1. Thế nào là cố ý phạm tội ? vô ý phạm tội ?

 

Điều 10 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về cố ý phạm tội, cụ thể như sau:

“Điều 10. Cố ý phạm tội

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra”.

Điều 11 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về vô ý phạm tội, cụ thể như sau:

“Điều 11. Vô ý phạm tội

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó”.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

PHÂN TÍCH LỖI CỐ Ý PHẠM TỘI:

Cố ý phạm tội được quy định tại Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

“Điều 10. Cố ý phạm tội

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra”.

Bộ luật hình sự quy định rõ hai hình thức lỗi cố ý phạm tội, tuy không nói rõ đó là lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp, nhưng với nội dung quy định như trên chúng ta có thể hiểu được đó là hai hình thức lỗi: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.

Khoa học luật hình sự, khi nghiên cứu lỗi cố ý, còn chia ra nhiều hình thức khác nhau, các hình thức này không có ý nghĩa xác định trách nhiệm mà chỉ có ý nghĩa xác định mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Các hình thức đó là: cố ý co dự mưu và cố ý đột xuất; cố ý xác định và cố ý không xác định:

– Cố ý có dự mưu là trường hợp trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người có hành vi đó đã suy nghĩ, tính toán cẩn thận mới bắt tay vào việc thực hiện tội phạm

– Cố ý đột xuất là trường hợp một người vừa có ý định phạm tội đã thực hiện ngay ý định đó.

– Cố ý xác định là trường hợp trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người có hành vi đã xác định được hậu quả.

– Cố ý không xác định là trường hợp trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người có hành vi không hình dung chính xác hậu quả xảy ra như thế nào.

PHÂN TÍCH VỀ LỖI VÔ Ý PHẠM TỘI :

Vô ý phạm tội được quy định tại Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

“Điều 11. Vô ý phạm tội

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó”.

Bộ luật hình sự không quy định rõ các hình thức vô ý phạm tội nhưng căn cứ vào nội dung quy định trên, chúng ta thấy rõ có hai hình thức vô ý phạm tội mà khoa học luật hình sự gọi là vô ý cẩu thả và vô ý vì quá tự tin.
– Vô ý vì cẩu thả là trường hợp do cẩu thả mà người phạm tội không thấy trước khả năng gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước. Tiêu chuẩn để xác định một người phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội là căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra sự việc, một người bình thường cũng có thể thấy trước; ngoài ra còn phải căn cứ độ tuổi, trình độ nhận thức, trình độ văn hóa, tay nghề, v.v..
– Vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, nhưng hậu quả đó vẫn xảy ra.

>> Liên hệ sử dụng dịch vụ:Luật sư tư vấn, tranh tụng trong lĩnh vực hình sự;

2. Căn cứ vào đâu để phân chia giai đoạn cố ý phạm tội ?

Tội phạm được thực hiện do cố ý thường có các giai đoạn: Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, phạm tội hoàn thành. Luật Hình sự dựa vào các căn cứ sau đây để phân chia giai đoạn:

Thứ nhất, căn cứ vào yếu khách quan của tội phạm:

Mặt khách quan của tội phạm gồm 4 dấu hiệu nhưng khoa học Luật Hình sự chỉ căn cứ vào 2 dấu hiệu sau đây:

– Căn cứ vào hành vi nguy hiểm cho xã hội để đánh giá hành vi đó đang ở giai đoạn nào? Đang chuẩn bị hay đã thực hiện tội phạm? Đã thực hiện hết hay chưa hết hành vi dự định thực hiện? Nếu là đang tìm kiếm, sửa soạn công cụ hoặc tạo ra điều kiện cần thiết khác thì hành vi đó đang ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, nếu là hành vi đã hoặc đang xâm phạm khách thể thì tội phạm đang ở giai đoạn thực hiện phạm tội. Tội phạm có thể dừng lại khi tội phạm chưa đạt hoặc tội phạm hoàn thành.

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua điện thoại, gọi:1900.0191

– Căn cứ vào dấu hiệu hậu quả tác hại: Nếu người phạm tội gây ra hậu quả theo ý muốn thì tội phạm đã ở giai đoạn hoàn thành, nếu người phạm tội thực hiện hết hành vi định thực hiện mà hậu quả tác hại xảy ra chưa đạt kết quả mong muốn thì tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa đạt.

