1. Mở đầu vấn đề

Theo góc độ EFTA, các công cụ bao gồm các qui tắc cạnh tranh có thể thấy trong Công ước EFTA (tức là Công ước Stockholm năm 1960), các Hiệp định Thương mại Tự do (FTAs) giữa EFTA-EC năm 1972, các FTA giữa EFTA với các nước thứ ba, Hiệp định EEA và Hiệp định giữa Cơ quan Giám sất EFTA (ESA) với Toà án. Tất cả những thoả thuận này, ở một mức độ lớn, đều do gợi ý từ các Điều 85 và 86 của công ước Roma.

 

2. Những khái niệm cơ bản 

a. Thực chất của các Hiệp định

Thực chất của các Hiệp định, cụ thể là Công ước EFTA, các Hiệp định Thương mại Tự do giữa EFTA-EC, các Hiệp định Thương mại Tự do giữa EFTA với các nước thứ ba

Công ước EFTA và FTAs giữa các Nhà nước Thành viên EFTA với EC, giữa EFTA với các nước thứ ba qui định các cuộc thảo luận cổ điển liên chính phủ, dẫn đến những khuyến nghị hoặc báo cáo có thể có, nhưng không có bất cứ cơ chế giám sát trực tiếp nào đối với bản thân các doanh nghiệp hoặc một quyền trực tiếp nào cho các công ty liên quan để khiếu kiện. Trên thực tế, những điều khoản này đã đem lại cách tiếp cận luân phiên đối với việc giám sát những ai thuộc Hiệp ước Roma và Hiệp định EEA.

Điều 15 của công ước EFTA liệt kê các tập quán cho tới nay không tương thích với Công ước, vì những tập quán này gây tổn hại lợi ích dự kiến từ việc xóa bỏ hay không áp dụng thuế nhập khẩu và những hạn chế theo định lượng đối với thương mại giữa các Nhà nước Thành viên.

b. Công ước EFTA

Năm 1990, EFTA thiết lập chính sách dành cho nước thứ ba để phản ánh cách tiếp cận quan hệ kinh tế đối ngoại của Liên minh Châu Âu sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Kể từ đó, EFTA đã thiết lập một mạng lưới quan hệ thương mại tự do theo hợp đồng rộng khắp trên toàn thế giới. Các nước thành viên EFTA cũng phát triển quan hệ thương mại chặt chẽ với EU, thể hiện trong Hiệp định EEA (1994) và các hiệp định song phương EU-Thụy Sĩ (1999). Những phát triển này đã thúc đẩy các Quốc gia EFTA hiện đại hóa Công ước của họ vào cuối những năm 1990 để phản ánh mức độ gia tăng tham vọng trong tự do hóa thương mại.

Công ước EFTA cập nhật, Công ước Vaduz, được ký kết vào ngày 21 tháng 6 năm 2001 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 6 năm 2002, song song với các hiệp định song phương EU-Thụy Sĩ. Nó bao gồm một số thay đổi đáng kể, trong đó quan trọng nhất là sự tích hợp các nguyên tắc và quy tắc được thiết lập giữa EU và các Quốc gia EEA EFTA trong Hiệp định EEA, và giữa EU và Thụy Sĩ trong các hiệp định song phương EU-Thụy Sĩ. Các điều khoản mới quan trọng bao gồm việc di chuyển tự do của con người, thương mại dịch vụ, di chuyển vốn và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. 

Công ước Vaduz bao gồm tất cả các khía cạnh quan trọng của thương mại hiện đại và củng cố đáng kể mối quan hệ giữa các nước EFTA. Công ước sửa đổi đã tăng cường sự gắn kết trong quan hệ kinh tế giữa các Quốc gia Thành viên EFTA và cung cấp một nền tảng chung nâng cao để phát triển quan hệ của họ với các đối tác thương mại trên toàn thế giới.

Các nước EFTA hiện được hưởng lợi từ mối quan hệ gần như đặc quyền giữa họ giống như với EU. Công ước áp dụng hiệu quả cho các mối quan hệ giữa Thụy Sĩ và các Quốc gia EEA EFTA, vì Hiệp định EEA áp dụng cho các quan hệ thương mại giữa Iceland, Liechtenstein và Na Uy. Nó được cập nhật bởi Hội đồng EFTA thường xuyên để phản ánh những phát triển theo Hiệp định EEA và các hiệp định song phương của Thụy Sĩ.

c. Hiệp định Thương mại Tự do

Hiện có nhiều cách hiểu về các Hiệp định thương mại tự do. Theo cách hiểu chung nhất thì một Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều Thành viên nhằm loại bỏ các rào cản đối với phần lớn thương mại giữa các Thành viên với nhau.

FTA có thể mang nhiều tên gọi khác nhau, ví dụ Hiệp định Đối tác Kinh tế (Economic Partnership Agreement), Hiệp định thương mại Khu vực (Regional Trade Agreement)… nhưng bản chất đều là các thỏa thuận hướng tới tự do hóa thương mại giữa các Thành viên.

Thành viên của các FTA có thể là các quốc gia (ví dụ Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ…) hoặc các khu vực thuế quan độc lập (ví dụ Liên minh châu Âu, Hong Kong Trung Quốc…). Vì vậy, thông thường khi nói tới Thành viên FTA, người ta hay dùng từ chung là “nền kinh tế”.

