1 Khái niệm về người tiến hành tố tụng hình sự

Theo khoản 2 điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định “Người tiến hành tố tụng gồm có Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên” Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, có một số hành vi tố tụng của một số người như: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát các cấp; Chánh án, Phó chánh án Toà án các cấp, nhưng Bộ luật tố tụng hình sự lại không quy định họ là người tiến hành tố tụng phiên toà.

Có quan điểm cho rằng, những người như : Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát; Chánh án, Phó chánh án Toà án khi thực hiện nhiệm vụ của mình là nhân danh cơ quan tiến hành tố tụng nên họ không thể là người tiến hành tố tụng được, nếu coi họ là người tiến hành tố tụng thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ không còn tồn tại, vì chức năng nhiệm vụ của cơ quan tiến hành tố tụng được thực hiện thông qua hành vi của những người đứng đầu cơ quan đó.

Người đứng đầu các cơ quan tiến hành tố tụng thay mặt cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng nhiệm vụ của cơ quan do mình đứng đầu, do đó mọi hành vi của người đứng đầu phải coi là hành vi của cơ quan tiến hành tố tụng, nếu không như vậy thì việc quy định cơ quan tiến hành tố tụng chỉ còn là hình thức, hơn nữa nếu quy định người đứng đầu cơ quan tiến hành tố tụng là người tiến hành tố tụng thì việc thay đổi những người tiến hành tố tụng này sẽ được thực hiện như thế nào? Giả thiết có một Chánh án bị thay đổi thì việc bổ nhiệm Chánh án phải qua nhiều khâu xét duyệt, như vậy làm sao bảo đảm tiến độ giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Do đó Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành chỉ quy định Điều tra viên, Kiểm sất viên, Thẩm phán, Thư ký phiên toà là người tiến hành tố tụng là hoàn toàn chính xác và chỉ người tiến hành tố tụng mới bị thay đổi chứ cơ quan tiến hành tố tụng thì không thể thay đổi được.

Người đứng đầu cơ quan tiến hành tố tụng lại thực hiện nhiệm vụ của người tiến hành tố tụng như: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra trực tiếp điều tra vụ án; Viện trưỏng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát tham gia phiên toà với tư cách là “Công tố viên”; Chánh án, Phó Chánh án Toà án làm chủ toạ phiên toà hoặc là thành viên trong Hội đồng xét xử. Khi những người này thực hiện nhiệm vụ họ không nhân danh cơ quan tiến hành tố tụng, cũng không nhân danh chức vụ có tính chất hành chính mà chỉ nhân danh người tiến hành tố tụng (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán) và vì vậy họ cũng có thể bị thay đổi, nhưng không phải thay đổi chức vụ của họ mà là thay đổi cá nhân họ với tư cách là người tiến hành tố tụng.

Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Toà án nhân dân tối cao là chủ toạ phiên toà giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Uỷ ban Thẩm phán hoặc của Hội đồng Thẩm phán theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và trong những phiên toà này thì Viện trưởng Viện kiểm sát tham gia phiên toà với tư cách là người tiến hành tố tụng; nếu Viện trưởng không tham gia thì phải uỷ quyền cho một Kiểm sát viên và trong quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm phải ghi rõ sự uỷ quyền này. Nhưng nếu Chánh án Toà án hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát tham gia phiên toà sơ thẩm hoặc phúc thẩm thì họ chỉ tham gia với tư cách là Thẩm phán hoặc Kiểm sát viên, vì theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì Hội đồng xét xử chỉ có Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân còn Viện kiểm sát tham gia phiên toà chỉ có Kiểm sát viên và trong trường hợp này bản án chỉ ghi họ là Thẩm phán hoặc Kiểm sát viên mà không cần phải ghi chức vụ của họ như một số bản án.Vì họ là người đứng đầu cơ quan tiến hành tố tụng nên việc thay đổi họ phải do người đứng đầu cơ quan tiến hành tố tụng cấp trên quyết định để bảo đảm tính khách quan

2 Quy định về Thẩm phán

Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật; Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu và khu vực do Chánh án Toà án nhân dân tối cao bổ nhiệm; riêng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao và Toà án quân sự trung ương do Chủ tịch nước bổ nhiệm.

Thẩm phán làm chủ toạ phiên toà sơ thẩm, nếu vụ án thuộc trường hợp Hội đồng xét xử phải có 5 thành viên thì có thêm một Thẩm phán tham gia. Thẩm phán làm chủ toạ phiên toà sơ thẩm do Chánh án Toà án cùng cấp phân công Chủ toạ phiên toà có quyền và nghĩa vụ sau:

– Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam;

– Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

– Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;

– Điều hành việc xét xử vụ án, tranh tụng tại phiên tòa;

– Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;

– Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;

– Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa;

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án theo quy định của Bộ luật này.

