>> Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp gọi số:1900.0191

1. Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ (Nghị định 43) hướng dẫn việc đăng ký doanh nghiệp thì quy định rằng “vốn điều lệ công ty cổ phần không bao gồm giá trị của số cổ phần được quyền chào bán”

2.Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ (Nghị định 102) hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp cho rằng, vốn điều lệ của công ty cổ phần là “tổng giá trị mệnh giá số cổ phần đã phát hành”. Số cổ phần được coi là đã phát hành là số cổ phần “mà các cổ đông đã thanh toán đủ cho công ty”3. Còn vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn (cả một thành viên và hai thành viên trở lên- TNHH) là “tổng giá trị các phần vốn góp do (các) thành viên đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn cụ thể và đã được ghi vào điều lệ công ty”4

Thể hiện qua bảng, vốn điều lệ theo pháp luật doanh nghiệp của Việt Nam được diễn giải theo quá trình sau:

Như vậy, điểm khác biệt cơ bản giữa hai văn bản luật liên quan đến vốn điều lệ công ty cổ phần là theo Luật Doanh nghiệp thì vốn điều lệ bao gồm cả phần vốn cam kết góp, còn Nghị định 43 và Nghị định 102 thì chỉ phần vốn đã thanh toán mới được coi là vốn điều lệ. Phần (vốn) cổ phần đăng ký bán cho cổ đông mà chưa được cổ đông thanh toán thì không được coi là vốn điều lệ. Hai Nghị định này không nói rõ phần (vốn) cổ phần đăng ký bán cho cổ đông mà chưa được cổ đông thanh toán là vốn gì.

Hệ quả của sự khác biệt

Sự khác biệt về khái niệm vốn điều lệ trong công ty cổ phần mang lại một số hệ quả sau:

Một là, thủ tục để công ty cổ phần tăng vốn điều lệ sẽ như thế nào? Nghị định 43 có một điều (Điều 40) về đăng ký thay đổi vốn điều lệ áp dụng cho cả công ty TNHH và cổ phần, trong đó quy định nội dung đăng ký thay đổi vốn điều lệ bao gồm “vốn điều lệ đã đăng ký và vốn điều lệ dự định thay đổi”. Khi tăng vốn điều lệ của công ty (kể cả cổ phần) – sau khi đăng ký tăng vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh – công ty sẽ thực hiện việc bán cổ phần cho thành viên/cổ đông trong một thời hạn dự định. Đây là quy trình đơn giản, hợp lý và dễ hiểu.

Tuy nhiên, như trên đã nói, theo quy định của Nghị định 43 và Nghị định 102, vốn điều lệ của công ty cổ phần là phần vốn đã được thực góp bởi các cổ đông. Góp đến đâu thì vốn điều lệ là ở mức đó, không bao gồm phần bán/chào bán trong tương lai cũng như cam kết góp (nếu có) của cổ đông hiện hữu. Tuy nhiên, luật không quy định thủ tục đăng ký phần vốn điều lệ (đã góp) sẽ như thế nào? Về mặt lý thuyết, Điều 40 Nghị định 43 không thể áp dụng được, vì như trên đã nói, nó quy định về trường hợp góp vốn trong tương lai5.

Lưu ý, trong trường hợp liên quan, khi một công ty cổ phần chào bán riêng lẻ cho cổ đông mới, nó sẽ thực hiện việc chào bán theo Nghị định 01/2010/NĐ-CP ngày 04/01/2010 của Chính phủ (Nghị định 01) về chào bán cổ phần riêng lẻ. Kết thúc đợt chào bán, công ty đăng ký lại vốn điều lệ6. Nói cách khác, trong trường hợp chào bán cổ phần riêng lẻ, sau khi cổ đông đã thanh toán cho số cổ phần đã mua, công ty sẽ thực hiện việc đăng ký lại vốn điều lệ. Quy định thế này dường như phù hợp với cách hiểu về vốn điều lệ của Nghị định 43 và Nghị định 1027.

