1. Khái niệm luật tố tụng dân sự Việt Nam
Quyền và lợi ích của các chủ thể là vấn đề quan trọng, là động lực để các chủ thể tham gia vào các quan hệ xã hội. Tuy ở những mức độ khác nhau nhưng pháp luật của các quốc gia trên thế giới đều công nhận và bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể. Quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể không trái pháp luật được Nhà nước bảo vệ được gọi là quyền, lợi ích hợp pháp.
Xã hội là hệ thống các quan hệ đa dạng và phức tạp. Khi tham gia vào các quan hệ xã hội các chủ thể phải thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Việc một chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật có thể sẽ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác, dẫn đến tranh chấp. Để duy trì trật tự xã hội, Nhà nước thiết lập cơ chế pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức hay chủ thể khác có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để bảo vệ quyền, lợi ích đó như yêu cầu người có hành vi trái pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật, yêu cầu toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Căn cứ vào Điều 2 Luật tổ chức toà án nhân dân (LTCTAND) năm 2014 thì toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng hoạt động của mình, toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đẩu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác. Do vậy, khi có chủ thể yêu cầu bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của họ trong trường hợp có vi phạm hoặc có tranh chấp thì toà án phải xem xét thụ lí giải quyết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Các vụ việc phát sinh từ quah hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và giầ đình, kinh doanh, thương mại và lao động do toà án giải quyết được gọi là vụ việc dân Sự. Trong đó, đốỉ với những việc có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên được gọi là vụ án dân sự; đối với những việc không có ữanh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên được gọi là việc dân sự.
Quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự là quá trình phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chửng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản, người thẩm định giá tài sản (sau đây gội chung là người định giá tài sản) và những người có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân Sự như cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu giữ các chứng cứ tài liệu của vụ việc dân sự v.v.. Các chủ thể này tham gia vào quá trình này với những mục đích, động cơ, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau và giữa họ nảy sinh các quan hệ khác nhau như quan hệ giữa toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự với đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và người liên quan; quan hệ giữa toà án, viện kiểm sật, cơ quan thi hành án dân sự với nhau và quan hệ giữa các đương sự với người liên quan. Từ đó, tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự thành ngành luật được gọi là luật tố tụng dân sự. Từ đó, có thể định nghĩa luật tổ tụng dân sự như sau:
Luật tổ tụng dân sự Việt Nam là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gôm hệ thổng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự nhanh chóng, đúng đắn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của Nhà nước.
2. Khái niệm về chứng cứ
Căn cứ Điều 93 Bộ Luật tố tụng Dân sự quy định về khái niệm chứng cứ như sau:
“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”.
3. Đặc điểm của chứng cứ
Chứng cứ luôn được xem là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định, là cơ sở giúp Tòa án đưa ra kết luận cuối cùng, vì vậy chứng cứ luôn cần phải đảm bảo 03 yếu tố: tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp nhằm tìm ra sự thật khách quan. Cụ thể:
– Tính khách quan: chứng cứ không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người – không được tạo ra chứng cứ. Do đó, con người chỉ có thể nhận thức về nó, thu thập, nghiên cứu, đánh giá nó, chứ không thể tạo ra chứng cứ theo đúng ý nghĩa, bản chất của chứng cứ. Mọi hành vi sửa chữa, thay đổi, tạo ra cái gọi là chứng cứ, thì đó chắc chắn không phải là chứng cứ của vụ án, đó là giả chứng cứ. Vì vậy, khi thu thập, nghiên cứu về chứng cứ phải rất chú ý đến tính khách quan của chứng cứ, phải xem xét nội dung các tài liệu có phải xác thực hay không, nó xuất hiện khi nào? ai là người viết, ai là ngưòi quản lý, lưu giữ hay phát hiện ra nó; chứng cứ đó có phản ánh đúng bản chất của sự việc hay không… để xem xét, đánh giá nó như nó vốn có.
– Tính liên quan: chứng phải liên quan trực tiếp, gián tiếp đến vụ việc. Sự liên quan này có thể là trực tiếp, rất dễ nhận ra, nó giúp chúng ta nhận thức ra ngay bản chất, sự thật khách quan của vụ việc dân sự đó.
