1. Khái niệm giám định tư pháp
Giám định tư pháp là việc sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kĩ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự do người giám định tư pháp thực hiện theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhằm phục vụ cho việc giải quyết vụ án.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 (có hiệu lực từ 01/01/2021) thì giám định tư pháp được định nghĩa như sau:
Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.
2. Bảo đảm sự vô tư, khách quan của người giám định
Người giám định là ngưòi có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đôi tượng cần giám định, được các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn hoặc được Tòa án trưng cầu để giám định đô’i tướng đó theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự (Điều 79 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành). Do đó, khác với những người tham gia tố tụng khác, ngưòi giám định tham gia tố tụng với tư cách là một nhà chuyên môn về vấn đề mà cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cũng như các bên đương sự quan tâm; kết luận của người giám định là ý kiến của nhà chuyên môn. Do đó, nó có ảnh hưỗng rất lớn đến quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Đối với việc giải quyết các vụ việc dân sự thì kết luận giám định, ý kiến của người giám định còn ảnh hưởng đến hành vi, sự lựa chọn của các bên đương sự. Vì vậy, đòi hỏi người giám định phải vô tư, khách quan, trung thực giôhg như người tiến hành tố tụng, nếu họ không vô tư thì không được tham gia tố tụng. Do đó, Điều 16 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành quy định: “Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Viện trường Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, người phiên dịch, người giám định không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng, nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình”.
Pháp luật tố tụng cũng có những quy định nhằm bảo đảm cho người giám định phải vô tư, khách quan như: điểm c, d, đ, e, g, h khoản 1 và khoản 2 Điều 80 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành đã ghi:
“1. Người giám định có quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Được đọc tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu Tòa án cung cấp tài liệu cần thiết cho việc giám định;
b) Đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
c) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trình bày, giải thích, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ, khách quan;
d) Phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án về việc không thể giám định được do việc cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn, tài liệu cung cấp phục vụ cho việc giám định không đủ hoặc không sử dụng được;
đ) Phải bảo quản tài liệu đã nhận và gửi trả lại Tòa án cùng với kết luận giám định hoặc cùng với thông báo về việc không thể giám định được;
e) Không được tự mình thu thập tài liệu để tiến hành giám định, tiếp xúc với người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến kết quả giám định; không được tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết khi tiến hành giám định hoặc thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ Thẩm phán quyết định trưng cầu giám định;
g) Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật;
h) Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.”
Bộ luật tố tụng dân sự cũng có hẳn một điều quy định về biện pháp xử lý ngưòi có hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ như: cung cấp tài liệu sai sự thật; từ chôì kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu thì có thể bị Tòa án quyết định phạt cảnh cáo, phạt tiền, tạm giữ hành chính hoặc khởi tố vụ án hình sự (Điều 385 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành). Như vậy, nếu người giám định không khách quan, vô tư, không làm tròn trách nhiệm pháp luật đã trao cho thì tùy mức độ mà phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự. Vì thế, để bảo đảm cho người giám định vô tư, khách quan thì người giám định phải từ chối hoặc bị thay đổi nếu:
– Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, ngưòi thân thích của đương sự;
– Họ đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ án;
– Họ đã tiến hành tố tụng trong vụ án với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký tòa án, Kiểm sát viên (khoản 1, khoản 3, Điều 46; khoản 3, Điểu 68 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành).
Việc từ chối giám định phải được lập thành văn bản và nêu rõ lý do; nếu tại phiên tòa thì ghi vào biên bản phiên tòa. Việc thay đổi người giám định trước khi mỏ phiên tòa do Chánh án quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định, nhưng Hội đồng xét xử phải thảo luận thông qua tại phòng nghị án (Điếu 72 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành) .
Tại Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tôi cao đã giải thích về thuật ngữ thân thích như sau:
“Người thân thích của đương sự là người có quan hệ sau đây với đương sự:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của đương sự;
b) Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của đương sự;
c) Là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột của đương sự;
d) Là cháu ruột của đương sự, mà đương sự là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.