Hai là, giả sử các cổ đông sáng lập của một công ty cổ phần đăng ký và thanh toán đủ trong thời hạn luật định 90 ngày là 01 tỷ VNĐ vốn điều lệ, giá trị phần (vốn) cổ phần được chào bán còn lại là 01 tỷ VNĐ nữa. Trong trường hợp một cổ đông sáng lập hay cổ đông mới đăng ký mua phần (vốn) cổ phần trị giá 100 triệu VNĐ trong số 01 tỷ đồng (vốn) cổ phần được quyền chào bán, theo quy định của Nghị định 43 và Nghị định 102, công ty lại phải đăng ký lại vốn điều lệ hay sao? Như trên đã nói, thủ tục này (trừ việc chào bán riêng lẻ) chưa được quy định. Nhưng giả sử cơ quan đăng ký kinh doanh vận dụng linh hoạt Điều 40 Nghị định 43, đăng ký bổ sung vốn điều lệ và ngày chấp thuận việc đăng ký tăng vốn điều lệ là ngày 01/08/2011. Vào ngày 02/08/2011 lại có người có nhu cầu mua phần (vốn) cổ phần giá trị 100 triệu nữa, công ty lại tiếp tục làm thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ (theo Điều 40) hay sao? Mỗi lần có một cổ đông đăng ký mua số cổ phần trị giá 100 triệu VNĐ thì tổng cộng công ty sẽ phải đăng ký tăng vốn điều lệ, nên sẽ mất đến 10 lần đăng ký tăng vốn điều lệ để bán đủ 01 tỷ VNĐ giá trị số cổ phần được quyền chào bán?

Trên đây mới chỉ ra hai trường hợp về cách hiểu, diễn giải và áp dụng phức tạp liên quan đến vấn đề vốn điều lệ. Thật ra, nếu nói thêm thì còn nhiều quy định mơ hồ và khó hiểu khác nữa của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, chỉ tính riêng cho vấn đề vốn doanh nghiệp.

Vậy thì hiểu về vốn và vốn điều lệ doanh nghiệp như thế nào cho đúng?

Vốn và vốn điều lệ trong xu thế thế giới

Luật công ty hiện đại ngày càng đơn giản hóa các quy định về vốn công ty. Ngoại trừ một số doanh nghiệp liên quan đến hệ thống tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán mà cơ quan quản lý yêu cầu phải đáp ứng mức vốn pháp định tối thiểu để bảo đảm rằng các công ty này, với quyền gọi vốn từ bên ngoài, không “tiêu tiền của người khác”, còn đối với các công ty kinh doanh bình thường và không phải công ty niêm yết, những yêu cầu khắt khe về vốn pháp định/vốn điều lệ đã dần được dỡ bỏ8. Lý do dỡ bỏ vì:

(a)   Yêu cầu về vốn (pháp định) là không khả thi về mặt giám sát. Mọi cá nhân có ý định lừa đảo đều có thể dễ dàng qua mặt các quy định pháp luật mà cơ quan quản lý không thể bảo vệ chủ nợ của công ty;9

(b)   Xét cho cùng, việc thành lập công ty là một hợp đồng (giữa các cổ đông), công ty giao dịch với bên thứ ba cũng qua hợp đồng. Trong những giao dịch mang tính tư nhân thuần túy này, các bên phải tự chịu trách nhiệm cho rủi ro kinh doanh của mình. Nhà nước không thể (và không nên) can thiệp và bảo vệ một bên hợp đồng.

Vì lẽ này mà xu hướng là pháp luật công ty bỏ đi các yêu cầu về vốn: bao gồm vốn pháp định và cả vốn điều lệ. Chúng ta sẽ không thấy lạ lẫm nữa khi biết nhiều công ty trên thế giới có vốn điều lệ là bằng 0 (ví dụ cho những công ty được thành lập cho một mục đích nhất định (special purpose vehicle/SPV) nơi việc quản lý và điều hành nằm tại một công ty khác). Trên thực tế, bên giao dịch (chủ nợ) với một công ty sẽ và phải có cơ chế bảo vệ quyền lợi riêng của mình. Ví dụ, thông qua yêu cầu về tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh ngân hàng (hoặc bên thứ ba) cho công ty chứ không ai nhìn (và tin) vào số vốn điều lệ của công ty đó cả.

