tại mục hai.

Năm là, ngày hợp nhất, ngày sáp nhập là ngày các Đại hội nhà đầu tư thông qua quyết định hợp nhất, sáp nhập. Kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra Quyết định hợp nhất, sáp nhập, công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) có trách nhiệm:

– Tiếp nhận bàn giao toàn bộ sổ sách, chứng từ, danh mục chứng khoán và các tài sản khác kèm các tài liệu khác có liên quan tới quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập;

– Bảo đảm quỹ hợp nhất, sáp nhập tiếp nhận, kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; tiếp tục thực hiện các hợp đồng kinh tế của các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập;

– Hoàn tất thủ tục đăng ký sở hữu cho quỹ hợp nhất, sáp nhập các tài sản tiếp nhận từ các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập theo quy định pháp luật có liên quan;

– Đại diện cho quỹ hợp nhất, nhận sáp nhập thực hiện các nghĩa vụ của quỹ theo quy định của pháp luật có liên quan.

Sáu là, tùy thuộc vào điều khoản hợp đồng hợp nhất, sáp nhập, phương án hợp nhất, sáp nhập, quỹ có thể chuyển đổi chứng chỉ quỹ kết hợp thanh toán bằng tiền. Giá trị khoản thanh toán bằng tiền cho một chứng chỉ quỹ không vượt quá 10% giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ tính tại ngày hợp nhất, ngày sáp nhập.

Bảy là, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày hợp nhất, sáp nhập, công ty quản lý quỹ công bố thông tin về việc hợp nhất, sáp nhập. Nội dung công bố thông tin bao gồm:

– Ngày hợp nhất, ngày sáp nhập;

– Nguyên tắc xác định giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập tại ngày hợp nhất, ngày sáp nhập; tỷ lệ chuyển đổi chứng chỉ quỹ; tỷ lệ thanh toán bằng tiền trên một chứng chỉ quỹ (nếu có).

Tám là, kể từ thời điểm Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ của quỹ hình thành sau hợp nhất, sáp nhập có hiệu lực:

– Quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, đồng thời quỹ hợp nhất, nhận sáp nhập kế thừa toàn bộ tài sản, nợ, quyền, lợi ích hợp pháp và các nghĩa vụ khác của các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập;

– Nhà đầu tư của các quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập được nhận tài sản dưới dạng chứng chỉ của quỹ hợp nhất, nhận sáp nhập theo tỷ lệ chuyển đổi xác định tại ngày hợp nhất, ngày sáp nhập;

– Chứng chỉ quỹ bị hợp nhất, bị sáp nhập bị hủy.

3. Giải thể quỹ thành viên như thế nào?

Điều 12 Thông tư 98 quy định về giải thể quỹ thành viên như sau:

Thứ nhất, Đại hội nhà đầu tư thống nhất ngày giải thể quỹ. Kể từ ngày giải thể quỹ, công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) không được:

– Thực hiện các hoạt động đầu tư, giao dịch mua các tài sản cho quỹ;

– Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của quỹ;

– Tặng, cho tài sản của quỹ cho tổ chức, cá nhân khác;

– Thanh toán hợp đồng trong đó giá trị phần nghĩa vụ của quỹ lớn hơn giá trị phần nghĩa vụ của bên kia hoặc thanh toán nợ cho các chủ nợ đồng thời là bên nợ của quỹ mà không thực hiện bù trừ;

– Thực hiện các giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của quỹ.

Thứ hai, tài sản của quỹ đang giải thể bao gồm:

– Tài sản và quyền về tài sản mà quỹ có tại thời điểm quỹ buộc phải giải thể;

– Các khoản lợi nhuận, các tài sản và các quyền về tài sản mà quỹ sẽ có do việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước thời điểm quỹ buộc phải giải thể;

– Tài sản là vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của quỹ. Trường hợp thanh toán tài sản là vật bảo đảm được trả cho các chủ nợ có bảo đảm, nếu giá trị của vật bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm phải thanh toán thì phần vượt quá đó là tài sản của quỹ.

Thứ ba, Đại hội nhà đầu tư chỉ định một công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng hoặc duy trì Ban đại diện quỹ đương nhiệm để thực hiện kiểm tra, đánh giá, giám sát quá trình thanh lý và phân phối tài sản quỹ.

