1 Trái phiếu là gì,điều kiện phát hành trái phiếu 

1.1 Hiểu thế nào về trái phiếu

Theo khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.

Khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định, trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.

Trái phiếu có đặc điểm sau

– Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty cổ phần, công ty TNHH được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

– Thời gian sở hữu trái phiếu được ghi rõ trong trái phiếu. Tổ chức phát hành phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.

– Thu nhập của trái phiếu là từ tiền lãi, đây là khoản thu cố định và không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty phát hành.

– Khi doanh nghiệp bị phá sản, do trái phiếu được coi như khoản nợ nên sẽ được ưu tiên thanh toán trước so với cổ phiếu.

1.2 Điều kiện phát hành trái phiếu công ty cổ phần

Việc phát hành trái phiếu của công ty cổ phần gồm 02 hình thức, trong đó:

– Chào bán trái phiếu ra công chúng, gồm các phương thức:

+ Chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng;

+ Chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

+ Chào bán cho các nhà đầu tư không xác định.

– Chào bán trái phiếu riêng lẻ, gồm các phương thức:

+ Chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

+ Chỉ chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Về phát hành trái phiếu ra công chúng

 Theo khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019

– Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

– Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;

– Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;

– Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành;

Về Phát hành trái phiếu riêng lẻ ra công chúng

Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 153/2020/NĐ-CP

– Là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

– Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có); trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn.

– Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

– Có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.

(Thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận là Đại hội đồng cổ đông)

– Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này.

– Đối tượng tham gia đợt chào bán phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán.

2 Quyền lợi của trái chủ

Họ được hưởng một khoản lãi định trước ghi trên trái phiếu.

Được hoàn trả vốn cho vay thường có quy định mỗi năm một số trái phiếu sẽ được hoàn trả bằng cách rút thăm.

Về nguyên tắc phải hoàn trả một khoản tiền bằng khoản vốn đã cho vay ,tuy nhiên công ty có thể hứa trả thêm một khoản bổ sung được gọi là “tiền thưởng hoàn trả”, hoặc các phần thưởng đối với các trái phiếu được trả qua rút thăm.

Mặt khác, công ty còn có thể dành quyền trả nợ trước hạn.

Nó cũng còn có thể chỉ số hóa khoản vay với điều kiện là chọn một chỉ số có quan hệ trực tiếp với hoạt động của công ty.

Các bảo đảm cho việc trả nợ các trái chủ chỉ là những chủ nợ không có thế chấp, nhưng họ có thể nhận được các bảo đảm đặc biệt, như một công ty khác có thể đứng ra bảo lãnh, hay chính là công ty mắc nợ có thể dùng các bất động sản của mình để bảo đảm quyền lợi của các trái chủ. .

Nhóm các trái chủ Các trái chủ của cùng một loại một đợt trái phiếu được tập hợp thành nhóm có tư cách pháp nhân họ cũng họp thành đại hội đồng để thảo luận về các biện pháp nhằm bảo vệ lợi ích của các trái chủ và thực hiện hợp đồng vay mượn; họ cử ra một đại diện có trách nhiệm thi hành các quyết định, nhất là trao đổi với công ty phát hành một số các sửa đổi về hợp đồng và can thiệp trong trường hợp công ty bị tuyên bố phá sản.

3 Việc tăng vốn, giảm vốn công ty hợp danh

– Vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá số cổ phần đã phát hành, số cổ phần này là số cổ phần mà các cổ đông đã thanh toán đầy đủ cho công ty, tại thời điểm đăng ký kinh doanh thành lập công ty Cổ phần thì vốn điều lệ công ty là tổng giá trị mệnh giá các cổ phần do các cổ đông sáng lập và những cổ đông phổ thông đã đăng ký trong điều lệ công ty vì vậy Cổ đông bắt buộc phải góp đủ vốn điều lệ trong vòng 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận kinh doanh, và được phát hành thêm cổ phần để huy động vốn, tăng vốn điều lệ trong thời hạn 3 năm kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được ghi tại Điều lệ công ty.