– Tính hợp pháp: chứng cứ phải được thu thập, bảo quản, xem xét, đánh giá, nghiên cứu theo trình tự, thủ tục luật định. Ví dụ: chứng cứ phải là một trong các nguồn theo quy định của BLTTDS, phải được giao nộp trong một thời gian luật quy định…
4. Quy định về việc xem xét và thẩm định tại chỗ trong tố tụng dân sự
Thẩm định là xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính pháp lý bằng văn bản về một vấn đề nào đó.
Đây là một biện pháp điều tra được Toà án thường sử dụng trong quá trình kiểm tra thu thập chứng cứ để giải quyết vụ án dân sự. Trước khi Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 và Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 ra đời, do Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 không quy định chặt chẽ nên trong thực tiễn khi xem xét, thẩm định tại chỗ có những trường hợp Thẩm phán không báo cho chính quyền sở tại, không bắõ đương sự đến để chứng kiến việc xem xét; thậm chí không ghi biên bản, mà chỉ thấy nhận định trong bản án là “qua xem xét tại chỗ…”, điều này làm cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ của Toà án bị giảm hiệu quả hoặc không có giá trị pháp lý. Để việc xem xét, thẩm định tại chỗ được khách quan, toàn diện và có giá trị pháp lý cao, Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành đã quy định tại Điều 101 như sau:
“1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ với sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định và phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại chỗ để đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó.
2. Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải được ghi thành biên bản. Biên bản phải ghi rõ kết quả xem xét, thẩm định, mô tả rõ hiện trường, có chữ ký của người xem xét, thẩm định và chữ ký hoặc điểm chỉ của đương sự nếu họ có mặt, của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định và những người khác được mời tham gia việc xem xét, thẩm định. Sau khi lập xong biên bản, người xem xét, thẩm định phải yêu cầu đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định ký tên và đóng dấu xác nhận.
3. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
4. Thẩm phán có quyền đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an xã, phường, thị trấn nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định tại chỗ hỗ trợ trong trường hợp có hành vi cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ.”
Với cách quy định tại khoản 2 Điểu 97 và quy định tại Điều 101 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành có thể hiểu việc xem xét, thẩm định tại chỗ có thể xuất phát từ yêu cầu của đương sự, hoặc do Tòa án chủ động xem xét, thẩm định tại chỗ khi nhận thấy phải
định tại chỗ mới có cách nhìn, cách tiếp cận đẫy đủ, toàn diện về sự vật cần xem xét, để vừa kiểm tra lại các chứng cứ có trong hồ sơ, vừa có nhận thức cụ thể hơn, nhằm đưa ra được các quyết định rõ ràng, minh bạch. Đặc biệt, các vụ án về tranh chấp nhà đất, mà Toà án phải phân định hiện vật cho các bên, thì việc xem xét, thẩm định tại chỗ để xác định cách chia cho hợp tình, hợp lý là cực kỳ cần thiết. Khi xem xét thẩm định tại chỗ cần lưu ý, phải mô tả đúng tính chất, nội dung của sự vật, vẽ sơ đồ theo đúng hình dáng, hiện trạng của vật tranh chấp, thể hiện các kích thước trong sơ đồ (ví dụ: phòng nhỏ đương sự khai là bếp, xem xét không có dấu hiệu là bếp mà có dấu hiệu là phòng ngủ thì mô tả các dấu hiệu đó, chứ không ghi theo lồi khai của đương sự). Khi xem nhà đất cần hỏi cán bộ địa chính xã, phường về các vấn để liên quan, sau đó, nếu cần đối chiếu vối sổ địa chính, xem bản đồ, đốì chiếu số lô, diện tích của lô đất với lời khai của đương sự và các tài liệu mà đương sự đã xuất trình nhằm phát hiện các điểm vênh để làm cho rõ, đỡ tốn công đi lại.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy, nếu vật tranh chấp là nhà đất khi đã xuốhg xem xét tại chỗ rất nên kiểm tra diện tích thực tế bằng việc đo đạc (có thể Thẩm phán và những người tham gia xem xét tại chỗ tự đo hoặc cần sử dụng các nhà chuyên môn để đo là tùy tình hình cụ thể từng vụ mà quyết định) để đốì chiếu vói diện tích đương sự khai hoặc diện tích được ghi trong sổ sách. Nếu số liệu khác nhau yêu cầu chính quyền địa phương, đương sự cho biết lý do. Chỉ khi có cách lý giải hợp lý thì việc xét xử mối có căn cứ vững chắc (nếu diện tích do lấn chiếm phảkitìm hiểu xem ai lấn chiếm, thời gian lấn chiếm, sử dụng, quan điểm của chính quyền địa phương về vấn đề đó, thì mới có cơ sở áp dụng các quy định pháp luật tương ứng).