Thứ tư, Công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (trong trường hợp không có công ty quản lý quỹ) chịu trách nhiệm thực hiện việc thanh lý, phân chia tài sản cho nhà đầu tư theo phương án đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua. Thời hạn thanh lý tài sản, phân chia tài sản cho nhà đầu tư thực hiện theo phương án giải thể nhưng không quá 02 năm kể từ ngày giải thể quỹ. Quá hạn nêu trên, công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) thực hiện hoàn trả danh mục cho nhà đầu tư theo quy định tại khoản 6 Điều này. Trong thời gian quỹ đang thanh lý tài sản để giải thể, giá dịch vụ quản lý, giá dịch vụ giám sát và các chi phí khác được thu theo biểu giá dịch vụ đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua.

Thứ năm, Công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) khi thực hiện thanh lý tài sản của quỹ phải bảo đảm:

– Đối với chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch phải thực hiện thông qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán;

– Đối với tài sản không phải là chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch phải được sự chấp thuận của tổ chức kiểm toán độc lập hoặc Ban đại diện quỹ.

Thứ sáu, Công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) hoàn trả danh mục của quỹ cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư. Việc hoàn trả danh mục cho nhà đầu tư phải đảm bảo nguyên tắc:

– Quỹ đảm bảo thanh toán các nghĩa vụ theo quy định và thứ tự tại điểm a, b khoản 4 Điều 104 Luật chứng khoán;

– Danh mục hoàn trả cho nhà đầu tư phải đầy đủ các loại tài sản, cơ cấu theo danh mục của quỹ;

– Trong trường hợp là chứng khoán đăng ký, lưu ký tập trung, việc chuyển giao tài sản cho nhà đầu tư được công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) thực hiện theo hướng dẫn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

Trường hợp là các tài sản phải đăng ký sở hữu khác, công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) có trách nhiệm yêu cầu tổ chức tiếp nhận vốn đầu tư, tổ chức phát hành, tổ chức quản lý sổ cổ đông đăng ký sở hữu tài sản cho nhà đầu tư. Việc hoàn trả hoàn tất khi nhà đầu tư đã được đăng ký sở hữu tài sản.

Thứ bảy, kết quả thanh lý tài sản của quỹ phải được xác nhận bởi ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có), công ty quản lý quỹ và thông qua bởi tổ chức kiểm toán độc lập hoặc Ban đại diện quỹ (nếu có) thực hiện việc giám sát quá trình thanh lý tài sản.

Thứ tám, về chế độ báo cáo:

Kể từ ngày giải thể cho đến khi hoàn tất giải thể quỹ, định kỳ hàng tháng, công ty quản lý quỹ phải báo cáo Ủy ban chứng khoán Nhà nước và cung cấp cho nhà đầu tư về giá trị tài sản ròng, báo cáo về tài sản và danh mục đầu tư của quỹ theo mẫu quy định tại Phụ lục IX, Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.

Công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có) và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ báo cáo kết quả giải thể. Trường hợp hồ sơ báo cáo kết quả giải thể không chính xác hoặc có tài liệu giả mạo, công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát (nếu có), các tổ chức, cá nhân có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm kể từ ngày báo cáo kết quả giải thể đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

4. Mẫu báo cáo giá trị tài sản ròng của Quỹ thành viên khi giải thể

BÁO CÁO GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG CỦA QUỸ/CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN KHI GIẢI THỂ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

TÊN CÔNG TY
QUẢN LÝ QUỸ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: …….

……, ngày … tháng … năm ….

 

BÁO CÁO

Về giá trị tài sản ròng của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán khi giải thể

Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

1. Tên công ty quản lý quỹ:

2. Tên ngân hàng lưu ký/giám sát:

3. Tên quỹ/công ty đầu tư chứng khoán:

4. Ngày lập báo cáo:

Đơn vị: VND

STT

Chỉ tiêu

Kỳ báo cáo

Kỳ trước

Tại ngày giải thể

Giá trị tài sản để phân phối

Trong kỳ

Lũy kế

A

A.1

NAV/01 chứng chỉ quỹ, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán

 

 

 

 

 

A.2

Thay đổi NAV/01 chứng chỉ quỹ, 01 cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán do phân phối

 

 

 

 

 

A.3

Thay đổi NAV/01 chứng chỉ quỹ, 01 cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán do thay đổi giá thị trường

 

 

 

 

 

B

B.1

NAV quỹ/công ty đầu tư chứng khoán

 

 

 

 

 

B.2

Thay đổi NAV quỹ/công ty đầu tư chứng khoán do phân phối

 

 

 