Trong trường hợp Hội đồng xét xử có 5 người, ngoài Thẩm phán chủ toạ phiên toà còn một Thẩm phán là thành viên của Hội đồng xét xử, nhưng Bộ luật tố tụng hình sự không có quy định quyền và nghĩa vụ riêng cho vị Thẩm phán này nên thực tiễn xét xử Thẩm phán không phải là chủ toạ phiên toà thực hiện nhiệm vụ như là Hội thẩm nhân dân. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp Thẩm phán không phải chủ toạ phiên toà cũng cùng với chủ toạ phiên toà tham gia điều khiển phiên toà, tham gia xét hỏi, thậm chí việc xét hỏi chủ yếu do Thẩm phán không chủ toạ phiên toà thực hiện, nhất là đối với các vụ án có nhiều bị cáo, phải tiến hành xét xử trong nhiều ngày liên tục thì Thẩm phán không chủ toạ phiên toà giữ vai trò rất quan trọng.

Theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự thì việc xét xử sơ thẩm có thể có Thẩm phán dự khuyết, nếu có Thẩm phán dự khuyết thì họ phải có mặt tại phiên toà từ đầu mới được tham gia xét xử.

Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử hình sự sơ thẩm phải từ chối hoặc bị thay đổi nếu:

– Họ đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp. pháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị cáo;

– Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án đó;

– Là người thân thích với người cùng trong một Hội đồng xét xử phúc thẩm;

– Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thư ký phiên toà;

– Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiêm vụ.

Trên, thực tiễn xét xử rất ít trường hợp bị vi phạm. Tuy nhiên, cũng qua thực tiễn xét xử, việc thay đổi Thẩm phán hoặc một số vấn đề khác cần phải tiếp tục nghiên cứu bổ sung, sửa đổi Bộ luật tô’ tụng hình sự cho phù hợp với thực tiễn và bảo đảm cho Thẩm phán thật sự vô tư trong khi xét xử.

3 Quy định về Hội Thẩm

Hội thẩm là những người không phải như Thẩm phán chuyên nghiệp, họ đại diện cho các tầng lớp nhân dân tham gia xét xử để bảo vệ quyền lợi cho các thành viên trong tổ chức của mình và thay mặt nhân dân giám sát việc xét xử của Toà án. Hội thẩm là người được bầu hoặc Hội thẩm nhân dân được cử theo quy định của pháp luật. Trong những trường hợp những vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên thì Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử phải là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (Điều 277 Bộ luật tố tụng hình sự). Hội thẩm tham gia xét xử theo sự phân công của Chánh án Toà án cùng cấp.

Hội thẩm bao gồm Hội thẩm nhân dân và Hội thẩm quân nhân, được bầu hoặc được cử theo quy định của pháp luật.Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi nếu: họ đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị cáo; nếu đã tham gia trong vụ án với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch; nếu trong cùng một Hội đồng xét xử họ là người thân thích với Thẩm phán hay thân thích với nhau; nếu đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc đã tiến hành tố tụng trong vụ án với tư cách là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thư ký phiên toà; nếu có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ

Nhiệm vụ quyền hạn của Hôiị thẩm được quy định cụ thể tại điều 46 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 như sau

“1 Hội thẩm được phân công xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa;

b) Tiến hành xét xử vụ án;

c) Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.

2. Hội thẩm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.”

Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 cũng quy định tại các điều 84 và 89 như sau

Điều 84

“1. Hội thẩm Tòa án nhân dân gồm có:

a) Hội thẩm nhân dân;

b) Hội thẩm quân nhân.

2. Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo phân công của Chánh án Tòa án nơi được bầu làm Hội thẩm nhân dân.

3. Hội thẩm quân nhân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự theo phân công của Chánh án Tòa án nơi mình được cử làm Hội thẩm quân nhân.

4. Hội thẩm có nghĩa vụ thực hiện sự phân công của Chánh án Tòa án, trường hợp không thực hiện được thì phải nêu rõ lý do.

5. Trong 01 năm công tác mà Hội thẩm không được Chánh án Tòa án phân công làm nhiệm vụ xét xử thì có quyền yêu cầu Chánh án Tòa án cho biết lý do.”

Điều 89 quy định về trách nhiệm của Hội thẩm

“1. Trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật.

2. Tham gia xét xử theo sự phân công của Chánh án Tòa án mà không được từ chối, trừ trường hợp có lý do chính đáng hoặc do luật tố tụng quy định.

