1. Thể chế quân chủ là gì?

Chính thể quân chủ là hình thức nhà nước, trong đó người đứng đầu nhà nước (vua, quốc vương, hoàng đế) được thiết lập theo nguyên tắc kế truyền.

Chính thể quân chủ là hình thức chính thể phổ biến của nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến.

Chính thể quân chủ – trong đó quyền lực tập trung toàn bộ (hay một phần) vào tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc kế thừa. Chính thể quân chủ lại có:

Chính thể quân chủ tuyệt đối ở đó người đứng đầu nhà nước – vua, hoàng đế – có quyền lực tuyệt đối và là chủ tinh thần của đất nước. Chính thể quân chủ tuyệt đối là loại hình của nhà nước phong kiến – Nhà nước không có cơ quan đại diện, không có hiến pháp. Hiện trên thế giới còn Ôman và Xuđăng là nước theo mô hình này. Chính thể quân chủ lập hiến (hạn chế) thì người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó còn có một cơ quan quyền lực khác như nghị viện. Theo mô hình này, nhà nước ban hành hiến pháp; nhà vua không còn quyền lực tuyệt đối, hoạt động theo nguyên tắc “vua trị vì nhưng không cai trị” – vua không có thực quyền.

Quân chủ lập hiến có hai loại:

– Quân chủ nhị nguyên là loại hình tổ chức trong đó quyền lực nhà nước được chia đều cho hai cơ quan cơ bản của cấu trúc nhà nước là quyển lực của vua và quyền lực của nghị viện. Đây là mô hình tổn tại không lâu của thời kì đầu cách mạng tư sản, theo đó các bộ trưởng vừa chịu trách nhiệm trước vua, vừa chịu trách nhiệm trước Nghị viện;

– Quân chủ đại nghị là loại hình tổ chức phổ biến hiện nay ở các nước tư bản, theo đó nguyên thủ quốc gia là các vị hoàng đế được truyền ngôi và chính phủ – bộ máy hành pháp hoạt động đến khi nào còn sự tín nhiệm của Nghị viện. Các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện (hạ viện). Việc thành lập chính phủ trong tay đảng chiếm đa số ghế trong hạ viện. Nhà vua hầu như không tham gia vào việc giải quyết công việc của nhà nước. Nghị viện có quyền luận tội các vị quan có hàm bộ trưởng (Hiến pháp Đan Mạch, Na Uy, Bi…). Cách tổ chức chính thể quân chủ đại nghị ở các nước đang phát triển không hoàn toàn giống như các nước tư bản phát triển. Theo truyền thống lịch sử, nhà vua còn có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống chính trị của nhà nước (như Thái Lan, Nêpan, Malaixia…).

2. Khái niệm về tội “khi quân”

Tội khi quân là sự xúc phạm chống lại phẩm giá của một vị vua trị vì hoặc chống lại một quốc gia.

Hành vi này lần đầu tiên được xếp vào tội hình sự chống lại phẩm giá của Cộng hòa La Mã thời La Mã cổ đại Trong thời kỳ Thống trị, hay Đế chế muộn, các hoàng đế đã loại bỏ những cạm bẫy của Đảng Cộng hòa của những người tiền nhiệm và bắt đầu đánh đồng nhà nước với chính họ.Mặc dù về mặt pháp lý, công dân hoàng tử (tước vị chính thức của ông, có nghĩa, đại khái là ‘công dân đầu tiên’) không bao giờ có thể trở thành một quốc gia có chủ quyền bởi vì nền cộng hòa chưa bao giờ chính thức bị xóa bỏ, các hoàng đế được tôn là divus, trước hết là sau thời kỳ Thống trị khi trị vì. Các hoàng đế được tôn sùng được hưởng sự bảo vệ pháp lý tương tự như các thần thánh của giáo phái nhà nước; vào thời điểm nó bị thay thế bởi Cơ đốc giáo, cái mà nói chung, trừ cái tên truyền thống quân chủ đã trở nên vững chắc.

Các quan niệm hẹp hơn về tội chống lại vua là tội chống lại hoàng gia chiếm ưu thế ở các vương quốc châu Âu, xuất hiện vào đầu thời kỳ trung cổ. Ở châu Âu thời phong kiến, một số tội phạm được xếp vào loại tội lỗi ngay cả khi chúng không cố ý chống lại vương miện. Một ví dụ là hàng giả, được phân loại như vậy vì tiền xu có hình nộm và/hoặc huy hiệu của nhà vua.

Với sự biến mất của chế độ quân chủ tuyệt đối ở châu Âu, tội khi quân được coi là ít tội phạm hơn. Tuy nhiên, một số hành vi ác ý đã từng bị xếp vào tội phản quốc vẫn có thể bị truy tố là phản quốc. Các nước cộng hòa trong tương lai nổi lên như một cường quốc nói chung vẫn bị coi là tội phạm bất kỳ hành vi phạm tội nào chống lại các đại diện cao nhất của nhà nước. Những luật này vẫn được áp dụng ở các chế độ quân chủ bên ngoài châu Âu, chẳng hạn như Thái Lan và Campuchia hiện đại.

