Luật sư tư vấn:

Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, pháp luật về quyền tài sản, Điều 18 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN cụ thể hóa nghĩa vụ “hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay” như một nhân tố đặc thù trong quan hệ hợp đồng cho vay, để bảo vệ tối ưu quyền tài sản của tổ chức, cá nhân, về lý luận, tổ chức tín dụng phải thu hồi tiền vay đầy đủ để hoàn trả cho người gửi tiền, nhà đầu tư. Song, vận dụng quy định về thời hiệu khỏi kiện khi tổ chức tín dụng yêu cầu khách hàng thực hiện nghĩa vụ này, theo tác giả vẫn còn những quan điểm khác biệt. Từ thực tiễn nhận thức và áp dụng không đúng quy định về thời hiện khỗi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng cho vay, tác giả phân tích và có những kiến nghị về vấn đề này như sau:

Pháp luật thực định hiện hành tiếp tục ghi nhận thời hiệu khỗi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng nhằm ổn định trật tự kinh doanh, không để tranh chấp kéo dài gây bất ổn xã hội. Tranh chấp hợp đồng cho vay là một dạng tranh chấp hợp đồng dân sự hoặc kinh doanh, thương mại cũng không phải là ngoại lệ. Đó là những mâu thuẫn, xung đột quyền lợi của các bên trước và sau khi ký kết hợp đồng vay, bao gồm nhiều nội dung yêu cầu khác nhau, cần được các tổ chức tín dụng phân biệt, xác định cụ thể trưóc khi xúc tiến các bước thủ tục khỏi kiện ra Tòa án, trọng tài. Theo lẽ thông thường, nghĩa vụ hoàn trả nợ (bao gồm nợ gốc và lãi tiền vay) là nghĩa vụ bắt buộc đương nhiên của bên vay. Nếu bên vay không hoàn trả nợ thì khoản nợ được chuyển sang nợ quá hạn (phải gánh chịu khoản lãi phạt) cho đến khi bên vay trả hết nợ. Do vậy, nếu việc khởi kiện của nguyên đơn (tổ chức tín dụng) không thể hiện rõ nội dung, phạm vi khỏi kiện, chỉ ghi nhận chung chung trong đơn khỏi kiện là tranh chấp “hợp đồng cho vay” hoặc “hợp đồng tín dụng” khi đó, Tòa án có thể áp dụng quy định thời hiệu khởi kiện 03 (ba) năm để từ chôì thụ lý yêu cầu giải quyết tranh chấp (Áp dụng trong khoảng thời gian 03 (ba) năm, giữa các bên không có giao dịch nào phát sinh làm thay đổi thời hiệu. Ví dụ: Ngân hàng bỏ mặc, không quan tâm đến khoản nợ cho dù bên vay có điều kiện hay không có điều kiện thanh toán nợ).

Trường hợp, tổ chức tín dụng chỉ khởi kiện yêu cầu bên vay hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay thì Tòa án không áp dụng quy định về thời hiệu khỏi kiện để bác đơn kiện (với lý do hết thời hiệu) vì pháp luật chuyên ngành ngân hàng đã quy định rõ: khách hàng có nghĩa vụ “hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng hạn”, kèm theo đó, tổ chức tín dụng được quyền “chuyển dư nợ sang nợ quá hạn” cho đến khi trả hết nợ. Cho dù đã hết thời hạn 03 (ba) năm, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng, hay thời điểm cuối cùng các bên thông nhất trả nợ, các tổ chức tín dụng vẫn có quyền yêu cầu, khởi kiện bên vay thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tiền vay và lãi suất, không bị vô hiệu hóa quy định về thời hiệu kiện.

Pháp luật tố tụng hiện hành đã dự liệu đặt ra những trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện để bảo đảm quyền tài sản, lợi ích của các bên tham gia giao dịch dân sự (Ví dụ: Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản; yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu,… theo Điều 155 Bộ luật Dân sự năm 2015). Vì vậy, ở quan hệ hợp đồng với những đặc thù này, cần phải lưu ý làm sáng tỏ cách tính thời hiệu khởi kiện. Theo đó, nghĩa vụ hoàn trả tiền vay và lãi suất là yêu cầu bắt buộc bên vay phải thực hiện, không bị giới hạn về thời hiệu khỏi kiện, thực hiện quyền yêu cầu tuân thủ nghĩa vụ hợp đồng.

Thực tiễn xét xử, nhiều Tòa án vẫn áp dụng quy định trên để tuyên bác bỏ các quyết định của Tòa án cấp dưới tuyên xử hết thời hiệu kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng cho vay. Chẳng hạn: Quyết định Giám đốc thẩm số 15/2008/KDTM-GĐT ngày 25/12/2008 giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng của Tòa án nhân dân tối cao đã tuyên xử như sau: “trả lại đơn khởi kiện cho Ngân hàng ĐA với lý do thời hiệu khởi kiện đã hết là không đúng phắp luật, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tốtụng”. Nhưng ở vụ án này, Tòa án mới chỉ nhìn nhận sự việc dưới góc độ quan hệ hợp đồng được các bên liên tục thực hiện, từ đó nêu lý do “thời hiệu khởi kiện của vụ án này chưa hết”ỉà chưa lột tả hết ý nghĩa, chưa vận dụng đầy đủ các quy định về đặc thù cho vay trong ngân hàng.

Từ những phân tích, giới hạn về thời hiệu khỏi kiện giải quyết tranh chấp được pháp luật đặt ra với mục đích bảo vệ sự Ổn định quan hệ kinh tế, dân sự nhưng không áp dụng trong trường hợp tổ chức tín dụng yêu cầu hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay, xuất phát từ nguyên tắc an toàn vay. Đồng thời quy định này còn nhằm mục đích nâng cao ý thức, trách nhiệm trả nợ của bên vay, tránh những hành vi tránh né, trì hoãn nghĩa vụ thanh toán nợ để hưởng lợi về lãi suất, khai thác bất hợp pháp tài sản bảo đảm để trục lợi.

Theo tác giả, cần xem tình huống pháp lý này như một án lệ trong hoạt động tố tụng, giải quyết tranh chấp yêu cầu hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay tại Tòa án, trọng tài (vì phù hợp với các tiêu chí theo Quyết định số 74/QĐ-TANDTC ngày 31/10/2012 quy định đề án phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao – Tiêu chí án lệ theo Quyết định số 74/QĐ-TANDTC ngày 31/10/2012 về việc phê duyệt đề án phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao, đó là án lệ “chứa đựng sự giải thích, lập luận cho một hoặc một số các văn bản quy phạm pháp luật (Văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật) về một vấn đề pháp lý đặt ra chưa được văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật đề cập hoặc đề cập còn chung chung, thiếu tính cụ thể hoặc có mâu thuẫn” (Điều 1, Mục 1.3, điểm d)). Nếu được hiện thực, giải pháp này sẽ tạo sự thống nhất trong công tác áp dụng pháp luật, tạo niềm tin cho các tổ chức tín dụng khi quyết định vận dụng linh hoạt cơ chế xử lý tài sản để thu hồi nợ, phù hợp với tình hình tài chính thực tế của bên vay, không bị lệ thuộc vào thời gian xử lý nợ.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hoạt động vay vốn, giải ngân vốn… Quý khác hàng vui lòng gọi: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng, tài chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại. Đội ngũ Luật sư của LVN Group của Công ty luật LVN Group luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.