Dù Thẩm phán hay thư ký lập biên bản, vẽ sơ đồ cũng nên lưu ý về cách thể hiện phải đạt yêu cầu để người không đi thẩm định tại chỗ nhưng vẫn hình dung đúng sự vật, đúng thực tế (đã có trường hợp việc mô tả, vẽ sơ đồ, v.v. chỉ có người lập biên bản, vẽ sơ đồ hiểu, còn người khác không hiểu. Thậm chí, do mô tả, vẽ sơ đồ không chuẩn xác nên sau một thời gian chính người đi xem xét tại chỗ cũng giải thích không đúng sơ đồ, bản vẽ mà chính mình đã thể hiện trước đây). Vì vậy, cố gắng càng cụ thể chi tiết bao nhiêu càng tốt, tránh làm đại khái. Khi xuống cơ sở phát hiện thông tin, tài liệu, chứng cú mới có liên quan đến vụ việc Toà đang xem xét thì cần lập biên bản thu thập, hỏi các bên và những người biết sự việc để làm rõ ngay (ví dụ: không có đương sự nào khai và hồ sơ không có tài liệu nào thể hiện trên đất có công trình, cây cối… nhưng khi xuôiig xem thì có công trình, cây côì…)
Về thủ tục tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ: theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì khi xem xét thẩm định tại chỗ Thẩm phán phải ra quyết định. Quyết định này phải gửi cho các đương sự để họ biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định tại chỗ, nếu có đương sự nào vắng mặt dù đã nhận được quyết định, thì công việc vẫn tiến hành bình thường. Quyết định xem xét thẩm định tại chỗ cũng phải được gửi cho uỷ ban nhân dân cấp xã, phường hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đốì tượng cần xem xét, thẩm định. Đồng thời, Tòa án cũng phải có văn bản đề nghị ủy ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức cử đại diện tham gia vào việc xem xét, thẩm định tại chỗ theo ngày giờ ghi trong quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ. Trong trường hợp vắng mặt đại diện uỷ ban nhân dân hoặc đại diện cơ quan, tổ chức thì phải hoãn việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
Trong trường hợp có người cản trỗ việc xem xét, thẩm định tại chỗ thì Thẩm phán yêu cầu đại diện uỷ ban nhân dân, cơ quan, tổ chức có biện pháp can thiệp hỗ trợ, khi cần thiết có thể yêu cầu lực lượng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân (xem Thông tư số 15/2003/TT-BCA (V19) ngày 10-3-2003 của Bộ Công an hướng dẫn hoạt động hỗ trợ tư pháp của lực lượng cảnh sát bảo vệ hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an).
Khi xem xét, thẩm định tại chỗ, Thẩm phán có thể tự mình lập biên bản hoặc có thư ký giúp ghi biên bản. Trong trường hợp có người cản trồ việc xem xét, thẩm định tại chỗ, thì Thẩm phán phải lập biên bản lưu vào hồ sơ vụ án.
5. Vai trò của việc xem xét và thẩm định tại chỗ trong tố tụng dân sự
Xem xét, thẩm định tại chỗ là biện pháp trong quá trình tố tụng nhằm thu thập tài liệu chứng cứ của Tòa án, chứng minh cho quyền khởi kiện của nguyên đơn.
Đây là một biện pháp thu thập chứng cứ quan trọng, là căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự một cách chính xác, đúng pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên đương sự.
Đương sự có đơn yêu cầu Tòa án xem xét, thẩm định tại chỗ, mà nội dung xem xét, thẩm định tại chỗ liên quan đến vụ kiện thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án đó phải tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ theo yêu cầu của đương sự.
Khi không tự mình thu thập được chứng cứ, tài liệu trong vụ án, đương sự (bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án) có quyền yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ, tài liệu để đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án. Xem xét, thẩm định tại chỗ là một trong các biện pháp mà Tòa án áp dụng để tiến hành thu thập chứng cứ, tài liệu.
Cụ thể căn cứ tại (khoản 1 Điều 101 BLTTDS 2015) thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ với sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức, nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định và phải báo trước để đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định tại chỗ.