Thứ hai, căn cứ vào yếu tố khách thể của tội phạm:

Căn cứ vào tầm quan trọng của khách thể được bảo vệ, Luật Hình sự phân chia giai đoạn hoàn thành khác nhau. Đối với những tội khách thể có tầm quan trọng đặc biệt như tội phản bội Tổ quốc, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và các tội xâm phạm an ninh quốc gia khác chỉ cần người phạm tội thực hiện hành vi trong yếu tố khách quan, tội phạm đã được coi là hoàn thành. Đây là yêu cầu bảo vệ kịp thời khách thể đặc biệt quan trọng (tội có cấu thành hình thức). Trường hợp khác hành vi phạm tội phải đã xâm phạm đến khách thể, gây thiệ hại cho khách thể tội phạm mới được coi là hoàn thành và gọi là tội có cấu thành vật chất.

Giai đoạn chuẩn bị phạm tội có các đặc điểm sau đây:

“Điều 14. Chuẩn bị phạm tội

1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.

2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.”.

Chuẩn bị phạm tôi có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc. Thời điểm bắt đầu được tính từ khi bắt đầu có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm. Thời điểm kết thúc của giai đoạn này được tính từ trước khi bắt đầu thực hiện hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm cụ thể. Thông thường tạo ra điều kiện cần thiết bao gồm:

+ Tìm kiếm, mua sắm, sửa soạn, chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội. Chuẩn bị kế hoạch phạm tội: Thu thập các thông tin, kế hoạch, dự kiến tình huống có thể xảy ra và đối phó với tình huống đó.

+ Chờ thời cơ hoặc tạo ra thời cơ để thực hiện tội phạm.

Giai đoạn chuẩn bị phạm tội có đặc điểm là: người phạm tội chưa xâm phạm đến khách thể, chưa gây ra hậu quả tác hại cho khách thể. Mặc dù hành vi chuẩn bị phạm tội đã có tính chất nguy hiểm cho xã hội, đã nhằm vào khách thể, đặt khách thể vào tình trạng nguy hiểm.

Theo đó, người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Trách nhiệm hình sự đối với lỗi vô ý ?

Khoảng 10 giờ ngày 10/6/2015 tại nhà máy Băm Dăm thuộc hợp tác xã Tiến Nam (Thôn 01, xã Cư Króa) băng tải máy 02 bị hở điện, anh Đào Sỹ Lâm làm bộ phận cơ khí đi đến hạ cầu dao tổng (cắt điện) của nhà máy để sửa (nhưng không báo với Quản đốc nhà máy).
Khi hạ cầu dao điện anh Lâm đã nói với mọi người trong nhà máy “Tôi đang sửa điện đừng ai bật cầu dao lên”, khi này có Việt, Hảo, Dương, Gạt và Mão nghe thấy, Lâm đi sửa điện thì có Văn Thế Mỹ (Lái xe tải chở keo đến nhà máy; SN: 1992; HKTT: P. Cam Phú, TP Cam Ranh, Khánh Hòa) đi theo để giúp. Đến khoảng 10 giờ 15 phút cùng ngày, Trương Thế Hảo tổ trưởng tổ cơ khí cùng Gạt và Dương đang sửa máy 01 (Cách cầu dao tổng 30 mét), do cần điện để sửa máy nên Hảo nói Dương đi đến cắt cầu dao phụ (cầu dao phụ đường điện đi ra băng tải máy 02 nơi Lâm đang sửa điện, cách chỗ Dương 30 mét) sau đó bật cầu dao tổng, khi Dương đang bươi đống dăm phủ lên hộp cầu dao phụ, chưa kịp cắt cầu dao thì Hảo nói Việt đang dọn vệ sinh khu vực gần cầu dao tổng lại bật cầu dao tổng lên (bật điện), lúc này Lâm đang sửa điện ở máy 02 nghe thấy nên nói “Bọn mày đừng bật cầu dao lên, thằng nào bật tao đánh chết thằng đó”.
Do có máy ủi dăm đang hoạt động và nhiều ô tô tải ra vào nên bên trong xưởng không ai nghe được Lâm nói, chỉ có Mỹ và Dương ở gần chỗ Lâm sửa điện nghe thấy, Hảo và Gạt nghĩ rằng Dương đã cắt cầu dao phụ nên khi đóng cầu dao tổng thì sẽ không có điện ra chỗ Lâm đang làm. Gạt thấy Việt lưỡng lự không bật cầu dao thì Gạt nói “Không sao đâu có đông người ở đây mà”, nghe Gạt nói vậy nên Việt bật cầu dao tổng lên, ngay sau đó có tiếng nổ “Bụp” và tiếng của Mỹ hô to “Có người bị điện giật, cắt cầu dao đi”, Việt cắt cầu dao và cùng mọi người chạy ra chỗ Lâm sửa điện thì thấy Lâm đã tử vong. Hỏi:
1. Ai là người có tội ? tội gì ? vì sao?
2. Lỗi vô ý hay cố ý ? Có đồng phạm không? Đồng phạm về tội gì?
Rất mong được sự giúp đỡ của Luật sư !

