Căn cứ Luật Xây Dựng năm 2014; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2015 của Chính Phủ quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP) và Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bào trì công trình xây dựng (gọi tắt là thông tư số 26/2016/TT-BXD), quy định:

1. Công trình công cộng quy mô lớn, có yêu cầu kiến trúc đặc thù phải tổ chức thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Người quyết định đầu tư quyết định việc thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.

2. Chi phí thi tuyển, tuyển chọn thiết kể kiến trúc công trình xây dựng được tính ứong tổng mức đầu tư của dự án.

3. Tác giả của thiết kế kiến trúc công trình xây dựng khi trúng tuyển hoặc được tuyển chọn được bảo hộ quyền tác giả, được ưu tiên lựa chọn để lập dự án đầu tư xây dựng và thiết kế xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định.

Luật LVN Group phân tích chi tiết quy định pháp luật hiện nay về vấn đề trên như sau:

1. Quy định về thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng theo quy định cũ.

1.1. Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng tại Luật Xây dựng 2014 (được bãi bỏ) 

Luật Xây dựng 2014 quy định về Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng như sau:

Công trình công cộng quy mô lớn, có yêu cầu kiến trúc đặc thù phải tổ chức thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Người quyết định đầu tư quyết định việc thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.

Chi phí thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng được tính trong tổng mức đầu tư dự án.

Tác giả của thiết kế kiến trúc công trình xây dựng khi trúng tuyển hoặc được tuyển chọn được bảo hộ quyền tác giả, được ưu tiên lựa chọn để lập dự án đầu tư xây dựng và thiết kế xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định.

Chính phủ quy định chi tiết về thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.

 

1.2. Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP (hết hiệu lực)

Nghị định 59/2015/NĐ-CP hướng dẫn về Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng như sau:

– Công trình công cộng quy mô lớn, có yêu cầu kiến trúc đặc thù phải tổ chức thi tuyển hoặc tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc gồm:

+ Công trình công cộng cấp 1, cấp đặc biệt;

+ Trụ sở cơ quan Đảng, Nhà nước, trung tâm hành chính – chính trị, trung tâm phát thanh, truyền hình;

+ Nhà ga đường sắt trung tâm cấp tỉnh, nhà ga hàng không dân dụng;

+ Công trình giao thông trong đô thị từ cấp II trở lên có yêu cầu thẩm mỹ cao (cầu thẩm mỹ cao (cầu qua sông, cầu vượt, ga đường sắt nội đô);

+ Các công trình có vị trí quan trọng, có yêu cầu cao về kiến trúc (công trình tượng đài, điểm nhấn trong đô thị).

– Bộ Xây dựng quy định chi tiết các công trình khác có ý nghĩa quan trọng trong đô thị và trên các tuyến đường chính cần tổ chức thi tuyển; quy định cụ thể về hình thức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc xây dựng; quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc và chi phí cho việc thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.

Tổ chức, cá nhân có phương án thiết kế kiến trúc được lựa chọn được ưu tiên thực hiện các bước thiết kế tiếp theo khi có đủ điều kiện năng lực thực hiện theo quy định.

 

1.3. Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế công trình xây dựng tại Nghị định 42/2017/NĐ-CP (hết hiệu lực)

Nghi định 42/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2015/NĐ-CP về thi tuyển, tuyển chọn thiết kế công trình xây dựng như sau:

Việc tổ chức thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc được đề xuất trong chủ trương đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu kiến trúc gồm:

– Công trình công cộng có quy mô cấp 1, cấp đặc biệt;

– Công trình có yêu cầu kiến trúc đặc thù gồm: Nhà ga đường sắt trung tâm cấp tỉnh, nhà ga hàng không dân dụng; cầu trong đô thị từ cấp II trở lên, ga đường sắt nội đo từ cấp II trở lên; công trình tượng đài, công trình là biểu tượng về truyền thống, văn hoá và lịch sử của địa phương; công trình có ý nghĩa quan trọng, điểm nhấn trong đô thị và trên các tuyến đường chính được xác định trong đồ án quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về Hội đồng tổ chức thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc; hình thức thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc; trình tự, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của phương án thiết kế kiến trúc và chi phí cho việc thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.

– Khi có đủ điều kiện năng lực thực hiện theo quy định thì tổ chức, cá nhân có phương án thiết kế kiến trúc được lựa chọn được ưu tiên thực hiện các bước thiết kế tiếp theo của dự án.