Nhưng vốn công ty cũng có ý nghĩa nhất định của nó. Một công ty kinh doanh đơn thuần phải có vốn để hoạt động. Cổ đông sáng lập ra công ty (promoters/founding shareholders) sẽ quyết định khoản vốn để công ty hoạt động, kinh doanh. Vốn này được gọi là vốn điều lệ (share capital/stated capital). Phần vốn điều lệ này sẽ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần (share/stock). Số cổ phần được quyền (chào) bán của công ty được gọi là authorized shares bằng chính vốn điều lệ của công ty. Cổ phần bao gồm cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi (common shares và preferred shares). Mỗi loại cổ phần có những đặc quyền và hạn chế riêng áp dụng cho loại cổ phần đó. Đặc quyền và hạn chế của các loại cổ phần phải được ghi trong điều lệ công ty trước khi cổ phần được phát hành. Công ty phải có tối thiểu (các) cổ phần phổ thông trong đó quy định về hai quyền cơ bản của cổ đông là biểu quyết và chia tài sản khi chấm dứt hoạt động. Công ty có thể có hoặc không có cổ phần ưu đãi.

Người thực hiện việc bán cổ phần nhân danh công ty là hội đồng quản trị (board of directors). Hội đồng quản trị chỉ được (chào) bán số cổ phần tối đa trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Cổ đông sáng lập có quyền đăng ký mua (subscribe) cổ phần đủ 100% số cổ phần được quyền chào bán của công ty hoặc một tỷ lệ ít hơn. Phần còn lại có thể chào bán cho các nhà đầu tư khác. Việc thanh toán cổ phần đã đăng ký mua được thỏa thuận trong hợp đồng đăng ký mua (subscription agreement) giữa công ty và cổ đông. Cổ đông có thể thanh toán một lần hay thanh toán nhiều lần (thanh toán chậm) cho số cổ phần mình đăng ký. Cổ phần chưa được thanh toán được gọi là unpaid shares, được thanh toán một phần là partly paid shares và thanh toán đầy đủ là fully paid-up shares.

Thỏa thuận về việc thanh toán cổ phần đăng ký mua là một hợp đồng (dân sự) giữa công ty và cổ đông. Phần chưa được thanh toán hoặc thanh toán đầy đủ là khoản nợ của cổ đông đối với công ty. Công ty có quyền yêu cầu thanh toán/nộp đủ theo thỏa thuận và trong trường hợp công ty giải thể hay phá sản. Theo đa số các hệ thống, số cổ phần đăng ký mua nhưng chưa được thanh toán hoặc thanh toán đầy đủ không hạn chế quyền biểu quyết của cổ đông nhưng những cổ đông này không được thanh toán cổ tức cho phần cổ phần chưa được thanh toán10. Một số hệ thống cho phép cổ đông sở hữu cổ phần chưa thanh toán đủ hưởng đủ các quyền như cổ đông đã thanh toán đủ số tiền mua cổ phần11.

Cổ phần được thanh toán bằng tài sản hữu hình hoặc vô hình, miễn là có lợi cho công ty. Việc xác định giá trị tài sản do Hội đồng quản trị quyết định. Tài sản thanh toán có thể là tiền mặt, hiện vật, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, hối phiếu nhận nợ hay công việc được cổ đông cung cấp v.v.. Tuy nhiên, đối với các loại tài sản ở thì tương lai như hối phiếu nhận nợ của bên thứ ba hay công việc/dịch vụ do cổ đông cung cấp thì công ty có thể thỏa thuận với cổ đông về việc “treo” cổ phần và hạn chế chuyển nhượng cổ phần loại này cho đến khi khoản tiền nợ tại hối phiếu nhận nợ đã được thanh toán hay công việc đã được thực hiện. Nếu khoản nợ không được thanh toán đủ hay công việc không được cổ đông thực hiện v.v.. số cổ phần trên sẽ bị hủy bỏ một phần hay toàn bộ (theo thỏa thuận giữa các bên).

Một số điểm Việt Nam có thể tham khảo

Dưới đây là một số điểm mà các nhà làm luật Việt Nam có thể tham khảo để xây dựng hay chỉnh sửa các quy định của mình liên quan đến vốn điều lệ của công ty để phù hợp với thông lệ thế giới và tránh việc quy định mâu thuẫn hay nhập nhằng.