Có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ là ngoài các trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 46 của Bộ luật tố tụng dân sự thì trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế v.v.) có căn cứ rõ ràng để khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiềm sát viên, Thư ký phiên tòa không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội thẩm nhân dân là anh em kết nghĩa của nguyên đơn; Thẩm phán là con rể của bị đơn; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là Thủ trưởng của cơ quan nơi vợ của Thẩm phán làm việc, V.V. mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế, V.V..
Cũng coi là có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên tòa xét xử vụ án dân sự Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Tòa án là người thân thích với nhau hoặc nếu Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên được phân công xét xử phúc thẩm vụ án dân sự có người thân thích là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án đó”.
Sự vô tư, khách quan của người giám định có ảnh hưởng quan trọng đến kết luận giám định. Nếu người giám định đã thiếu vô tư, có định kiến trước thì dù phương pháp, phương tiện giám định có tiên tiến đến mức nào chăng nữa, trình độ chuyên môn có cao bao nhiêu thì kết luận giám định cũng không bảo đảm chính xác, thậm chí có thể bóp méo sự việc một cách nguy hiểm, dẫn đến làm oan cho người khác. Vì thế, pháp luật đòi hỏi sự vô tư, khách quan của người giám định cũng giông như của người tiến hành tố tụng.
3. Thẩm quyền, thủ tục trưng cầu giám định tư pháp
Trưng cầu giám định là một biện pháp thu thập chứng cứ. Do đó, muôn thực hiện được nghĩa vụ chứng minh về các vấn đề có liên quan đến chuyên môn sâu nhằm đưa ra được các chứng cứ thuyết phục Hội đồng xét xử, thì đương sự thường yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định. Việc đương sự yêu cầu Tòa án trưng cầu giâm định phải thể hiện bằng văn bản (có thể bằng đơn, hoặc trong biên bản ghi lời khai, v.v..); đồng thời, người yêu cầu giám định phải nộp tạm ứng chi phí giám định thì Tòa mổi chấp nhận việc trưng cầu giám định.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 97, Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì Thẩm phán là người có thẩm quyền quyết định việc trưng cầu giám định. Quyết định trưng cầu giám định phải được thể hiện bằng văn bản và có các nội dung sau đây:
– Ngày, tháng, năm ra quyết định và Tòa án ra quyết định.
– Tên, địa chỉ tổ chức giám định nếu Tòa án trưng cầu tổ chức giám định, hoặc họ, tên địa chỉ của Giám định viên được trưng cầu giám định nếu Tòa án trưng cầu người đó tiến hành giám định.
– Nguồn gốc và đặc điểm của đối tượng cần giám dịnh.
– Tên các tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh kèm theo những vấn đề cần giám định.
– Các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
– Thòi hạn trả kết luận giám định.
Bộ luật tố tụng dân sự quy định rất chặt chẽ về thẩm quyển, thủ tục trưng cầu giám định, nên việc trưng cầu giám định nhất thiết phải thể hiện dưới dạng quyết định, nếu cơ qụan trưng cầu giám định không thực hiện đúng quy định của Bộ luật iố tụng dân sự thì Giám định viên, cơ quan giám định có quyền trả lại.
Về nội dung, cơ quan trưng cầu giám định chỉ đặt ra những vấn đề thuộc về chuyên môn trong quyết định trưng cầu giám định để Giám định viên trả lời. Nhưng trên thực tế cả trong tố tụng hình sự và trong tố tụng dân sự, không ít trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hoặc người tiến hành tố tụng đã yêu cầu Giám định viên trả lời những vấn đề không thuộc thẩm quyển của họ, ví dụ: … “bị can Lê Văn T có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không’? Nếu có phải chịu trách nhiệm hình sự thì ở mức độ nào?”, hoặc …“bị cáo có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đâm chết bà X không? Nếu phải chịu trách nhiệm hình sự thì đến mức độ nào?”. Trong quyết định trưng cầu giám định về vụ án dân sự, cũng có câu hỏi… “anh A có phải là cha châu Q không?” hay “ chữ ký trong chúc thư có phải là chữ ký của cụ Nguyễn Văn H không?”. Để xác định mức độ tâm thần của anh Hoàng Văn H, từ đó xem xẻt hủy hợp đồng dân sự mà anh H ký với chị p, trong quyết định trưng cầu giảm định Thẩm phán đã yêu cầu Giám định viên trả lời cả về: “hợp đồng anh Hoàng Văn H ký kết với chị Đinh Thị p có đến mức vô hiệu không?”, V.V..
