Theo Luật Tiếp công dân số 42/2013/QH13 ngày 25-11-2013 của Quốc hội; Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26-06-2014 của Chỉnh phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân; Thông tư 06/2014/TT-TTCP ngày 31-10-2014 của Thanh tra Chỉnh phủ Quy định quy trình tiếp công dân;
Quy định cụ thể như sau:
Theo Điều 14 Nghị quyết 759/2014/UBTVQH13:
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; tổ chức nghiên cứu; chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết; theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Việc tiếp nhận, xử lý bước đầu, phân loại, chuyển nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết của các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được thực hiện theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Luật tiếp công dân.
Luật LVN Group phân tích chi tiết hơn quy định pháp luật về vấn đề trên:
Một số quy định của pháp luật về việc tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của các cơ quan Quốc hội, địa biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân và địa biểu Hội đồng nhân dân các cấp:
Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Văn phòng) có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc tham mưu giúp việc cho đoàn đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân và đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc tiếp nhận và xử lý đơn thư. Do đó, cán bộ, công chức Văn phòng tham gia thực hiện công tác này nắm vững văn bản pháp luật có liên quan đến việc tiếp nhận và xử lý đơn thư; nhất là thẩm quyền, phạm vi xử lý đơn thư, cũng như việc khảo sát, giám sát việc chấp hành pháp luật trong giải quyết đơn thư của Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân… Từ đó sẽ giúp cho Đoàn đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của mình.
Nội dung đơn thư khiếu nại của công dân tập trung chủ yếu đến: Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tranh chấp đất đai, nhà ở, đất ở; tranh chấp tài sản; đơn phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường và một số nội dung liên quan đến lĩnh vực an ninh mạng, xuất bản, tần số vô tuyến điện, viễn thông…
Mốt số quy định pháp luật về tiếp nhận, xử lý đơn thư của Đoàn đại biểu Quôc hội, đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân được quy định cụ thể như sau:
Công tác tiếp nhận, xử lý đơn thư của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Đại biểu Hội đồng nhân được quy định trong nhiều luật và các văn bản pháp luật khác nhau. Chủ yếu áp dụng thực hiện tại các văn bản như sau:
– Điều 28, Điều 43 Luật tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 ngày 20/11/2014 và Luật só 65/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
– Điều 47, Điều 66, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016.
– Điều 95, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019)
– Mục II, mục III Nghị quyết số 228/1999/NQ-UBTVQH10 ngày 27/10/1999 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc đại biểu Quốc hội công dân, tiếp nhận, chuyển đơn, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân.
– Tại Điều 14, Điều 15, Điều 16, Nghị quyết số 759/2014/UBTVQH13 ngày 15/5/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chi tiết về hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Nhìn chung, các luật và nghị quyết nêu trên đã quy định phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân và Đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc tiếp nhận, xử lý đơn thư, với các nội dung cơ bản như sau:
Thứ nhất, có trách nhiệm tiếp nhận đơn thư, tổ chức nghiên cứu và chuyển đơn đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết đơn thư có trách nhiệm thông báo cho đại biểu về kết quả giải quyết đơn thư được chuyển đến trong thời hạn quy định của pháp luật.
Thứ ba, Đoàn đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết đơn thư do mình chuyển đến.
Thứ tư, trường hợp xét thấy việc giải quyết đơn thư không đúng pháp luật, đại biểu có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại
Thứ năm, khi cần thiết đại biểu yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
Thứ sáu, Đoàn đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, thường trực Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền tổ chức giám sát việc giải quyết đơn thư của công dân mà mình chuyển đến.
Trong các nội dung trên cần lưu ý: Đoàn đại biểu quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân không trực tiếp giải quyết đơn thư của công dân mà chỉ xử lý bằng việc tiếp nhận, nghiên cứu, phân loại và chuyển đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc giải quyết đơn thư và giám sát việc giải quyết đơn thư của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Về quy trình xử lý đơn thư của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân vận dụng thực hiện theo Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn thư khiếu nại, tổ cáo, kiến nghị, phản ánh. Trong quy trình này, đã nêu ra nguyên tắc xử lý đơn; công tác tiếp nhận, phân loại đơn; xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo và xử lý các loại đơn khác; quy định công tác quản lý, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết đơn thư.
Việc nắm chắc các nội dung nêu trên trong Thông tư số 07 có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là việc phân loại đơn thư. Cán bộ, công chức Văn phòng được phân công phụ trách công tác này thực hiện tốt việc phân loại đơn thư của công dân sẽ gửi đến tham mưu tốt cho Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân trong thực hiện các bước tiếp theo trong quá trình xử lý đơn thư.
Mỗi loại đơn gắn với thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp luật giải quyết khác nhau. Khi phân loại lưu ý một số đặc điểm của đơn thư:
– Đơn thuộc loại khiếu nại, tố cáo hay phản ánh kiến nghị
– Người đứng tên, người được ủy quyền hoặc người đại diện và địa chỉ
– Tình trạng đơn đã được giải quyết, đang giải quyết hay chưa giải quyết
– Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chưc nào
– Đơn đủ điều kiện xử lý hoặc không đủ điều kiện xử lý.
Sau khi phân loại, đề xuất xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh theo các hướng như sau:
– Lưu đơn (đối với đơn không đủ điều kiện xử lý theo quy định)
– Hướng dẫn người làm đơn gửi đến đúng cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền giải quyết.
– Chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật
– Tham mưu, đề xuất đoàn Đại biểu Quôc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh xử lý đơn thư (thông thường đối với các loại đơn đã được xử lý nhưng quá thời hạn giải quyết theo quy định mà chưa được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết…)
Ngoài việc tiếp nhận và tham mưu xử lý đơn thư, trách nhiệm của cán bộ, công chức phục vụ công tac này phải phối hợp thực hiện việc phát hành văn bản xử lý đơn thư theo đúng quy định; làm đầu mối trong việc tham mưu lưu trữ hồ sơ vụ việc; theo dõi sử lý đơn của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân và việc giải quyết đơn thư của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; có trách nhiệm cung cấp thông tin và xử lý đơn thư khi có yêu cầu và tổng hợp báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định.
Nếu có bất kỳ vướng mắc nào xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của Công ty Luật LVN Group qua số điện thoại 1900.0191 để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Luật LVN Group xin trân trọng cảm ơn !