Thứ nhất, cơ cấu vốn tại công ty TNHH và công ty cổ phần (chưa niêm yết) của các hệ thống pháp luật nước ngoài tiên tiến về cơ bản là giống nhau. Nói cụ thể là không có sự phân biệt giữa vốn điều lệ của công ty TNHH và công ty cổ phần như trường hợp của Việt Nam. Họ sẽ không có tên gọi khác biệt về phần vốn góp (cho công ty TNHH) và cổ phần (cho công ty cổ phần), về khái niệm khác biệt về vốn điều lệ cho mỗi loại hình công ty, về nghĩa vụ đăng ký và thanh toán trong thời hạn 90 ngày số cổ phần tối thiểu 20% trên tổng số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần, về hậu quả khác biệt của việc thanh toán chưa đủ phần vốn góp hay cổ phần đăng ký mua tại công ty TNHH và công ty cổ phần như trường hợp của Việt Nam. Khi xây dựng những định nghĩa hay yêu cầu khác biệt giữa công ty TNHH và công ty cổ phần, nhà làm luật Việt Nam cần trả lời câu hỏi vì sao cần sự khác biệt và nó nhằm mục đích gì? Việc này đặc biệt có ý nghĩa nếu nhà làm luật biết rằng, có những hệ thống pháp luật công ty nổi tiếng như Anh quốc người ta thậm chí không phân biệt giữa công ty TNHH và cổ phần, chính xác hơn là không tồn tại loại hình công ty TNHH (theo nghĩa của Việt Nam)12.

Thứ hai, phần vốn điều lệ là phần vốn do các cổ đông sáng lập thỏa thuận và ghi vào điều lệ. Việc tăng, giảm vốn điều lệ sau đó do đại hội cổ đông quyết định. Vốn điều lệ là phần vốn công ty, thông qua Hội đồng quản trị của nó, được quyền phát hành cho cổ đông. Việc thanh toán phần vốn cổ phần do công ty và cổ đông thỏa thuận. Vốn điều lệ (share capital), vốn là phần vốn sẽ chào bán cho cổ đông, không thể bị nhầm lẫn với số cổ phần đã được cổ đông thanh toán (paid-up shares) như các quy định của Nghị định 43 và Nghị định 102. 

Thứ ba, các giao dịch công ty, đặc biệt đối với các công ty chưa niêm yết, thường thuần túy mang tính giao dịch cá nhân. Ví dụ như thỏa thuận về định giá tài sản góp vốn, điều kiện và thời hạn thanh toán v.v.. Pháp luật công ty hạn chế việc can thiệp vào các thỏa thuận này. Thay vào đó, nó cho phép các bên thỏa thuận trong phạm vi linh hoạt, sao cho thỏa mãn được nhu cầu riêng của các bên. Thông thường các bên chỉ bị yêu cầu phải nộp báo cáo, đăng ký mang tính thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh. Yêu cầu này là bắt buộc, để chủ nợ hoặc bên thứ ba khác biết về cơ cấu tổ chức và vốn công ty khi tìm hiểu thông tin về công ty tại cơ quan đăng ký. Về cơ bản, pháp luật công ty tôn trọng quyền tự quyết của các bên. Tuy nhiên, hành vi lừa đảo sẽ bị nghiêm trị.

      Vốn điều lệ theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam

Luật Doanh nghiệp 2005 quy định vốn điều lệ là “là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty”1. Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ (Nghị định 43) hướng dẫn việc đăng ký doanh nghiệp thì quy định rằng “vốn điều lệ công ty cổ phần không bao gồm giá trị của số cổ phần được quyền chào bán”2. Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ (Nghị định 102) hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp cho rằng, vốn điều lệ của công ty cổ phần là “tổng giá trị mệnh giá số cổ phần đã phát hành”. Số cổ phần được coi là đã phát hành là số cổ phần “mà các cổ đông đã thanh toán đủ cho công ty”3. Còn vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn (cả một thành viên và hai thành viên trở lên- TNHH) là “tổng giá trị các phần vốn góp do (các) thành viên đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn cụ thể và đã được ghi vào điều lệ công ty”4

Thể hiện qua bảng, vốn điều lệ theo pháp luật doanh nghiệp của Việt Nam được diễn giải theo quá trình sau:

