1. Tranh chấp dân sự là gì?
Hiện nay, pháp luật chưa có một khái niệm rõ ràng về tranh chấp dân sự. Tranh chấp dân sự được hiểu là những tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự về các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.
Các loại tranh chấp dân sự phổ biến hiện nay là: Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về hợp đồng dân sự, tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các vấn đề về ly hôn,…
Khi phát sinh vấn đề cần giải quyết tranh chấp dân sự, các bên đều mong muốn tìm được biện pháp giải quyết tranh chấp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình, ít tốn kém thời gian và tiền bạc. Vì vậy, lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là vô cùng quan trọng. Hiện nay, phương thức giải quyết tranh chấp dân sự: thương lượng, hòa giải, khởi kiện.
3. Khởi kiện vụ án dân sự
Khi các phương thức thương lượng, hòa giải không đem lại kết quả, các chủ thể mới lựa chọn phương thức khởi kiện lên Tòa án để giải quyết.
Đây là phương thức có sự tham gia giải quyết của đại diện quyền lực nhà nước là Tòa án nhân dân. Vì vậy quy trình giải quyết tranh chấp phải tuân thủ quy định chặt chẽ của pháp luật tố tụng. Đồng thời, bản án, quyết định của Tòa án được đảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan thi hành án của nhà nước.
Khi khởi kiện, các bên phải xác định được đối tượng tranh chấp là gì? Điều này nhằm giúp việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết đồng thời tạo điều kiện để quá trình khởi kiện thuận lợi hơn.
3. Phân loại thẩm quyền của Tòa án
3.1. Thẩm quyền của Tòa án theo loại việc
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo loại việc là tổng hợp các loại vụ việc về dân sự mà Tòa án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự (TTDS). Thẩm quyền về loại việc của Tòa án sẽ phân định với những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác.
Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2015 được xây dựng dựa trên Hiến pháp năm 2013 và theo đó nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được ghi nhận tại Điều 4 BLTTDS năm 2015. Đáng chú ý là sự bổ sung khoản 2 Điều luật này: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”, đây có thể nói là sự thay đổi quan trọng nhất của BLTTDS năm 2015 so với BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân, quyền tiếp cận công lý của người dân được thực hiện.
3.2. Thẩm quyền của Tòa án theo cấp
Theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án năm 2014 quy định về hệ thống tổ chức Tòa án thì TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với các VADS. Do vậy, việc xác định đúng thẩm quyền của Tòa án theo cấp chỉnh là việc xác định xem đối với một VADS cụ thể TAND cấp huyện hay TAND cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết. Việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo cấp được quy định tại Điều 35, 37 BLTTDS năm 2015 dựa trên tính chất phức tạp của từng loại vụ việc, dựa vào điều kiện cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thực tế của đội ngũ cán bộ Tòa án.
3.3. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của các bên đương sự
Về nguyên tắc việc phân định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ phải được tiến hành dựa trên cơ sở bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án được nhanh chóng, đúng đắn, bảo đảm việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự nhưng vẫn đảm bảo Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án thuận lợi nhất cho việc tham gia tố tụng của đương sự, là Tòa án có điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết vụ án. Về căn bản các quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ tại Điều 39 và Điều 40 BLTTDS năm 2015 đã kế thừa các quy định của BLTTDS trước đây. Các tranh chấp về hôn nhân và gia đình do Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ luật dân sự năm 2015 điểu chỉnh đều thuộc. thẩm quyển giải quyết của Tòa dân sự.