– Các trường hợp giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần: Giảm vốn điều lệ khi nhu cầu về vốn của công ty giảm do công ty thay đổi ngành nghề kinh doanh, tổ chức lại với quy mô nhỏ hơn trước. Bị buộc phải huỷ bỏ cổ phiếu quỹ.

– Giảm vốn điều lệ khi công ty kinh doanh thua lỗ và có số lỗ luỹ kế bằng 50% vốn của các cổ đông trở lên nhưng chưa mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Biện pháp này có thể có ích vì nhiều lẽ: hoặc do tình hình đồng tiền bị giảm giá mà vốn ban đầu không còn tường ứng với giá trị mới của đồng tiền, hoặc do sự phát triển của công việc kinh doanh mà công ty cần có thêm, các nguồn vốn lớn hơn.
Việc tàng vốn phải do Đại hội đồng bất thường quyết đỊnh bằng cách hoặc cho tiến hành làm ngay hoặc giao quyền cho Hội đồng quản trị thực hiện khi thấy cần thiết tuy nhiên việc trao quyền này chỉ có giá trị trong năm năm.
Công ty có thể tăng vốn qua việc huy động đóng góp các cổ phần mới bằng hiện vật hoặc bằng tiền mặt.
Việc tăng thêm vốn cũng có thể thực hiện bằng việc nhập thêm phần dự trữ vào vốn. Biện pháp này có ưu điểm là làm tăng thêm sự bảo đảm cho các chủ nợ, vì một công ty bao giờ củng phải giữ ở tài khoản “có” một khoản tiền tương ứng với số vốn; bằng cách tăng thêm sự bảo đảm cho các chủ nợ, công ty cũng làm tăng thêm uy tín của mình.
Để thực hiện việc nhập thêm phần dự trữ vào vốn, công ty có thể phát hành các cổ phần mới phát không cho các cổ đông, hoặc tăng thêm trị giá của các cổ phần cũ.

4 Quy định về giải thể công ty cổ phần

Việc giải thể một công ty có thể được tiến hành bằng cách sáp nhập với doanh nghiệp khác vì tất cả đều có chung một mục tiêu (sáp nhập ngang), hoặc vì tất cả đều sản xuất cùng một sản phẩm nhưng ở những công đoạn khác nhau, (sáp nhập dọc).
Sáp nhập được thực hiện khi một công ty thu hút vào mình một công ty khác, hoặc khi hai hay nhiều công ty hợp nhất trong một công ty mới.
Công ty đứng ra thu hút đã làm tăng thêm số vốn của mình; các cổ phần mới được trao cho các cổ đông của công ty bị thu hụt.
Luật ngày 24-1-1966 cũng còn qúy định việc giải thể bằng cách chia tách . Đây là trường hợp công ty cũ ngừng hoạt động để phân tài sản cho hai hoặc nhiều công ty mới thay mình hoạt động.
Luật đã quy định nhiều điều khoản để bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ
Căn cứ Điều 59 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định:
“1. Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.”

Căn cứ Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 viêc giải thể của công ty cổ phần được quy định khi

– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

– Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhận, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác-

– Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

Điều 59 của Nghị đinh 78/2015/NĐ-CP về Trình tự, thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp
1. Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định giải thể quy định tại Khoản 1 Điều 202 Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi thông báo về việc giải thể đến Phòng Đăng kýkinh doanh. Kèm theo thông báo phải có quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc giải thể doanh nghiệp.
3. Sau khi nhận được hồ sơ giải thể của doanh nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều 204 Luật Doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể cho cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế gửi ý kiến về việc giải thể của doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể nếu không nhận được ý kiến từ chối của cơ quan thuế, đồng thời ra Thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.
5. Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an để được cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu. Trong trường hợp này, con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu trong hồ sơ giải thể doanh nghiệp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 204 Luật Doanh nghiệp được thay thế bằng giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu. 
Như vậy nếu công ty giải thể thì phải thức hiện các bước quy định ở  trên

Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài.

Công Ty Luật LVN Group xin cảm ơn!!