Như vậy, điểm khác biệt cơ bản giữa hai văn bản luật liên quan đến vốn điều lệ công ty cổ phần là theo Luật Doanh nghiệp thì vốn điều lệ bao gồm cả phần vốn cam kết góp, còn Nghị định 43 và Nghị định 102 thì chỉ phần vốn đã thanh toán mới được coi là vốn điều lệ. Phần (vốn) cổ phần đăng ký bán cho cổ đông mà chưa được cổ đông thanh toán thì không được coi là vốn điều lệ. Hai Nghị định này không nói rõ phần (vốn) cổ phần đăng ký bán cho cổ đông mà chưa được cổ đông thanh toán là vốn gì.

Hệ quả của sự khác biệt

Sự khác biệt về khái niệm vốn điều lệ trong công ty cổ phần mang lại một số hệ quả sau:

Một là, thủ tục để công ty cổ phần tăng vốn điều lệ sẽ như thế nào? Nghị định 43 có một điều (Điều 40) về đăng ký thay đổi vốn điều lệ áp dụng cho cả công ty TNHH và cổ phần, trong đó quy định nội dung đăng ký thay đổi vốn điều lệ bao gồm “vốn điều lệ đã đăng ký và vốn điều lệ dự định thay đổi”. Khi tăng vốn điều lệ của công ty (kể cả cổ phần) – sau khi đăng ký tăng vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh – công ty sẽ thực hiện việc bán cổ phần cho thành viên/cổ đông trong một thời hạn dự định. Đây là quy trình đơn giản, hợp lý và dễ hiểu.

Tuy nhiên, như trên đã nói, theo quy định của Nghị định 43 và Nghị định 102, vốn điều lệ của công ty cổ phần là phần vốn đã được thực góp bởi các cổ đông. Góp đến đâu thì vốn điều lệ là ở mức đó, không bao gồm phần bán/chào bán trong tương lai cũng như cam kết góp (nếu có) của cổ đông hiện hữu. Tuy nhiên, luật không quy định thủ tục đăng ký phần vốn điều lệ (đã góp) sẽ như thế nào? Về mặt lý thuyết, Điều 40 Nghị định 43 không thể áp dụng được, vì như trên đã nói, nó quy định về trường hợp góp vốn trong tương lai5.

Lưu ý, trong trường hợp liên quan, khi một công ty cổ phần chào bán riêng lẻ cho cổ đông mới, nó sẽ thực hiện việc chào bán theo Nghị định 01/2010/NĐ-CP ngày 04/01/2010 của Chính phủ (Nghị định 01) về chào bán cổ phần riêng lẻ. Kết thúc đợt chào bán, công ty đăng ký lại vốn điều lệ6. Nói cách khác, trong trường hợp chào bán cổ phần riêng lẻ, sau khi cổ đông đã thanh toán cho số cổ phần đã mua, công ty sẽ thực hiện việc đăng ký lại vốn điều lệ. Quy định thế này dường như phù hợp với cách hiểu về vốn điều lệ của Nghị định 43 và Nghị định 1027.

Hai là, giả sử các cổ đông sáng lập của một công ty cổ phần đăng ký và thanh toán đủ trong thời hạn luật định 90 ngày là 01 tỷ VNĐ vốn điều lệ, giá trị phần (vốn) cổ phần được chào bán còn lại là 01 tỷ VNĐ nữa. Trong trường hợp một cổ đông sáng lập hay cổ đông mới đăng ký mua phần (vốn) cổ phần trị giá 100 triệu VNĐ trong số 01 tỷ đồng (vốn) cổ phần được quyền chào bán, theo quy định của Nghị định 43 và Nghị định 102, công ty lại phải đăng ký lại vốn điều lệ hay sao? Như trên đã nói, thủ tục này (trừ việc chào bán riêng lẻ) chưa được quy định. Nhưng giả sử cơ quan đăng ký kinh doanh vận dụng linh hoạt Điều 40 Nghị định 43, đăng ký bổ sung vốn điều lệ và ngày chấp thuận việc đăng ký tăng vốn điều lệ là ngày 01/08/2011. Vào ngày 02/08/2011 lại có người có nhu cầu mua phần (vốn) cổ phần giá trị 100 triệu nữa, công ty lại tiếp tục làm thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ (theo Điều 40) hay sao? Mỗi lần có một cổ đông đăng ký mua số cổ phần trị giá 100 triệu VNĐ thì tổng cộng công ty sẽ phải đăng ký tăng vốn điều lệ, nên sẽ mất đến 10 lần đăng ký tăng vốn điều lệ để bán đủ 01 tỷ VNĐ giá trị số cổ phần được quyền chào bán?