Bên cạnh các quy định về xác định thẩm quyền như trên thì để đảm bảo thuận tiện cho nguyên đơn trong việc tham gia tố tụng, tại điểm b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định nguyên đơn, người yêu cầu có thể lựa chọn Tòa án mà không cần sự đồng ý của bị đơn, người yêu cầu. Quy định này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi, linh hoạt cho chủ thể khởi kiện thực hiện việc lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết cho mình, trao cho họ sự chủ động trong việc lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp trong một số trường hợp nhất định như: Nguyên đơn không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn; tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;…
4. Quy định về lựa chọn thẩm quyền của Tòa án
Trong một số trường hợp việc xác định thẩm quyền theo lãnh thổ gặp khó khăn ví dụ trong vụ án có nhiều bị đơn mà nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc có trụ sở ở một nơi khác nhau, hoặc trong một vụ tranh chấp bất động sản, các bất động sản ở nhiều nơi khác nhau, V.V. hoặc nếu để Tòa án có thẩm quyển theo lãnh thổ giải quyết sẽ không thuận lợi cho nguyên đơn, người yêu cầu, trong một số trường hợp lợi ích của nguyên đơn, người yêu cầu phải được chú ý bảo vệ, ví dụ như nguyên đơn là người bị bị đơn gây thiệt hại, V.V.. Vì thế, Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành đã quy định trong một số trường hợp nguyên đơn, người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết vụ việc. Khi áp dụng Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì cần phải chú ý:
– Về nguyên tắc là phải áp dụng Điểu 35, 37 và Điểu 39 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành để xác định thẩm quyển. Vì vậy, khi nguyên đơn chọn Tòa án để khởi kiện thì phầi đối chiếu với quy định của Điều 35, 37 và Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành để xác định việc nguyên đơn lựa chọn Tòa án giải quyết có được pháp luật cho phép hay không? Và có phù hợp, có thỏa mãn điều kiện đã quy định ỏ Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành hay không? Nếu là trường hợp bắt buộc phải tuân theo quy định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì không chấp nhận yêu cầu lựa chọn Tòa án của nguyên đơn và phải áp dụng Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành để xác định thẩm quyền.
Ví dụ: Điểm a khoản 1 Điểu 40 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành quy định: “Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết”. Như vậy, chỉ trong trường hợp không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị dơn, thì nguyên đơn mới có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.
– Trong trường hợp pháp luật có quy định việc yêu cầu lựa chọn Tòa án giải quyết vụ việc dân sự không đòi hỏi phải có bất kỳ điều kiện nào, thì nguyên đơn, ngưòị yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hạỉ giải quyết và Tòa án chấp nhận yêu cầu đó.
Ví dụ: Điểm d khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành quy định: “Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết”. Như vậy, trong trường hợp này việc yêu cầu lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự không đòi hỏi phải có bất kỳ điều kiện nào, nên nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở. hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết và Tòa án chấp nhận yêu cầu đó.
– Trong trường hợp nguyên đơn, người yêu cầu được quyển lựa chọn nhiều Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, ví dụ tại điểm h, điểm i khoản 1 Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành đã quy định: “h) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết; i) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sàn có ồ nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có một trong các bất động sản giải quyết”. Với quy định này thì khi nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Tòa án phải giải thích cho đương sự biết là chỉ có một Tòa án trong các Tòa án được điểu luật quy định nơi có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự để đương sự lựa chọn. Tòa án nơi đương sự đã lựa chọn, phải yêu cầu người khởi kiện, người yêu cầu phải cam kết trong đơn khởi kiện không khởi kiện hoặc trong đơn yêu cầu không yêu cầu tại các Tòa án khác?
Trong trường hợp ngưòi khởi kiện, người yêu cầu đã nộp đơn khởi kiện, nộp đơn yêu cầu tại nhiều Tòa án khác nhau được điều luật quy định, thì Tòa án đã thụ lý đầu tiên theo thời gian có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Các Tòa án khác, nếu chưa thụ lý thì căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu.
Nếu đã thự lý thì căn cứ điểm b khoản 1 Điều 192 và khoản 1, khoản 2 Điều 218 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, xóa tên vụ việc dân sự đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu.
Nếu đương sự đã nộp tiền tạm ứng án phí, thì Tòa án căn cứ vào khoản 3 Điều 198 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành trả lại tiền tạm ứng án phí cho người đã nộp.
