1. Thi hành án trong trường hợp pháp nhân thương mại được chia, tách

Theo Điều 90 Bộ luật Dân sự năm 2015, một pháp nhân có thể chia thành nhiều pháp nhân. Sau khi chia, pháp nhân bị chia chấm dứt tồn tại; quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân bị chia được chuyển giao cho các pháp nhân mới.

Theo quy định tại Điều 198 Luật doanh nghiệp năm 2020: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.

Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cố phần có thế tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách. (Khoản 1 Điều 199 Luật doanh nghiệp 2020)

1.1. Nghĩa vụ thi hành án.

Nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp pháp nhân thương mại được chia, tách như sau:

– Trường hợp nội dung, lĩnh vực phải thi hành án được giao toàn bộ cho một pháp nhân thương mại mới thì pháp nhân thương mại mới đó chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thi hành án;

– Trường hợp nội dung, lĩnh vực thi hành án được giao cho các pháp nhân thương mại mới khác nhau thì các pháp nhân thương mại mới thực hiện theo nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao.

1.2.. Thủ tục thi hành án

Việc thi hành án trong trường hợp pháp nhân thương mại được chia, tách thực hiện như sau:

Trường hợp pháp nhân thương mại tiếp nhận nghĩa vụ thi hành án có trụ sở thuộc cùng phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh, phạm vi cấp quân khu của pháp nhân thương mại trước khi được chia, tách thì cơ quan thi hành án hình sự đang thi hành án đối với pháp nhân thương mại trước khi chia, tách tiếp tục tổ chức thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và Nghị định này;

Trường hợp pháp nhân thương mại tiếp nhận nghĩa vụ thi hành án có trụ sở ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh, ngoài phạm vi cấp quân khu thì cơ quan thi hành án hình sự nơi pháp nhân thương mại tiếp nhận nghĩa vụ thi hành án có trụ sở tiến hành lập hồ sơ thi hành án và tổ chức thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và Nghị định này.

Cơ quan thi hành án hình sự đang thi hành án đối với pháp nhân thương mại trước khi chia, tách có trách nhiệm sao gửi tài liệu trong hồ sơ thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự nơi pháp nhân thương mại tiếp nhận nghĩa vụ chấp hành án có trụ sở để tổ chức thi hành án.

Thời gian đã chấp hành án của pháp nhân thương mại trước khi được chia, tách được tính vào thời gian chấp hành án của các pháp nhân thương mại tiếp nhận nghĩa vụ thi hành án.

Điểm khác biệt giữa pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại?

2. Thủ tục thi hành án trong trường hợp pháp nhân thương mại được hợp nhất, sáp nhập

Theo Điều 89 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì một pháp nhân có thể được sáp nhập vào một pháp nhân khác. Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập.

Theo quy định tại Điều 201 Luật DN 2020: Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 200 Luật Doanh nghiêp 2020: Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

Pháp nhân thương mại tiếp nhận pháp nhân thương mại đang chấp hành án khi hợp nhất, sáp nhập có trách nhiệm tiếp nhận nghĩa vụ thi hành án của pháp nhân thương mại được hợp nhất, sáp nhập.

Việc thi hành án trong trường hợp pháp nhân thương mại được hợp nhất, sáp nhập như sau:

– Trường hợp pháp nhân thương mại tiếp nhận nghĩa vụ thi hành án có trụ sở thuộc cùng phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh, phạm vi cấp quân khu của pháp nhân thương mại trước khi được hợp nhất, sáp nhập thì cơ quan thi hành án hình sự đang thi hành án đối với pháp nhân thương mại trước khi hợp nhất, sáp nhập tiếp tục tổ chức thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và Nghị định này;

– Trường hợp pháp nhân thương mại tiếp nhận nghĩa vụ thi hành án có trụ sở ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh, ngoài phạm vi cấp quân khu thì cơ quan thi hành án hình sự đang thi hành án đối với pháp nhân thương mại trước khi hợp nhất, sáp nhập bàn giao hồ sơ thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự nơi pháp nhân thương mại tiếp nhận nghĩa vụ thi hành án có trụ sở để tổ chức thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và Nghị định này;

– Thời gian đã chấp hành án của pháp nhân thương mại trước khi hợp nhất, sáp nhập được tính vào thời hạn chấp hành án của pháp nhân thương mại tiếp nhận nghĩa vụ thi hành án.