Trên đây mới chỉ ra hai trường hợp về cách hiểu, diễn giải và áp dụng phức tạp liên quan đến vấn đề vốn điều lệ. Thật ra, nếu nói thêm thì còn nhiều quy định mơ hồ và khó hiểu khác nữa của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, chỉ tính riêng cho vấn đề vốn doanh nghiệp.

Vậy thì hiểu về vốn và vốn điều lệ doanh nghiệp như thế nào cho đúng?

Vốn và vốn điều lệ trong xu thế thế giới

Luật công ty hiện đại ngày càng đơn giản hóa các quy định về vốn công ty. Ngoại trừ một số doanh nghiệp liên quan đến hệ thống tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán mà cơ quan quản lý yêu cầu phải đáp ứng mức vốn pháp định tối thiểu để bảo đảm rằng các công ty này, với quyền gọi vốn từ bên ngoài, không “tiêu tiền của người khác”, còn đối với các công ty kinh doanh bình thường và không phải công ty niêm yết, những yêu cầu khắt khe về vốn pháp định/vốn điều lệ đã dần được dỡ bỏ8. Lý do dỡ bỏ vì:

(a)   Yêu cầu về vốn (pháp định) là không khả thi về mặt giám sát. Mọi cá nhân có ý định lừa đảo đều có thể dễ dàng qua mặt các quy định pháp luật mà cơ quan quản lý không thể bảo vệ chủ nợ của công ty;9

(b)   Xét cho cùng, việc thành lập công ty là một hợp đồng (giữa các cổ đông), công ty giao dịch với bên thứ ba cũng qua hợp đồng. Trong những giao dịch mang tính tư nhân thuần túy này, các bên phải tự chịu trách nhiệm cho rủi ro kinh doanh của mình. Nhà nước không thể (và không nên) can thiệp và bảo vệ một bên hợp đồng.

Vì lẽ này mà xu hướng là pháp luật công ty bỏ đi các yêu cầu về vốn: bao gồm vốn pháp định và cả vốn điều lệ. Chúng ta sẽ không thấy lạ lẫm nữa khi biết nhiều công ty trên thế giới có vốn điều lệ là bằng 0 (ví dụ cho những công ty được thành lập cho một mục đích nhất định (special purpose vehicle/SPV) nơi việc quản lý và điều hành nằm tại một công ty khác). Trên thực tế, bên giao dịch (chủ nợ) với một công ty sẽ và phải có cơ chế bảo vệ quyền lợi riêng của mình. Ví dụ, thông qua yêu cầu về tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh ngân hàng (hoặc bên thứ ba) cho công ty chứ không ai nhìn (và tin) vào số vốn điều lệ của công ty đó cả.

Nhưng vốn công ty cũng có ý nghĩa nhất định của nó. Một công ty kinh doanh đơn thuần phải có vốn để hoạt động. Cổ đông sáng lập ra công ty (promoters/founding shareholders) sẽ quyết định khoản vốn để công ty hoạt động, kinh doanh. Vốn này được gọi là vốn điều lệ (share capital/stated capital). Phần vốn điều lệ này sẽ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần (share/stock). Số cổ phần được quyền (chào) bán của công ty được gọi là authorized shares bằng chính vốn điều lệ của công ty. Cổ phần bao gồm cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi (common shares và preferred shares). Mỗi loại cổ phần có những đặc quyền và hạn chế riêng áp dụng cho loại cổ phần đó. Đặc quyền và hạn chế của các loại cổ phần phải được ghi trong điều lệ công ty trước khi cổ phần được phát hành. Công ty phải có tối thiểu (các) cổ phần phổ thông trong đó quy định về hai quyền cơ bản của cổ đông là biểu quyết và chia tài sản khi chấm dứt hoạt động. Công ty có thể có hoặc không có cổ phần ưu đãi.

