1. Quy định về nghỉ thai sản và nghỉ phép hàng năm ?
Người gửi : LY DO
Luật sư trả lời:
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019:
Điều 113. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
.
Khoản 7, Điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hàng năm.
Căn cứ quy định nêu trên, thời gian nghỉ chế độ thai sản 2 tháng cuối năm 2015 và 4 tháng đầu năm 2016 của bạn được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hàng năm.
Trong năm 2016, bạn có 4 tháng nghỉ chế độ thai sản (từ tháng 1/2016 đến hết tháng 4/2016) được coi là thời gian làm việc và nếu có đủ 8 tháng làm việc (từ tháng 5/2016 đến hết tháng 12/2016) thì số ngày nghỉ hàng năm (còn gọi là nghỉ phép) của năm 2016 được tính đủ 12 ngày.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng./.
2. Đóng bảo hiểm ngắt quãng thì có được hưởng chế độ thai sản không ?
Nếu vậy em đóng bảo hiểm liên tục được 5 tháng, nhưng theo chế độ hưởng thai sản thì phải đóng bảo hiểm đủ 6 tháng trong 12 tháng trước khi sinh con. Tính ra em đóng được 9 tháng nhưng không liên tục vì bị thôi việc ngắt quãng không đóng, vậy em có được hưởng chế độ thai sản không ạ ? Mong Luật sư tư vấn để em hiểu rõ hơn ạ !
Em xin chân thành cảm ơn !
Luật sư tư vấn pháp luật Bảo hiểm thai sản, gọi:1900.0191
Luật sư trả lời:
Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“….2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con…”
Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì không bắt buộc bạn phải đóng bảo hiểm xã hội liên tục, chỉ cần xác định bạn đóng đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh hoặc bạn đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh thì bạn đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản rồi.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư ư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
3. Có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản không?
>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động gọi: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về chế độ thai sản như sau:
“Điều 31.Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”.
Bạn dự kiến sinh vào tháng 1/2016, cho nên khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh của bạn được xác định từ tháng 1/2015 đến tháng 1/2016. Trong khoảng thời gian này bạn đóng bảo hiểm từ tháng 1/2015 đến tháng 7/2015, tức là bạn có 7 tháng đóng bảo hiểm. Cho nên bạn hoàn toàn đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Tư vấn về thủ tục hưởng chế độ thai sản và chuyển chế độ về địa phương khác ?
4. Có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh em bé ?
Luật sư tư vấn luật lao động gọi: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Bạn sinh em bé vào tháng 6/2016 và bạn tham gia BHXH từ tháng 8/2015 đến hết tháng 5/2016 như vậy bạn hoàn toàn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật. Cụ thể Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Điều 31.Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Vì đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản nên sau khi sinh bạn làm thủ tục lên công ty để được giải quyết chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Có đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản hay không ?
5. Không dùng thẻ BHYT của công ty có được hưởng thai sản không?
Luật sư trả lời:
Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Căn cứ theo quy định trên thì điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con là:
+ Trong trường hợp bình thường: Đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh.
+ Trong trường hợp phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải đóng BHXH từ 12 tháng trở lên và đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Nếu bạn đủ điều kiện nêu trên bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản, việc bạn có dùng thẻ bảo hiểm y tế do công ty cấp hay không là do nhu cầu của bạn, và chế độ bảo hiểm y tế là một chế độ khác, không liên quan đến chế độ của BHXH.
Vì vậy, dù bạn không dùng thẻ bảo hiểm y tế của công ty nhưng bạn đủ điều kiện hưởng BHXH theo quy định tại Điều 31 Luật BHXH thì bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản.
– Bạn nộp lại cho công ty bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con để công ty làm chế độ thai sản cho bạn.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng./.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội – Công ty luật LVN Group