Luật Trung Hoa quy định kẻ nào phạm tội bất kính với vua thì phải tử hình. Vì luật không định nghĩa thế nào là bất kính, nên chuyện gì cũng có thể làm cái cớ để xử tử người bị ghét, có khi chu di cả gia tộc người ta nữa.

Hai người được giao nhiệm vụ làm “báo cáo hàng ngày trong cung đình” (gazette de la cour) đã ghi một vài việc trong những trường hợp không xác thực, người ta khép họ vào tội bất kính với triều đình, thế là họ bị xử tử. Một hoàng thân ghi mấy lời cẩu thả lên tờ chiếu có chữ ký nhà vua bằng bút lông, dấu son đỏ chót; ông ta bị khép tội bất kính với Hoàng đế, và cả nhà ông bị phạt rất nặng. Lịch sử không ghi là phạt, như thế nào.

Thế thì đủ rõ khái niệm về tội chống vua là rất mơ hồ, làm cho chính thể trở thành chuyên chế.

3. Phạm tội xúc phạm vua trong suy nghĩ

Chàng Marsyas (một nhân vật thời kỳ Hy Lạp cổ đại) chiêm bao thấy mình cắt cổ vua Denys. Nhà vua giết anh ta và nói rằng: “Điều nó chiêm bao ban đêm chính là cái nó đã nghĩ lúc ban ngày”. Đây là một lối độc đoán rất tệ hại. Vì dẫu cho anh ta có nghĩ gì thí anh ta cũng chưa hành động.

Luật bao giờ cũng chỉ trừng phạt hành động đã thể hiện ra (chứ không trừng phạt ý nghĩ)

4. Phạm tội xúc phạm vua qua lời nói

Không gì độc đoán hơn là lấy một lời nói bép xép để làm chứng cớ cho cái tội chống vua. Các lời nói là những mục tiêu cho người đời bình luận. Một câu bép xép khác xa với một ý đồ mưu hại, cho nên không thể lấy lời nói làm cái cớ để khép người ta vào trọng tội.

Lời nói không bao giờ làm thành thực thể của trọng tội được. Lời nói chỉ tồn tại trong ý nghĩ. Nhiều khi Ịời nói tự nó không có ý nghĩa bằng giọng điệu nói. Thường khi người ta nhắc lại cùng một câu nói, nhưng hai lần mang hai ý nghĩa

khác nhau, vì mọi lần. câu nói liên quan đến một việc khác nhau. Nhiều khi sự im lặng giải thích được nhiều hơn lời hói. Không có gì mập mờ hơn cái lối im lặng này. Vậy thì làm thế nào khép người ta yào tội chống vua được? Ở đâu mà xét xử theo kiểu này thì ở đó không còn tự do nữa. Ngay cả bóng dáng của tự do cũng mất nốt.

Tôi không hề có ý bênh vực kẻ thoá mạ nhà vua, nhưng xin nói rằng muốn giảm bớt tính độc tài thì ông vua chỉ cần một hình phạt đơn giản vừa đủ để uốn nắn kẻ nói năng bép xép, vò lễ, chứ đừng khép ngưòi ta vào tội chống vua và dùng hình phạt ghê gớm đối với người vô tội.

Những lời nói gắn liền với hành động thì mới mang tính chất của hành động. Một người đứng trển quảng trường diễn thuyết, khích động quần chúng nổi dậy thì đáng gọi là phạm tội chống vua; vì lời nói ấy gắn liền với hành động, tham gia vào hành động; cho nên xử phạt ở đây là xử phạt hành động chống vua thể hiện bằng lời nói. Lời nói chỉ trở thành phạm tội khi nó chuẩn bị hay đi kèm hoặc đi theo sau một hành động tội lỗi. Nếu chỉ vì lời nói mà bị coi là tội trọng thì sẽ lật ngược hết mọi thứ. Chỉ nên coi lời nói là dấu hiệu của một tội trọng mà thôi.

Mấy vị vua của đế quốc La Mã Theodore, Arcadius và Honorius viết cho Ruffin – Tổng tư lệnh cận vệ quân rằng: Nếu ai có nói xấu gì về ta hoặc về chính thể của ta thì ta cũng không hề muốn phạt họ. Nếu họ chỉ nói mà chơi thì ta khinh miệt họ; nếu nói vì điên cuồng thì ta tội nghiệp cho họ; nếu đó là lời nguyền rủa thì tã tha thứ cho họ. Nhà ngươi làm theo ý Trẫm tức là để cho sự vật tồn tại tự nhiên, và khiến cho Trẫm được dân chúng biết ơn, rồi sau đó ta sẽ phán xét lời nói qua con người và cân nhắc xem kẻ đó nên bị xử phạt hay tha thứ.

5. Dùng văn chương xúc phạm vua

Văn chương viết ra được giữ lại lâu dài hơn lời nói, nhưng nếu văn thơ không chuẩn bị để làm nên việc chống đối thì không phải là chứng liệu để kết tội chống vua.