3. Độc lập, vô tư, khách quan trong xét xử, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.

4. Tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.

5. Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật.

6. Tích cực học tập để nâng cao kiến thức pháp luật và nghiệp vụ xét xử.

7. Chấp hành nội quy, quy chế của Tòa án.

8. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Hội thẩm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Hội thẩm đó thực hiện nhiệm vụ xét xử phải có trách nhiệm bồi thường và Hội thẩm đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của pháp luật.”

4 Quy định về Thư ký tòa án

Thư ký Toà án là công chức làm việc tại Toà án có nhiệm vụ ghi chép, tống đạt văn bản tố tụng, nhận, giữ, sắp xếp, chuyển hồ sơ hướng dẫn, phổ biến cho đương sự; và làm những công việc khác đảm bảo cho Thẩm phán Toà án thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Thư ký phiên toà được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định là người tiến hành tố tụng, nhưng cho đến nay chưa có văn bản dưới luật nào quy định tiêu chuẩn, thẩm quyền cũng như chức năng nhiệm vụ của Thư ký phiên toà. Tuy nhiên, căn cứ vào tổ chức hoạt động của Toà án nhân dân và của Toà án quân sự, đồng thời qua thực tiễn xét xử thì Thư ký phiên toà trước hết phải là người trong biên chế của Toà án nhân dân các cấp hoặc Toà án quân sự các cấp (gọi chung là cán bộ toà án); có trình độ pháp lý nhất định; có khả năng ghi chép đầy đủ, rõ ràng những câu hỏi và câu trả lời trong khi tiến hành phiên toà; có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao bao gồm cả yếu tố ngoại hình như không có dị tật, dị hình (cụt chân, cụt tay, chột mắt, méo miệng) và những dị tật, dị hình, khác ảnh hưởng trực tiếp đến tư thế của người tiến hành tố tụng. Hiện nay việc tuyển chọn Thư ký phiên toà được thực hiện như tuyển chọn viên chức Nhà nước, có thi tuyển và có quy định về một số tiêu chuẩn, như phải có trình độ pháp, lý nhất định, có sức khoẻ v.v…

Vấn đề đáng quan tâm hiện nay đối với Thư ký phiên toà là việc xác định chức năng nhiệm vụ của họ trước, trong và sau phiên toà mà trọng tâm là việc ghi biên bản phiên toà.

4.1 Nhiệm vụ của thư ký tòa án trước khi mở phiên tòa

Sau khi nhận hồ sơ vụ án, người được phân công làm Thư ký phiên toà phải kiểm tra hồ sơ xem có đủ tài liệu (bút lục) không; viết giấy triệu tập phiên toà và các giấy tờ khác theo sự phân công của Thẩm phán chủ toạ phiên toà; tống đạt các quyết định của Toà án cho bị cáo và những người tham gia tố tụng như: quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn, quyết định kê biên v.v…; nhận các giấy tờ, tài liệu để bổ sung vào hồ sơ vụ án mà cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân gửi cho Hội đồng xét xử và làm một số việc có liên quan đến việc mở phiên toà theo sự phân công của Thẩm phán chủ toạ phiên toà; quản lý hồ sơ vụ án trong suốt quá trình xét xử cho đến khi vụ án được chuyển lên Toà án cấp trên họặc đưa vào lưu trữ. Hiện nay, hầu hết các Toà án giao cho Thư ký phiên toà dự thảo phần đầu của bản án (lý lịch bị cáo, nội dung vụ án) còn Thẩm phán chủ toạ phiên toà viết tiếp phần còn lại (phần nhận xét và phần quyết định

4.2 Nhiệm vụ của thư ký tòa án trong phiên tòa

Trước khi khai mạc phiên toà, Thư ký phiên tòa phải kiểm tra và yêu cầu những người được triệu tập đến phiên toà nộp giấy triệu tập tại bàn thư ký và hựớng dẫn họ ngồi đúng vị trí đã quy định trong phòng xử án; phổ biến nội quy phiên toà (tuỳ từng trường hợp, có thể chỉ phổ biến một lần hoặc nhiều lần); khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án, Thư ký phiên toà phải yêu cầu mọi người đứng dậy theo quy định của pháp luật.

Sau khi chủ toạ phiên toà khai mạc phiên toà, theo yêu cầu của chủ toạ, Thư ký phiên toà phải báo cáo kết quả triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên toà, ai có mặt ai vắng mặt, những người vắng mặt có lý do hay không. Nộp cho Hội đồng xét xử những giấy, tờ, tài liệu mà người tham gia tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp tại bàn thư ký (việc này có thể xảy ra trong quá trình xét xử cho đến khi kết thúc phiên toà); ghi biên bản phiên toà.

