1. Em có tìm hiểu và được biết người lao động được nghỉ 01 ngày có hưởng lương khi có con kết hôn. Vậy quy định này có áp dụng đối với con nuôi không ạ?
2. Trong trường hợp người lao động được nhận làm con nuôi, có đầy đủ giấy tờ xác nhận việc nuôi con nuôi của chính quyền địa phương thì họ có được nghỉ 03 ngày có hưởng lương khi bố/mẹ nuôi của họ mất không?
Và căn cứ tiền lương để chi trả cho người lao động trong trường hợp này là như thế nào ạ?
Rất mong nhận được phản hồi sớm từ Luật sự, em xin cảm ơn?
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật lao động của Công ty Luật LVN Group.
>> Luật sư tư vấn chế độ kiêm nhiệm chức vụ, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật lao động trực tuyến của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý
Bộ luật Lao động năm 2012
Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.
Nghị định 148/2018/NĐ-CPsửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.
2. Nội dung tư vấn
Điều 116 Bộ luật Lao động 2012 quy định hai loại thời gian nghỉ ngơi: thời gian nghỉ về việc riêng và thời gian nghỉ không hưởng lương. Tùy từng trường hợp và đối tượng khác nhau (chết hay kết hôn) mà pháp luật quy định thời gian nghỉ và quyền lợi hưởng khác nhau. Cụ thể:
Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Về thắc mắc thứ nhất của bạn, theo quy định này, người lao động sẽ được nghỉ 01 ngày hưởng nguyên lương khi có con kết hôn. Tại quy định này, pháp luật không phân biệt con nuôi hay con đẻ. Tức là, chế độ nghỉ hưởng nguyên lương 01 ngày này vẫn sẽ được áp dụng đối với con nuôi.
Với thắc mắc thứ hai của bạn, có thể thấy hiện nay luật chỉ quy định áp dụng chế độ nghỉ 03 ngày vẫn hưởng nguyên lương cho người lao động khi có bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết. Như vậy, không áp dụng chế độ nghỉ nêu trên đối với trường hợp là bố mẹ nuôi. Do đó, dù người lao động có đầy đủ giấy tờ chứng minh quan hệ nuôi dưỡng thì vẫn sẽ không được nghỉ có hưởng lương khi bố/mẹ nuôi mất. Trong trường hợp này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Về tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động
Khoản 9 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2018) sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định như sau:
“2. Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm tại Điều 111; ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Điều 112; ngày nghỉ lễ, tết tại Điều 115 và ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương tại Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương.”
Như vậy, tiền lương làm căn cứ để tính hưởng cho người lao động khi nghỉ việc có hưởng lương theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Lao động năm 2012 là tiền lương theo hợp đồng lao động chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương.
Ngoài ra, người lao động cần lưu ý răng trong thời gian nghỉ việc riêng nêu trên nếu trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động sẽ không được nghỉ bù vào ngày khác.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn có liên quan đến quy định về nghỉ việc riêng có hưởng lương của người lao động. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do bạn cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để bạn tham khảo.
Trong quá trình giải đáp nếu còn vướng mắc, bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật Minh KHuê