Auguste (vị Hoàng đế La Mã đầu tiên) đã buộc tội các nhà trí thức về những bài họ viết. Tibère (vị Hoàng đế La Mã thứ hai) cũng buộc tội trí thức vì nghĩ rằng họ viết để chống lại ông ta. Crémutius Cordus (nhà sử học La Mã) bị kết tội chỉ vì ông viết sử biên niên mà gọi Cassius (nhà quân sự thời La Mã) là “người Rôma cuối cùng”.

Trong các nước chuyên chế, văn thơ châm biếm hầu như hiếm thấy, vì người ta chán nản hoặc dốt nát, nên ít nảy ra tài năng cũng như ý muốn viết loại văn thơ này. Trong các nước dân chủ, văn thơ trào phúng không bị cấm như ở các nước chuyên chế; vì loại văn thơ này thường chống lại kẻ mạnh và khuyến khích sự tinh nhanh của dân chúng đang nắm quyền. Trong các nước quân chủ, văn thơ trào phúng chỉ bị cảnh sát theo dõi, coi chừng, chứ không bị kết tội; nó kích thích tính hoạt bát, an ủi ngưòi bất mãn, hạn chế tham vọng địa vị, giúp dân chúng chịu đựng được bất công, cười cợt trườc đau khổ của mình.

Chính thể quý tộc là noi đày ải văn thơ trào phúng. Ở đây các nhà quý tộc là những ông vua con, không đủ tầm lớn để coi thường văn chương chống đối họ. Ví phỏng trong một nước quân chủ, ông vua ở ngôi cao vời vợi, lời châm biếm ít khi đến tai vua. Còn như một vị công hầu quý tộc thường khi bị châm biếm tói số; cho nên các Hội đồng quý tộc thường xử tội tử hình những người làm thơ văn châm biếm họ.

6. Tội “khi quân” trong thời kỳ hiện nay tại quốc gia Quân chủ

Trong thông báo đưa ra ngày 20-1, Bộ Kinh tế và xã hội Thái Lan không nêu rõ những hành động cụ thể nào dẫn chứng cho việc chính trị gia Thanathorn phạm tội khi quân, mặc dù hai quan chức của bộ nói với Reuters rằng những bình luận ông Thanathorn đưa ra về chiến lược vắc xin của chính phủ có thể là nguyên nhân.

Theo Reuters, động thái này đánh dấu một trong những vụ án lớn nhất kể từ khi làn sóng biểu tình chống chính phủ và chỉ trích quốc vương Maha Vajiralongkorn nổ ra

Luật phỉ báng hoàng gia của Thái Lan trừng phạt hành vi phỉ báng hoặc xúc phạm nhà vua Thái Lan, có thể khiến người bị buộc tội đối mặt 15 năm tù.

Đơn kiện chống lại chính trị gia Thanathorn theo điều 112 của bộ luật hình sự Thái Lan chính thức gửi đến cơ quan chức năng vào chiều 20-1.

Hai ngày trước, ông Thanathorn có phát ngôn cho rằng chiến lược tiêm vắc xin COVID-19 của Thái Lan quá phụ thuộc vào một công ty thuộc sở hữu của Cục Tài sản hoàng gia, vốn nằm dưới sự kiểm soát cá nhân của nhà vua.

Năm ngoái, ông Thanathorn bị tòa án ở Thái Lan cấm tham gia chính trường trong 10 năm.

Mặc dù ông Thanathorn chưa có phản hồi gì về vụ kiện, nhưng Phong trào Tiến bộ do ông lãnh đạo cho biết không có sự xúc phạm nào trong các bình luận của ông tại sự kiện “Vắc xin Hoàng gia: Ai được lợi, ai không?” của nhóm được phát trực tiếp trên Facebook.

Pannika Wanich, một trong các lãnh đạo của nhóm, chia sẻ với Reuters: “Một lần nữa, điều luật 112 đang được sử dụng như một công cụ chính trị”.

Phong trào Tiến bộ được hình thành sau khi phiên tòa năm ngoái ra quyết định giải thể Đảng Hướng tới tương lai của ông Thanathorn, đảng được ủng hộ nhiều thứ ba trong cuộc bầu cử năm 2019, tổ chức 5 năm sau cuộc đảo chính của Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha.

Các đảng đối lập cáo buộc chính quyền của Thủ tướng Prayuth thiết kế các cuộc bầu cử nhằm đảm bảo cho ông vẫn nắm quyền. Trong khi đó, đảng của ông Prayuth, đảng ủng hộ quân đội, cho biết cuộc bầu cử đã diễn ra tự do và công bằng.

Liên quan đến tội khi quân, ngày 19-1, một tòa án ở Thái Lan tuyên phạt bà Anchan Preelert, 43 năm tù vì xúc phạm chế độ quân chủ. Bản án được coi là “phát súng cảnh cáo” với những người biểu tình đòi cải cách ở Thái Lan, và là bản án nặng nhất từng được xử với người phạm tội khi quân công bố.