Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi:  1900.0191

1. Điều kiện và các loại hình kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

Điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học:

Trước khi có Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 4 6/2017/NĐ-CP, điều kiện để kinh doanh dịch vụ tư vấn du học theo Nghị định số 4 6/2017/NĐ-CP vẫn bao gồm 3 điều kiện là điều kiện về Quy trình thành lập tổ chức, Điều kiện về trụ sở, cơ sở vật chấtm trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh và Điều kiện về đội ngũ nhân viên tư vấn. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 135/2018/NĐ-CP, điều kiện để kinh doanh dịch vụ tư vấn du học đã được rút ngắn lại còn điều kiện về đội ngũ nhân viên tư vấn như sau:

Đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học có trình độ đại học trở lên; có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và tương đương; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các loại hình tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 106 Văn bản hợp nhất số 07, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học gồm có:

– Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

– Các đơn vị sự nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;

– Tổ chức giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Phạm vi kinh doanh dịch vụ tư vấn du học gồm có:

– Hoạt động giới thiệu, tư vấn thông tin về chính sách giáo dục của các quốc gia và vùng lãnh thổ; tư vấn lựa chọn trường học, khóa học, ngành nghề và trình độ phù hợp với khả năng và nguyện vọng của người học;

– Hoạt động tổ chức quảng cáo, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm về du học theo quy định của pháp luật;

– Hoạt động tổ chức chiêu sinh, tuyển sinh du học;

– Hoạt động tổ chức bồi dưỡng kỹ năng cần thiết cho công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập;

– Hoạt động tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, đưa cha mẹ hoặc người giám hộ tham quan nơi đào tạo ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;

– Và các hoạt động khác liên quan đến kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

2. Quy trình thành lập doanh nghiệp theo quy định của luật Doanh nghiệp

Thủ tục thành lập các loại hình doanh nghiệp được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập Doanh nghiệp. Tuỳ vào từng loại hình doanh nghiệp sẽ có những hồ sơ khác nhau. Nhưng về cơ bản không thể thiếu các giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Mẫu bắt buộc theo Phụ lục tại Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT). Với mỗi loại hình doanh nghiệp, quý khách hàng chọn mẫu giấy đề nghị đăng ký tại từng phụ lục từ I-1 đến I-5 theo nhu cầu thành lập gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân; Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên; Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần; Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty hợp danh.

– Danh sách thành viên góp vốn đối với công ty TNHH Hai Thành viên trở lên và Công ty Hợp danh; Danh sách cổ đông góp vốn đối với công ty Cổ Phần. (Đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH một thành viên thì không có hồ sơ này vì doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH một thành viên thì chỉ có một người nên không yêu cầu lập danh sách thành viên).

– Điều lệ công ty được soạn thảo gồm các nội dung theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020.

– Giấy ủy quyền cho người trực tiếp thực hiện việc nộp hồ sơ tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư (nếu người đi nộp hồ sơ không phải là đại diện hợp pháp của công ty)

– Giấy tờ chứng thực cá nhân (như Chứng minh nhân dân/Căn Cước Công Dân/Hộ chiếu) sao y, bản chính không quá 03 tháng của tất cả các thành viên công ty/chủ sở hữu. Và giấy tờ cá nhân sao y bản chính không quá 03 tháng của người được ủy quyền làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp (Nếu có)

Lưu ý: Đầu mục hồ sơ cụ thể tham khảo Điều 22, Điều 23 và Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp.

Quý khách hàng có thể lựa chọn một trong hai phương thức nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp sau:

Thứ nhất là nộp trực tiếp hồ sơ giấy tới tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, nộp phí và lệ phí theo quy định. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Hoặc nộp hồ sơ qua mạng. Hồ sơ nộp qua mạng được thể hiện dưới dạng Văn bản điện tử có định dạng “.doc” hoặc “.docx” hoặc “.pdf’. Truy cập vào cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tạo tài khoản đăng ký doanh nghiệp và thực hiện điền đầy đủ các thông tin cũng như tải các văn bản và ảnh cần thiết (file pdf thường định dạng file ảnh chụp thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu,…). Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu hồ sơ đủ điều kiện và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp.

3. Thụ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học (giấy phép con): Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận:

– Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao chứng thứcc hoặc bản sao kèm bản chính)

– Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học gồm các thông tin chính sau:

+) Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính,

+) Trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học; 

– Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.

Quy trình thực hiện:

Bước 1: Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ tới Sở Giáo dục và Đào tạo.

Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức thẩm định hồ sơ, thẩm tra tình xác thực của tài liệu trong hồ sơ.

Nếu hồ sơ đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì Giám đốc Sở cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

Nếu chưa đủ điều kiện thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức biết.

Thời gian thực hiện bước 2: Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Các trường hợp đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

Theo quy định tại khoản 1 Điều 109, tổ chức bị đình chỉ kinh doanh hoạt động tư vấn du học nếu xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất là tổ chức gian lận để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;

Thứ hai là tổ chức không bảo đảm điều kiện để được kinh doanh hoạt động tư vấn du học;

Thứ ba là tổ chức có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;

Thứ tư là tổ chức có hành vi cho thuê hoặc cho mượn giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;

Thứ năm là các trường hợp khác theo quy định của pháp luật

Thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trình tự thực hiện đình chỉ hoạt động:

Bước 1: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đoàn kiểm tra; tổ chức kiểm tra đánh giá mức độ vi phạm và lập biên bản kiểm tra khi tổ chức có một trong các dấu hiệu vi phạm nêu trên.

Bước 2: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học dựa trên mức độ vi phạm của tổ chức.

5. Các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

Theo quy định tại khoản 2 Điều 110 văn bản hợp nhất số 07, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học của tổ chức sẽ bị thu hồi nếu:

– Thứ nhất, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bị giải thể theo quy định pháp luật;

– Thứ hai, mặc dù đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động nhưng tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học không chấp hành quyết định đình chỉ mà vẫn tiếp tục hoạt động dịch vụ tư vấn du học;

– Thứ ba, đã hết thời hạn đình chỉ mà tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học mà không khắc phục được nguyên nhân;

– Thứ tư, các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ tư vấn du học: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

Nội dung quyết định thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ tư vấn du họcNội dung quyết định thu hồi gồm:

– Lý do thu hồi giấy chứng nhận;

– Các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được tư vấn du học, tổ chức và cá nhân liên quan.

Quyết định thu hồi phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Mọi thông tin trên có giá trị tham khảo. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group