Người thực hiện việc bán cổ phần nhân danh công ty là hội đồng quản trị (board of directors). Hội đồng quản trị chỉ được (chào) bán số cổ phần tối đa trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Cổ đông sáng lập có quyền đăng ký mua (subscribe) cổ phần đủ 100% số cổ phần được quyền chào bán của công ty hoặc một tỷ lệ ít hơn. Phần còn lại có thể chào bán cho các nhà đầu tư khác. Việc thanh toán cổ phần đã đăng ký mua được thỏa thuận trong hợp đồng đăng ký mua (subscription agreement) giữa công ty và cổ đông. Cổ đông có thể thanh toán một lần hay thanh toán nhiều lần (thanh toán chậm) cho số cổ phần mình đăng ký. Cổ phần chưa được thanh toán được gọi là unpaid shares, được thanh toán một phần là partly paid shares và thanh toán đầy đủ là fully paid-up shares.

Thỏa thuận về việc thanh toán cổ phần đăng ký mua là một hợp đồng (dân sự) giữa công ty và cổ đông. Phần chưa được thanh toán hoặc thanh toán đầy đủ là khoản nợ của cổ đông đối với công ty. Công ty có quyền yêu cầu thanh toán/nộp đủ theo thỏa thuận và trong trường hợp công ty giải thể hay phá sản. Theo đa số các hệ thống, số cổ phần đăng ký mua nhưng chưa được thanh toán hoặc thanh toán đầy đủ không hạn chế quyền biểu quyết của cổ đông nhưng những cổ đông này không được thanh toán cổ tức cho phần cổ phần chưa được thanh toán10. Một số hệ thống cho phép cổ đông sở hữu cổ phần chưa thanh toán đủ hưởng đủ các quyền như cổ đông đã thanh toán đủ số tiền mua cổ phần11.

Cổ phần được thanh toán bằng tài sản hữu hình hoặc vô hình, miễn là có lợi cho công ty. Việc xác định giá trị tài sản do Hội đồng quản trị quyết định. Tài sản thanh toán có thể là tiền mặt, hiện vật, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, hối phiếu nhận nợ hay công việc được cổ đông cung cấp v.v.. Tuy nhiên, đối với các loại tài sản ở thì tương lai như hối phiếu nhận nợ của bên thứ ba hay công việc/dịch vụ do cổ đông cung cấp thì công ty có thể thỏa thuận với cổ đông về việc “treo” cổ phần và hạn chế chuyển nhượng cổ phần loại này cho đến khi khoản tiền nợ tại hối phiếu nhận nợ đã được thanh toán hay công việc đã được thực hiện. Nếu khoản nợ không được thanh toán đủ hay công việc không được cổ đông thực hiện v.v.. số cổ phần trên sẽ bị hủy bỏ một phần hay toàn bộ (theo thỏa thuận giữa các bên).

Một số điểm Việt Nam có thể tham khảo

Dưới đây là một số điểm mà các nhà làm luật Việt Nam có thể tham khảo để xây dựng hay chỉnh sửa các quy định của mình liên quan đến vốn điều lệ của công ty để phù hợp với thông lệ thế giới và tránh việc quy định mâu thuẫn hay nhập nhằng.

Thứ nhất, cơ cấu vốn tại công ty TNHH và công ty cổ phần (chưa niêm yết) của các hệ thống pháp luật nước ngoài tiên tiến về cơ bản là giống nhau. Nói cụ thể là không có sự phân biệt giữa vốn điều lệ của công ty TNHH và công ty cổ phần như trường hợp của Việt Nam. Họ sẽ không có tên gọi khác biệt về phần vốn góp (cho công ty TNHH) và cổ phần (cho công ty cổ phần), về khái niệm khác biệt về vốn điều lệ cho mỗi loại hình công ty, về nghĩa vụ đăng ký và thanh toán trong thời hạn 90 ngày số cổ phần tối thiểu 20% trên tổng số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần, về hậu quả khác biệt của việc thanh toán chưa đủ phần vốn góp hay cổ phần đăng ký mua tại công ty TNHH và công ty cổ phần như trường hợp của Việt Nam. Khi xây dựng những định nghĩa hay yêu cầu khác biệt giữa công ty TNHH và công ty cổ phần, nhà làm luật Việt Nam cần trả lời câu hỏi vì sao cần sự khác biệt và nó nhằm mục đích gì? Việc này đặc biệt có ý nghĩa nếu nhà làm luật biết rằng, có những hệ thống pháp luật công ty nổi tiếng như Anh quốc người ta thậm chí không phân biệt giữa công ty TNHH và cổ phần, chính xác hơn là không tồn tại loại hình công ty TNHH (theo nghĩa của Việt Nam)12.