 

 

B.3

Thay đổi NAV do thay đổi giá thị trường

 

 

 

 

 

C

(quỹ ETF)

C.1

NAV/01 lô chứng chỉ quỹ

 

 

 

 

 

C.2

Thay đổi NAV/01 lô chứng chỉ quỹ do phân phối

 

 

 

 

 

C.3

Thay đổi NAV/01 lô chứng chỉ quỹ do thay đổi giá thị trường

 

 

 

 

 

D

D.1

Chi phí quản lý quỹ

 

 

 

 

 

D.2

Chi phí lưu ký, giám sát

 

 

 

 

 

D.3

Chi phí khác

 

 

 

 

 

 

Tổng chi phí

 

 

 

 

 

 

ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA
NGÂN HÀNG GIÁM SÁT, NGÂN HÀNG LƯU KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC)
CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

5. Mẫu báo cáo danh mục đầu tư của Quỹ thành viên trong quá trình giải thể

BÁO CÁO DANH MỤC ĐẦU TƯ CỦA QUỸ/CÔNG TY ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI THỂ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 98/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

TÊN CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: …….

……, ngày … tháng … năm ….

 

BÁO CÁO

Về danh mục đầu tư của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán khi giải thể

Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

1. Tên công ty quản lý quỹ:

2. Tên ngân hàng lưu ký/giám sát:

3. Tên quỹ/công ty đầu tư chứng khoán:

4. Ngày lập báo cáo:

I. Báo cáo về tài sản của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán

TT

Tài sản

Kỳ báo cáo (VND)

Kỳ trước (VND)

%/cùng kỳ năm trước

I.1

Tiền và các khoản tương đương tiền

 

 

 

 

Tiền

 

 

 

 

Tiền gửi ngân hàng

 

 

 

 

Các khoản tương đương tiền

 

 

 

I.2

Các khoản đầu tư (kê chi tiết)

 

 

 

I.3

Cổ tức, trái tức được nhận

 

 

 

I.4

Lãi được nhận

 

 

 

I.5

Tiền bán chứng khoán chờ thu (kê chi tiết)

 

 

 

I.6

Các khoản phải thu khác

 

 

 

I.7

Các tài sản khác

 

 

 

I.8

Tổng tài sản

 

 

 

TT

Nợ

Kỳ báo cáo (VND)

Kỳ trước (VND)

%/cùng kỳ năm trước

II.1

Tiền phải thanh toán mua chứng khoán (kê chi tiết)

 

 

 

II.2

Các khoản phải trả khác

 

 

 

II.3

Tổng nợ

 

 

 

 

Tài sản ròng của quỹ/công ty ĐTCK (I.8-II.3)

 

 

 

 

Tổng số chứng chỉ quỹ/cổ phiếu đang lưu hành

 

 

 

 

Giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ

 

 

 

II. Báo cáo về danh mục tài sản của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán

TT

Loại tài sản (nêu chi tiết)

Số lượng

Giá thị trường hoặc giá trị hợp lý tại ngày báo cáo (VND)

Tổng giá trị (VND)

Tỷ lệ %/Tổng giá trị tài sản của quỹ/công ty đầu tư chứng khoán

I

Cổ phiếu niêm yết

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

II

Cổ phiếu không niêm yết

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

Tổng các loại cổ phiếu

 

 

 

 

III

Trái phiếu

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

IV

Các loại chứng choán khác

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

V

Các tài sản khác

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

VI

Tiền

1

Tiền

 

 

 

 

2

Tiền gửi ngân hàng

 

 

 

 

3

Tương đương tiền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

VII

Tổng giá trị danh mục

 

 

 

 

III. Danh mục tài sản còn lại chưa phân phối cho nhà đầu tư (đối với quỹ ETF)

STT

Tên thành viên lập quỹ, nhà đầu tư

Số Giấy chứng nhận ĐKDN/ Giấy phép thành lập và hoạt động (thành viên lập quỹ)

Số Giấy CMND/ CCCD/ Hộ chiếu (đối với nhà đầu tư)

Danh mục chứng khoán cơ cấu

Cổ phiếu niêm yết

Trái phiếu

Các loại chứng khoán khác

Mã chứng  khoán

Số lượng

Mã chứng  khoán

Số lượng

Mã chứng  khoán

Số lượng

I

Thành viên lập quỹ

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Nhà đầu tư

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NGÂN HÀNG GIÁM SÁT, NGÂN HÀNG LƯU KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC)
CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group