5. Quyển lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình của nguyên đơn
Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp trong các trường hợp sau:
a) Nếu không biết được nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.
Với quy định trên, nguyên đơn chỉ được chọn Tọa án nơi bị đơn cư trú; làm việc, có trụ sở cuối cùng giải quyết hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết khi không biết được nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn, còn nếu biết được một trong các địa chỉ trên thì phải áp dụng điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành để xác định thẩm quyền Tòa án.
Về nguyên tắc nguyên đơn đi kiện phảị xác định nơi bị đơn đang cư trú, làm việc ỏ đâu, thì Tòa án mới có Cơ sở thụ lý, giải quyết. Nếu nguyên đơn không xác định được địa chỉ của bị đơn mà vẫn khởi kiện, Tòạ án vẫn thụ lý giải quyết thì không bảo đảm được quyền và nghĩa vụ chứng minh của bị đơn, nên Tòa án không thể giải quyết được. Tuy nhiên, nếu nguyên đơn chứng minh được việc bị đơn cố tình giấu đĩa chỉ hoặc thuộc trường hợp bị đơn thay đổi địa chỉ liên tục, không ở một nơi nhất định thì nguyên đơn có quyền áp dụng điểm a khoản i Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành để lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuôì cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản để giải quyết.
b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoặt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầù Tòa án hơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết.
Ví dụ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam có trụ sở tại quận H, Hà Nội, và có chi nhánh tại huyện K tỉnh Lào Cai; nếu tranh chấp phát sinh từ chi nhánh ở Lào Cai thì nguyên đơn có quyền lựa chọn khởi kiện tại Tòa án huyện K tỉnh Lào Cai hoặc khởi kiện tại Tòa án quận H, thành phố Hà Nội.
c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết.
d) Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết.
đ) Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết.
Ví dụ nguyên đơn và bị đơn đều ở huyện M nhưng hai bên có ký kết hợp đồng và hợp đồng này được thực hiện ở huyện P thì nguyên đơn có quyển lựa chọn Tòa án huyện P để giải quyết tranh chấp về hợp đồng đó.
e) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc có trụ sở giải quyết.
Ví dụ: Trong vụ án có năm bị đơn cư trú ở năm huyện khác nhau thì nguyên đơn có quyền yêu cầu một trong năm Tòa án huyện có bị đơn cư trú giải quyết.
g) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản ở nhiều địa phựơng khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.
Ví dụ: A yêu cầu chia di sản thừa kế ba căn nhà ỏ ba huyện khác nhau là huyện M, huyện N, huyện Q. Nguyên đơn A có thể chọn một trong ba huyện có nhà đất là di sản thừa kế để khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế nhà đất.
6. Các trường hợp người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình
Người yêu cầu có quyền lựa chọn Toà án giải quyết trong cầc trường hợp sau:
a) Đối với yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc hoặc có trụ sở giải quyết:
Nếu như đối với các vụ việc dân sự trên chỉ có người yêu cầu và người bị yêu cầu thì người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án nơi mình cư trú, làm việc hoặc có trụ sở giải quyết, nhưng trong các việc dân sự có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng, thì người yêu cầu có quyền yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc hoặc có trụ sở giải quyết hay phải chọn Tòa án nơi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết? Có thể là do pháp luật không có quy định Tòa án nơi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cư trú, làm việc hoặc có trụ sở giải quyết, do đó, ngưòi yêu cầu vẫn có quyền lựa chọn nơi mình cự trú, làm việc hoặc có trụ sở giải quyết.
b) Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 28 của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết.
c) Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi người con cư trú giải quyết.
Như vậy trong trường hợp của chị nếu anh chị đang sống và làm việc tại Hà Nội thì có thể lựa chọn Tòa án cấp Quận nơi hai anh chị tạm trú để làm thủ tục ly hôn theo đung quy định của pháp luật.