Phân biệt pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại

3. Thi hành án trong trường hợp pháp nhân thương mại chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Thưa Luật sư của LVN Group, công ty em đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử. Cho em hỏi là nếu công ty em đang phải thi hành án thì khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty cổ phần sang công ty TNHH thì công ty em có phải thi hành án nữa không ạ? Xin cảm ơn Luật sư!

Theo Điều 203 Luật Doanh nghiệp 2020:

Điều 203. Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1. Công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo phương thức sau đây:

a) Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tương ứng của tất cả cổ đông còn lại;

b) Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty;

c) Công ty chỉ còn lại 01 cổ đông.

2. Việc chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này phải thực hiện theo giá thị trường, giá được định theo phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc phương pháp khác.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công ty chỉ còn lại một cổ đông hoặc hoàn thành việc chuyển nhượng cổ phần theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, công ty gửi hồ sơ chuyển đổi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

4. Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 55/2020/NĐ-CP thì:

Trường hợp pháp nhân thương mại chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì không làm thay đổi nghĩa vụ thi hành án. Pháp nhân thương mại có trách nhiệm báo cáo cơ quan thi hành án hình sự về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Như vậy, việc chuyển đổi loại hình công ty không làm thay đổi nghĩa vụ thi hành án. Chính vì thế, công ty bạn vẫn phải chấp hành việc thi hành án theo quy định.

Pháp nhân thương mại là gì? Pháp nhân phi thương mại là gì? So sánh pháp  nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại?

4. Quyền, nghĩa vụ của pháp nhân thương mại thì hành án.

Trên cơ sở nghiên cứu quyền của cá nhân trong thi hành án hình sự gắn vối đặc thù đối tượng là thi hành án hình sự là pháp nhân thương mại, Điều 162 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định quyền, và nghĩa vụ của pháp nhân thương mại chấp hành án, theo đó:

– Pháp nhân thương mại có quyền sau:

+ Được thông báo về việc thi hành án: Pháp nhân thương mại là đối tượng phải thi hành án theo đó, đối tượng này phải được cơ quan có thẩm quyền thông báo về việc mình bị thi hành án;

+ Được nhận các quyết đỊnh liên quan trong quá trình chấp hành án: Trong quá trình thi hành án có thể có nhiều quyết định có liên quan ngoài quyết định thi hành án còn có thể có quyết định cưỡng chế của Cơ quan thi hành án hình sự, quyết định liên quan đến việc chuyển giao nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp pháp nhân thương mại tổ chức lại…;

+ Được khiếu nại về thi hành án: Pháp nhân thương mại thông qua người đại diện theo pháp luật có thể khiếu nại vê’ thi hành đôì với pháp nhân thương mại;

+ Được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp theo quy định của Luật Thi hành án hình sự năm 2019: Khi pháp nhân thương mại chấp hành xong hình phạt, biện pháp tư pháp thì Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền phải cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp để tính thời gian xóa án tích đối vối pháp nhân thương mại.

+ Được bồi thường thiệt hại theo quy đỉnh của pháp luật vê’ trách nhiệm bồi thưòng của Nhà nước: Quá trình thi hành nếu pháp nhân thương mại bị thiệt hại do lỗi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có quyền yêu cầu được bồi thường về những thiệt hại đó theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

– Bên cạnh những quyền nêu trên thì pháp nhân thương mại chấp hành án có các nghĩa vụ sau đây: Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; quyết định, yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án; người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan thi hành án hình sự; công bố và niêm yết công khai quyết định thi hành án; thông báo việc chấp hành hình phạt và biện pháp tư pháp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Luật Thi hành án hình sự năm 2019; báo cáo Cơ quan thi hành án hình sự về việc chấp hành án.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.