Các nội dung nêu trên đã vượt ra ngoài phạm vi chuyên môn của người giám định, không thuộc trách nhiệm của tổ chức giám định và Giám định viện.
Việc khai thác kết quả giám định trong tố tụng hình sự cũng như trong tố tụng dân sự cơ bản giống nhau nhưng về thẩm quyển, thủ tục trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự cũng có điểm khác với tố tụng hình sự.
Trong tố tụng hình sự việc trưng cầu giám định là do cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chủ động trưng cầu (kể cả trưòng hợp trưng cầu giám định bổ sung hay giám định lại), chứ không cần chờ có yêu cầu của bị can, bị cáo, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; và có rất nhiều chủ thể có quyền ra quyết định trưng cầu giám định như Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điểu tra viên, V.V.. sở dĩ trong tố tụng hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải chủ động trưng cầu giám định là do nghĩa vụ chứng minh một người có tội hay không có tội là thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng. Dù bị can, bị cáo không chứng minh được sự vô tội của mình cũng không được lấy đó là căn cứ kết tội họ; còn trong tố tụng dân sự nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự nên Tòa án thường chỉ trưng cầu giám định khi có sự yêu cầu của đương sự.
Giám định trong tố tụng hình sự và giám định trong tố tụng dân sự đều có điểm chung là nếu thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, hay khi phát sinh những vấn đề mối liên quan đến những tình tiết của vụ án hay việc dân sự đã kết luận trước đó, hoặc có vi phạm pháp luật thì đều có thể yêu cầu giám định bổ sung hay giám định lại. Giám định lại thường được tiến hành khi có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn giữa các bản kết luận giám định.
Khoản 1 Điều 211 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định “… việc giám định lại phải do người giám định khác tiến hành”.
Xuất phát từ thực tế và để bảo đảm tính khách quan, độ tin cậy cao hơn nên Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định tại khoản 5 Điều 102 như sau: “Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật giám định tư pháp.”
Đốỉ với trường hợp đã có quyết định trưng cầu giám định nhưng giám định viên chưa trả lời hết các yêu cầu nêu trong quyết định trưng cầu giám định thì cơ quan đã trưng cầu giám định yêu cầu Giám định viên trả lời cho đầy đủ bằng văn bản, chứ không phát sinh một quyết định trưng cầu giám định bổ sung.
Trong pháp luật tố tụng hình sự (Điều 210, 211 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003) cũng cho phép bị can và những ngưòi tham gia tố tụng có yêu cầu thì cơ quan trưng cầu giám định phải thông báo cho họ vể nội dung kết luận giám định, và họ được quyền trình bày các ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu của họ cũng phải thông báo và nêu rõ lý do; còn trong tố tụng dân sự đương sự được quyền sao, chép, phôtô tài liệu, trong đó có kết luận giám định; đương sự dùng nó để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa hoặc bác bỏ yêu cầu của phía đương sự bên kia.
4. Người giám định trong phiên tòa dân sự với tư cách là người tham gia tố tụng
Tuy với địa vị pháp lý là người tham gia tố tụng, nhưng người giám định, ngưòi phiên dịch có tầm quan trọng đặc biệt, có ảnh hưởng rất lốn đến các quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, tại phiên tòa chủ tọa phiên tòa không chỉ giổi thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng mà phải giới thiệu họ, tên của người giám định, người phiên dịch (khoản 5 Điều 239 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành) để các bên đương sự biết và thực hiện các quyền tố tụng của mình nhằm bảo đảm tính công khai, công bằng trong quá trình xét xử.