Trách nhiệm hình sự đối với lỗi vô ý ?

Luật sư tư vấn về pháp luật hình sự, gọi:1900.0191

Luật sư tư vấn:

Theo như những thông tin bạn cung cấp có thể xác định đây là trường hợp lỗi vô ý, cụ thể theo Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

“Điều 11. Vô ý phạm tội

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó”.

Trong trường hợp này, H biết rằng việc bật cầu dao tổng lên có thể gây chết người nếu L đang sửa điện trên đường dây đó. Nhưng vì nghĩ rằng cầu dao phụ đã được tắt nên H đã yêu cầu V bật cầu dao tổng lên. Lỗi ở đây được hình thành do việc H và V đã chủ quan, không xác nhận để đảm bảo việc cầu dao phụ đã được cắt để đảm bảo không gây hại cho L đang sửa điện. Ở đây ta không thể viện dẫn tình huống nhà máy ồn, không nghe được tiếng của mọi người để coi đây là sự cố bất khả kháng. H và V hoàn toàn có thể chạy ra chỗ cầu dao phụ để xác nhận và đảm bảo việc cầu dao này được tắt nhằm hạn chế rủi ro xảy ra. Như vậy, H và V đã không thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả mặc dù H và V có nghĩa vụ phải thấy trước và đã vô trách nhiệm khi không kiểm tra và xác định kĩ để đảm bảo không xảy ra sai xót.

Mặc dù vậy, H không phải là người trực tiếp bật cầu dao tổng gây ra cái chết của L mà V mới là người bật theo yêu cầu của H. Tuy nhiên, trong trường hợp này ta không xác định H và V là đồng phạm của vụ án do đồng phạm chỉ được xác định đối với tội phạm cố ý, klhoong xác định với tội vô ý. Cụ thể:

“Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”.

Trong trường hợp này, tội phạm được xác định là tội vô ý làm chết người với khung hình phạt như sau:

“Điều 128. Tội vô ý làm chết người

1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”.

4. Phân tích tội vô ý làm chết người ? Cho ví dụ.

Thưa quý Luật sư của LVN Group công ty luật LVN Group, vụ án mạng kinh hoàng ca sĩ Châu Việt Cường gây xôn xao dư luận thời gian vừa qua vẫn chưa đến hồi kết. Dư luận hết sức bức xức trước hành vi coi thường mạng sống, coi thường pháp luật của Châu Việt Cường. Đại diện gia đình nạn nhân H. cho rằng, Cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố vụ án hình sự về tội Vô ý làm chết người đối với nam ca sĩ Châu Việt Cường là trái luật. Hành vi phạm tội của Cường đã cấu thành tội Giết người nên gia đình đề nghị xem xét khởi tố Châu Việt Cường về tội danh Giết người.

Vậy tôi muốn hỏi: Quan điểm pháp lý của Luật sư về vụ việc này như thế nào ? Châu Việt Cường sẽ phải đối diện với mức án nào ? Có thể đối diện với mức án tử hình hay không ?

Xin vô cùng cám ơn Luật sư !

Trả lời:

Vụ án mạng ca sĩ Châu Việt Cường là vụ án hết sức kinh dị với những tình tiết bí ẩn, phức tạp. Dựa trên những thông tin thu thập được, chúng tôi xin đưa ra quan điểm pháp lý như sau:

Thứ nhất, trong vụ án Châu Việt Cường khi sử dụng ma túy đã có hành vi dùng vũ lực ghì cổ, nhét nguyên củ tỏi và các nhánh tỏi vào miệng của nạn nhân H. làm bịt tắc đường hô hấp gây tử vong. Dù nạn nhân H. đã hết sức phản kháng, chống lại nhưng vẫn không thoát khỏi được cơn phê ma túy của Châu Việt Cường.