Thứ hai, phần vốn điều lệ là phần vốn do các cổ đông sáng lập thỏa thuận và ghi vào điều lệ. Việc tăng, giảm vốn điều lệ sau đó do đại hội cổ đông quyết định. Vốn điều lệ là phần vốn công ty, thông qua Hội đồng quản trị của nó, được quyền phát hành cho cổ đông. Việc thanh toán phần vốn cổ phần do công ty và cổ đông thỏa thuận. Vốn điều lệ (share capital), vốn là phần vốn sẽ chào bán cho cổ đông, không thể bị nhầm lẫn với số cổ phần đã được cổ đông thanh toán (paid-up shares) như các quy định của Nghị định 43 và Nghị định 102. 

Thứ ba, các giao dịch công ty, đặc biệt đối với các công ty chưa niêm yết, thường thuần túy mang tính giao dịch cá nhân. Ví dụ như thỏa thuận về định giá tài sản góp vốn, điều kiện và thời hạn thanh toán v.v.. Pháp luật công ty hạn chế việc can thiệp vào các thỏa thuận này. Thay vào đó, nó cho phép các bên thỏa thuận trong phạm vi linh hoạt, sao cho thỏa mãn được nhu cầu riêng của các bên. Thông thường các bên chỉ bị yêu cầu phải nộp báo cáo, đăng ký mang tính thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh. Yêu cầu này là bắt buộc, để chủ nợ hoặc bên thứ ba khác biết về cơ cấu tổ chức và vốn công ty khi tìm hiểu thông tin về công ty tại cơ quan đăng ký. Về cơ bản, pháp luật công ty tôn trọng quyền tự quyết của các bên. Tuy nhiên, hành vi lừa đảo sẽ bị nghiêm trị.

 (1) Khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005.

(2) Khoản 4 Điều 40 Nghị định 43.

(3) Khoản 4 Điều 6 Nghị định 102.

(4) Khoản 1 và 2 Điều 6 Nghị định 102.

(5) Lưu ý trên thực tế, cơ quan đăng ký kinh doanh áp dụng Điều 40 cho mọi trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ (vì thật ra chỉ có một điều khoản này quy định về việc điều chỉnh vốn điều lệ).

(6) Khoản 3 Điều 24 Luật Doanh nghiệp.

(7) Lưu ý rằng Nghị định 01 không được áp dụng trên thực tế và tại thời điểm viết bài, nó đang được xem xét sửa đổi hay thay thế.

(8) Ví dụ xem thêm Đạo luật mẫu về công ty [cổ phần] kinh doanh (sửa đổi) năm 2005 của Liên đoàn Luật sư của LVN Group Hoa Kỳ (ABA). 

(9) Điều này cũng có thể thấy tại Việt Nam theo thời gian, từ việc quy định bắt buộc về vốn pháp định đến việc gỡ bỏ nó đối với các doanh nghiệp không kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện.

(10) Xem, ví dụ, Điều 409 Bộ luật công ty bang California; Điều 156 Bộ luật công ty bang Delaware. Cả hai đều có sẵn trên Internet.

(11) Ví dụ như tại Australia.

(12) Liên quan đến công ty TNHH theo cổ phần, Ở England and Wales chỉ có hai loại công ty là private limited company limited by shares (công ty cổ phần không đại chúng) và public limited company limited by shares (công ty cổ phần đại chúng).

TS. Nguyễn Quốc Vinh – Học viện Tư pháp.

Nguồn: Tạp chí nghiên cứu lập pháp

Trích:http://www.nclp.org.vn/thuc_tien_phap_luat/quy-111inh-ve-von-111ieu-le-cong-ty-va-thong-le-quoc-te

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)