 

2. Quy định về thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng theo quy định mới

2.1. Quy định về thi tuyển phương án kiến trúc theo Luật Kiến trúc 2019

Điểm đ Khoản 1 Điều 39 Luật Kiến trúc 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật có liên quan đến hoạt động kiến trúc như sau:

“1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 03/2016/QH14 và Luật số 35/2018/QH14 như sau:

đ) Bãi bỏ Điều 81.”

Như vậy. theo quy định của Luật Kiến trúc 2019 thì Điều 81 Luật Xây dựng 2014 quy định về Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng sẽ bị bãi bỏ. 

Thay vào đó, Điều 17 Luật Kiến trúc 2019 quy định về Thi tuyển phương án kiến trúc như sau:

– Thi tuyển phương án kiến trúc là việc tổ chức cuộc thi để chọn phương án kiến trúc tối ưu; đáp ứng yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, văn hoá, hiệu quả kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

– Công trình phải thi tuyển phương án kiến trúc bao gồm:

+ Công trình công cộng có quy mô cấp đặc biệt, cấp I;

+ Nhà ga đường sắt trung tâm cấp tỉnh, nhà ga hàng không dân dụng; cầu trong đô thị từ cấp II trở lên, ga đường sắt nội đô từ cấp II trở lên; công trình tượng đài, công trình là biểu tượng về truyền thống, văn hoá và lịch sử của địa phương; công trình quan trọng, điểm nhấn trong đô thị và trên các tuyến đường chính được xác định trong đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Việc tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc được đề xuất trong chủ trương đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

– Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định hình thức thi tuyển phương án kiến trúc, quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc.

– Chi phí thi tuyển phương án kiến trúc được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.

– Trên cơ sở phương án kiến trúc trúng tuyển, tổ chức, cá nhân có phương án kiến trúc trúng tuyển được thực hiện các bước tiếp theo của dự án khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về đấu thầu.

– Thông tin về thi tuyển, hội đồng thi tuyển phương an kiến trúc và kết quả của cuộc thi phải được chủ đầu tư công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

 

2.2. Quy định về thi tuyển phương án kiến trúc theo Nghị định 85/2020/NĐ-CP

Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định về các vấn đề pháp lý liên quan đến Thi tuyển phương án kiến trúc như sau:

Chi phí thi tuyển:

– Chi phí tổ chức thi tuyển bao gồm chi phí cho Hội đồng; Tổ kỹ thuật; các mức giải thưởng, hỗ trợ các phương án dự thi tuyển vá các chi phí khác.

– Đơn vị tổ chức cuộc thi chịu trách nhiệm về chi phí cho việc thi tuyển phương án kiến trúc.

Quyền vá trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia thi tuyển phương án kiến trúc:

– Các phương án kiến trúc tham gia thi tuyển được đảm bảo quyền tác gả theo pháp luật về sở hữu trí tuệ.

– Tổ chức, cá nhân có phương án kiến trúc trúng tuyển nếu không đủ điều kiện năng lực để triển khai các bước tiếp theo (tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng) thì có thể liên danh với các tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thực hiện

– Trường hợp tổ chức, cá nhân có phương án kiến trúc trúng tuyển không tiến hành hoặc từ chối tiến hành triển khai các bước tiếp theo thì chủ đầu tư thương thảo để sử dụng phương án kiến trúc trúng tuyển theo pháp luật về sở hữu trí tuệ và liên quan; trường hợp không thương thảo được thì phương án được xếp hạng tiếp theo được chọn để thương thảo, ký kết hợp đồng.

Trách nhiệm của đơn vị tổ chức cuộc thi:

– Thực hiện theo Quy chế thi tuyển đã được phê duyệt;

– Tạo điều kiện thuận lợi để Hội đồng thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ. không dùng ảnh hưởng của mình để làm sai lệch kết quả thi tuyển.

Trên đây là bài viết của Luật LVN Group liên quan đến thi tuyển phương án kiến trúc. Quý bạn đọc có vấn đề vướng mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ tới Luật LVN Group qua số tổng đài 1900.0191 để được đội ngũ chuyên viên Phòng Hỗ trợ khách hàng của chúng tôi hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất. Trân trọng!