Đối chiếu các quy định pháp luật hiện hành, kể cả trong trường hợp mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi do tự mình đưa vào cơ thể các chất kích thích mạnh, đối tượng Châu Việt Cường vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả gây ra. Pháp luật buộc người nào cố tình đưa vào cơ thể mình các chất ma túy phải nhận thức được tác hại và hậu quả của nó.

“Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác

Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Thứ hai, Châu Việt Cường đã sử dụng ma túy dẫn tới ảo giác gây hậu quả nghiêm trọng thì phải mặc định chịu trách nhiệm với lỗi cố ý. Cơ quan cảnh sát xác định lỗi vô ý trong trường hợp này là không đúng quy định của pháp luật.

Mặt khác, xét về hành vi khách quan thì thấy, Châu Việt Cường sử dụng vũ lực ghì cổ nạn nhân nhét nguyên củ tỏi vào cuống họng bịt tắc nghẽn đường hô hấp, ngạt thở gây tử vong là hành vi nguy hiểm đến tính mạng người khác. Đây không phải là hành vi cho ăn tỏi thông thường trong cuộc sống hàng ngày.

Thứ ba, nhận định về hành vi của đối tượng gây ra cái chết cho nạn nhân, chúng tôi cho rằng, quyền sống là một trong những quyền cơ bản nhất của con người. Mọi hành vi tước đoạt quyền sống của con người trái pháp luật đều bị xử lý.

Xét lời khai ban đầu, Châu Việt Cường đã cùng Mỹ H. và một số người khác sử dụng ma túy. Do có ảo giác, nghi phạm đã cho tỏi vào miệng chị H. dẫn tới bịt đường hô hấp khiến nạn nhân tử vong.

Theo quan điểm của chúng tôi, đây chỉ là lời khai ban đầu từ phía của Cường.

Nguyên nhân cái chết của nạn nhân sẽ được cơ quan chuyên môn pháp y giám định để làm căn cứ xử lý. Dù nghi phạm có hành vi dùng tay nhét tỏi vào miệng H. đã là hành vi cố ý nên đã cấu thành tội Giết người theo Điều 123 Bộ luật hình sự 2015.

“Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm”.

Thứ tư, đối tượng đã bị khởi tố tội danh Vô ý làm chết người.

Theo khoản 1 Điều 128 Bộ luật hình sự 2015 thì người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Phạm tội làm chết 2 người trở lên, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

“Điều 128. Tội vô ý làm chết người
1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”.

Chiếu theo quy định hiện hành, thì Châu Việt Cường có thể đối diện mức án 5 năm tù giam về hành vi của mình.

Ngoài hình phạt chính, người phạm tội vô ý làm chết người có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung sau: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính theo khoản 2 Điều 32 Bộ luật hình sự 2015.

“Điều 32. Các hình phạt đối với người phạm tội
1. Hình phạt chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Cải tạo không giam giữ;
d) Trục xuất;
đ) Tù có thời hạn;
e) Tù chung thân;
g) Tử hình.
2. Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
b) Cấm cư trú;
c) Quản chế;
d) Tước một số quyền công dân;
đ) Tịch thu tài sản;
e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
3. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung”.

5. Xử lý hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác ?

Trong khoảng thời gian một tháng, nhà ông Lưu Văn Đ bị kẻ trộm bốn lần vào bắt trộm gà. Để chống trộm, ông Đ đã căng dây thép xung quanh vườn rồi nối vào ổ điện dân dụng 220V trước khi đi ngủ.
Việc ông Đ sử dụng điện để chống trộm đã được Trưởng thôn nhắc nhở nhưng ông Đ không chấm dứt mà còn nói “đứa nào vào ăn trộm sẽ bị giật chết”. Do lo lắng trước sự nguy hiểm đối với bà con trong thôn, Trưởng thôn đã báo cáo với Công an xã và đề nghị giải quyết tình huống này.
Trong trường hợp này, Công an xã phải xử lý như thế nào?

Tổng đài Luật sư của LVN Group trực tuyến gọi: 1900.0191.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời :

Đây là hành vi nguy hiểm tiềm tàng nguy cơ xâm hại đến sức khỏe và tính mạng của người khác nên cần được xử lý nhanh chóng, kịp thời. Trong tình huống nêu trên, ngoài việc cố tình tạo ra mối nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe của công dân, ông Đ còn có hành vi không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ (ở đây là Trưởng thôn). Trong thẩm quyền của mình, Công an xã cần phải xử lý tình huống này như sau:

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP. Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn luật trực tuyến, gọi: 1900.0191. Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email

Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật Minh KHuê