Người giám định có nghĩa vụ tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án để làm rõ những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định. Trường hợp ngưồi giám định vì lý do nào đó mà vắng mặt tại phiên tòa thì tùy tình hình mà Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử. Nếu thấy kết luận giám định đã rõ ràng hoặc tương đôì rõ ràng, các đương sự thừa nhận kết luận giám định và kết luận giám định phù hợp vối tài liệu, chứng cứ khác thì dù vắng mặt giám định viên, phiên tòa vẫn được tiến hành; trường hợp giám định viên không có mặt tại phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa công bô kết luận giám định. Nếu thấy kết luận giám định chưa thật dễ hiểu, có điểm mâu thuẫn nhau trong cùng một kết luận giám định hoặc giữa các bản kết luận giám định khác nhau, mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án việc.vắng mặt Giám định viên sẽ gây khó khăn cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử sẽ hoãn phiên tòa.
Giám định viên tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án và chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến kết luận giám định của mình. Do đó, Chủ tọa phiên tòa có quyền yêu cầu người giám định trình bày kết luận của mình về vấn đề được giao giám định. Khi trình bày, người giám định có quyền giải thích bổ sung về kết luận giám định, có thể giải thích phương pháp, phương tiện tiến hành để giám định, các căn cứ để đưa ra kết luận giám định. Nhũng người tham gia tố tụng, kiểm sát viên có mặt tại phiên tòa có quyền nhận xét về kết luận giám định, được hỏi những vấn đề chưa rõ hoặc mâu thuẫn trong kết luận giám định hoặc có mâu thuẫn với các tình tiết khác của vụ án; họ có thể đưa ra các lý lẽ, chứng cứ để không chấp nhận kết luận giảm định.
Khi có người tham gia tố tụng không đồng ý với kết luận giám định được công bố tại phiên tòa và có yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại, nếu xét thấy việc giám định bổ sung, giám định lại là cần thiết cho việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung, giám định lại; trong trường hợp này thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa (Điều 257 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành).
Pháp luật tố tụng dân sự hầu như không quy định cho phép hoãn phiên tòa khi phiên tòa đã được tiến hành, trừ những trường hợp đặc biệt, trong đó có trường hợp yêu cầu giám định bổ sung, giám định lại được chấp nhận. Điều đó chứng tỏ giám định có vai trò rất quan trọng trong tố tụng dân sự.
5. Quyền, nghĩa vụ của người giám định tư pháp khi thực hiện giám định tư pháp
Điều 23 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định
“1. Người giám định tư pháp có quyền:
a) Lựa chọn phương pháp cần thiết, phù hợp để tiến hành giám định theo nội dung yêu cầu giám định;
b) Sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác thực hiện nhằm phục vụ cho việc giám định;
c) Độc lập đưa ra kết luận giám định.
d) Đề nghị người trưng cầu giám định hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật khi có dấu hiệu bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân hoặc người thân thích do việc thực hiện giám định tư pháp, tham gia vụ án, vụ việc với tư cách là người giám định tư pháp;
đ) Từ chối thực hiện giám định tư pháp trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này;
e) Được bố trí vị trí phù hợp khi tham gia tố tụng tại phiên tòa.
2. Người giám định tư pháp có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ các nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp;
b) Thực hiện giám định theo đúng nội dung yêu cầu giám định;
c) Thực hiện và trả kết luận giám định đúng thời hạn yêu cầu; trong trường hợp cần thiết phải có thêm thời gian để thực hiện giám định thì phải thông báo kịp thời cho người trưng cầu, yêu cầu giám định biết;
d) Lập hồ sơ giám định;
đ) Bảo quản mẫu vật giám định, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định;
e) Không được thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ trường hợp được người đã trưng cầu, yêu cầu giám định đồng ý bằng văn bản;
g) Chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định do mình đưa ra. Trường hợp cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì còn phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
3. Ngoài các quyền, nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người giám định tư pháp có quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về tố tụng.”