Biên bản phiên toà là một văn bản rất quan trọng, nó phản ảnh mọi diễn biến tại phiên toà, qua đó có thể xác định một phiên toà diễn ra có đúng pháp luật hay không, có thể nói biên bản phiên toà là một tài liệu có nội dung tường thuật tại chỗ phiên toà từ khi khai mạc cho đến lúc kết thúc phiên toà. Hiện nay, do điều kiện nước ta chưa đủ kinh phí để tổ chức ghi âm toàn bộ diễn biến phiên toà, nên việc ghi biên bản phiên toà của Thư ký phiên toà lại càng quan trọng. Phản ảnh đầy đủ, trung thực diễn biến phiên toà là yêu cầu tiên quyết đối với Thư ký phiên toà. Nội dung của biên bản phiên toà có thể khác nhau tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể, nhưng nó phải phản ảnh được những nội dung sau:

– Phiên toà được mở vào ngày giờ nào, ở đâu, xử kín hay xử công khai.

– Họ tên những người tiến hành tố tụng (Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên toà); họ tên những người tham gia tố tụng (bị cáo; người bào chữa; người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người bảo vệ quyền lợi của đương sự; người làm chứng; người phiên dịch; người giám định và những người khác mà Toà án triệu tập đến phiên toà. Những người nào có mặt, vắng mặt, nếu vắng mặt thì có lý do hay không.

– Ghi đầy đủ mọi diễn biến trong phần thủ tục phiên toà như: chủ toạ phiên toà có đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử không, có hỏi căn cước lý lịch bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không, có giải thích quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên toà không, có giới thiệu thành phần Hội đồng xét xử không, có ai xin thay đổi người tiến hành tố tụng không, có ai yêu cầu đưa các chứng cứ và người làm chứng mới ra toà không, việc giải quyết các yêu cầu của chủ toạ phiên toà và của Hội đồng xét xử như thế nào v.v…

– Ghi những yêu cầu của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác về bản cáo trạng mà Viện kiểm sát công bố tại phiên toà; các quyết định bổ sung hoặc rút một phần hoặc toàn bộ cáo trạng của Kiểm sát viên (nếu có).

– Trong phần xét hỏi tại phiên toà, thư ký phải ghi đầy đủ những câu hỏi và câu trả lời, trong quá trình xét hỏi nếu có việc giải thích của chủ toạ phiên toà hoặc việc công bố lời khai hay việc xử lý của chủ toạ phiên toà đối với những người tham gia phiên toà đều phải ghi lại trung thực và đầy đủ. Đây là phần rất quan trọng nhưng hiện nay rất ít biên bản phiên toà ghi chép đầy đủ. Tuy nhiên để khắc phục tình trạng này đã có một số Thư ký phiên toà dùng máy ghi âm ghi lại những câu hỏi và câu trả lời sau đó chép lại, đây là một sáng kiến mà các Thư ký phiên toà nên học tập.

– Trong phần tranh luận, ghi tóm tắt nội dung bản luận tội của Kiểm sát viên tại phiên toà, những lời bào chữa của bị cáo, của người bào chữa và những .người khác.

Hiện nay không có quy định nào của pháp luật về việc lưu các văn bản (bản luận tội, bài bào chữa của Luật sư của LVN Group, của bị cáo và những người tham gia tố tụng) trong hồ sơ vụ án, nên có trường hợp hồ sợ lưu không có các tài liệu này. Đúng ra, các văn bản này phải coi là tài liệu cần phải lưu trong hồ sơ vụ án như là một tài liệu bắt buộc có đánh số bút lục, để có căn cứ cho việc kiểm tra xem xét vụ án theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

– Cuối cùng là ghi toàn văn phần quyết định của bản án do chủ toạ phiên toà đọc tại phiên toà. Việc này tưởng đơn giản nhưng nhiều khi lại rất quan trọng vì đã có trường hợp chủ toạ phiên toà đọc bản án tại phiên toà không đúng với bản án được phát hành gửi cho Viện kiểm sát, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Trong trường hợp này thì quyết định mà chủ toạ đọc tại phiên toà đã được thư ký phiên toà ghi lại là quyết định chính thức.

4.3 Nhiệm vụ của thư ký tòa án khi kết thúc phiên tòa

Sau khi phiên toà kết thúc ,Thư ký phiên toà kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ vụ án, sắp xếp lại theo thứ tự (bút lục), đồng thời đánh số tiếp các tài liệu (bút lục) được đưa vào hồ sơ trong giai đoạn xét xử; kiểm tra chỉnh lý biên bản phiên toà để chủ toạ cùng ký vào biên bản phiên toà; tổ chức việc phát hành bản án; nếu vụ án có kháng cáo hoặc kháng nghị theo thủ tục phúc phẩm, thì làm tờ trình kháng cáo và chuyển hồ sơ lên toà án cấp trên để xét xử phúc thẩm; trường hợp không có kháng cáo kháng nghị thì chuyển hồ sơ cho phòng lưu trữ

Thư ký phiên toà là người tiến hành tố tụng nên cũng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu: đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị can bị cáo; đã tham gia với tư cách là ngựời bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án; đã tiến hành tố tụng trong vụ án với tư cách là Kiểm sát viên, Điều tra viên, Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân, hoặc có căn cứ rõ ràng để cho rằng có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Việc thay đổi Thư ký phiên toà do Hội đồng xét xử quyết định. Việc cử Thư ký phiên toà khác do Chánh án Toà án quyết định

5 Quy định về Kiểm sát viên tham gia phiên tòa

Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật, có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật, tham gia phiên toà hình sự để thực hiện quyền công tố

Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ nếu có căn cứ cho rằng việc đó là trái pháp luật, nếu Viện trưởng Viện kiểm sát vẫn quyết định thì phải chấp hành, nhưng không phải chịu trách nhiệm về việc chấp hành đó mà Viện trưởng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Kiểm sát viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu: đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là ngườị đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị can bị cáo; đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án; đã tiến hành tố tụng trong vụ án với tư cách là Điều tra viên, Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân hoặc Thư ký phiên toà, hoặc có căn cứ rõ ràng để cho rằng có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ

Việc thay đổi Kiểm sát viên trước khi mở phiên tòa do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định. Nếu người bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thi do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên quyết định. Trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên tại phiên toà thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà. Việc cử Kiểm sát viên khác do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc cấp trên quyết định

Kiểm sát viên tham gia phiên toà hình sự sơ thẩm vừa làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố vừa làm nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Toà án và những người tham gia tố tụng. Do qụan niệm không đúng, cho nên không ít trường hợp những người tham gia phiên toà, thậm chí cả Kiểm sát viên chỉ nghĩ rằng Kiểm sát viên tham gia phiên toà là người giữ quyền công tố còn không có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật.

Để thực hành quyền công tố Kiểm sát viên là người công bố bản cáo trạng, bổ sung cáo trạng hoặc rút cáo trạng tại phiên toà; tham gia cùng với Hội đồng xét xử xét hỏi tại phiên toà, trình bày lời luận tội, tranh luận với người bào chữa hoặc bị cáo; đưa ra chứng cứ hoặc yêu cầu, trong đó có quyền yêu cầu thay đổi thành viên của Hội đồng xét xử, Thư ký phiên toà.Để thực hiện quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên toà, Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, nếu phát hiện có vi phạm thì yêu cầu Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng sửa chữa ngay tại phiên toà. Ví dụ Hội đồng xét xử quên không giải thích quyền và nghĩa vụ cho những người tham gia tố tụng thì Kiểm sát viên có qụyền đề nghị Hội đồng xét xử giải thích qụyền và nghĩa vụ cho người tham gia tố tụng. Tuy nhiên việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên toà của Kiểm sát viên cũng phải bảo đảm đúng pháp luật, thực tiễn xét xử có không ít trường hợp Kiểm sát viên tham gia phiên toà tự. cho mình cái quyền mạt sát những người tham gia tố tụng, đập bàn, quát nạt mọi người; khi tranh luận với Luật sư của LVN Group lại đưa ra nhận xét thái độ của Luật sư của LVN Group mà không đưa ra các chúng cứ để bác bỏ, thậm chí còn điều khiển phiên toà thay chủ toạ, nhắc nhở những người trong phòng xử án phải thế này hoặc thế kia v.v…

Kiểm sát viên chỉ là người tiến hành tố tụng chứ không phải là thành viên của Hội đồng xét xử, theo quy định của Bộ luật tô’ tụng hình sự thì chỉ có Hội đồng xét xử khi vào phòng xử án, mọi người phải đứng dậy chào, nhưng thực tế Kiểm sát viên rất ít khi ngồi vào ghế trước khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án mà thường cùng vào phòng xử án với Hội đồng xét xử để được mọi người “chào”. Việc làm này tuy không ảnh hưởng gì đến kết quả phiên toà nhưng tạo ra tâm lý cho mọi người tưởng lầm Kiểm sát viên với Hội đồng xét xử là một.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với công ty Luật LVN Group chúng tôi : 1900.0191

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group

Luật LVN Group xin cảm ơn !