Các FTA có thể là song phương (02 Thành viên) hoặc đa phương/khu vực (nhiều hơn 02 Thành viên).
Phạm vi “thương mại” trong các FTA được hiểu theo nghĩa rộng, có thể bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh sinh lời, trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và cả các vấn đề khác liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới thương mại (sở hữu trí tuệ, mua sắm công, lao động, môi trường…).

d. Cạnh tranh, quy tắc cạnh tranh

Cạnh tranh (Competition) được định nghĩa là một quá trình đấu tranh qua lại giữa các chủ thể kinh tế. Trong quá trình đó, mục tiêu chính đó là chiếm lĩnh thị phần khách hàng, tăng mức tiêu thụ, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là một quá trình khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược cụ thể, nếu không sẽ bị đào thải khỏi thị trường. 

hay nói một cách đơn giản, cạnh tranh chính là toàn bộ nỗ lực của doanh nghiệp để cố gắng giành lấy khách hàng hoặc khách hàng của doanh nghiệp khác bằng cách cung cấp các sản phẩm khác nhau, giao dịch tốt hơn, chất lượng phục vụ tốt hơn…

Thị trường có nhiều chủ thể kinh tế, tuy nhiên các chủ thể kinh tế lại không có cùng mục tiêu thì cạnh tranh và sức ép của cạnh tranh cũng thấp. Mục tiêu cạnh tranh chung của người tiêu dùng là tối đa hóa sự tiện lợi hay mức độ thỏa mãn khi tiêu dùng sản phẩm.

Trong cạnh tranh, các chủ thể kinh tế luôn phải tuân thủ một số các quy tắc, ràng buộc chung được quy định bằng văn bản hay các “luật lệ bất thành văn” đến từ hệ thống pháp luật của quốc gia; đặc điểm và nhu cầu thị hiếu của khách hàng hay thông lệ, tập quán kinh doanh trên thị trường… Tất cả nhằm mục đích đảm bảo tính lành mạnh trong cạnh tranh.

Theo nghĩa rộng nhất, thuật ngữ “qui tắc cạnh tranh” bao gồm những qui tắc chống độc quyền (anti-trust), viện trợ của Nhà nước, độc quyền Nhà nước và các doanh nghiệp quốc doanh.

 

3. Các tập quán của Điều luật trong EFTA

Như đã nêu ở mục 2 ở trên, Tại Điều 15 của công ước EFTA liệt kê các tập quán cho tới nay không tương thích với Công ước, vì những tập quán này gây tổn hại lợi ích dự kiến từ việc xóa bỏ hay không áp dụng thuế nhập khẩu và những hạn chế theo định lượng đối với thương mại giữa các Nhà nước Thành viên.

Theo Điều này, những tập quán ấy có thể là:

– Những thoả thuận giữa các doanh nghiệp, quyết định của hiệp hội các doanh nghiệp, các tập quán phối hợp giữa các doanh nghiệp nhằm vào hoặc sinh ra sự ngăn cản, giới hạn hoặc biến dạng cạnh tranh trong phạm vi Khu vực của Hiệp hội;

– Hành động do một hay nhiều doanh nghiệp thực hiện những lợi thế không lành mạnh của vị trí thống trị trong Khu vực của Hiệp hội hoặc trong một phần quan trọng của Khu vực này.

Những điều khoản tương ứng trong các FTAs đã ký kết giữa các Quốc gia EFTA với các nước thứ ba cũng áp dụng một quan điểm tương tự. Chẳng hạn, tại Điều 18 của Hiệp định giữa các Quốc gia EFTA với Cộng hoà Séc, cách hành văn tuân thủ chặt chẽ như Công ước EFTA.

 

4. Hiệu lực của các Hiệp định

Về cơ chế hiệu lực, có thể thấy những điểm tương đồng giữa Công ước EFTA với các FTAs khác nhau. Theo Điều 31 của Công ước EFTA, bất cứ Nhà nước Thành viên nào cũng có thể nêu vấn đề với Hội đồng EFTA nếu một lợi ích được hưởng từ Công ước, hoặc bất cứ mục tiêu nào của Hiệp hội đang bị, hoặc có thể bị xâm hại, và các Nhà nước Thành viên liên quan không đi tới cách giải quyết thoả đáng. Trên thực tế, từ đó chỉ có sáu vấn đề dựa theo Điều này được đưa ra Hội đồng, vấn đề cuối cùng đưa ra năm 1967.

Một ví dụ khác về phương cách có hiệu lực liên quan Điều 18 của Hiệp định giữa các Nhà nước EFTA với Cộng hoà Séc, qui định rằng nếu một Bên Nhà nước thuộc Hiệp định thấy rằng tập quán đã nêu không phù hợp với các điều khoản liên quan đến các qui tắc cạnh tranh, nếu các điều khoản ấy gây ra, hoặc đe doạ gây ra những tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước hoặc tổn thất vật chất cho ngành công nghiệp nội địa của mình, họ có thể áp dụng những biện pháp thích hợp sau khi đã tham khảo trong phạm vi Uỷ ban Hỗn hợp hoặc 30 ngày sau sự tham khảo đó.

 

5. Kết thúc vấn đề 

Ngày càng rõ ràng, để có sự giám sát có hiệu quả đối với hành vi chống cạnh tranh của các công ty hoạt động trên thị trường toàn cầu, các cơ quan thực thi cần phải hợp tác với nhau. Những giải pháp về thể chế thiết lập các cơ quan giải quyết cạnh tranh quốc tế có thể là một mục tiêu lâu dài, nhung đồng thời một thoả thuận về nhũng nguyên tắc chung cơ bản, như cấm thoả thuận giá cố định, đi đôi với việc tăng cường hợp tác giữa các tổ chức thực thi hiệu lực xem như là một sự thận trọng hiện thực có tính chất thúc đẩy phát triển.

Đạt được các qui tắc cạnh tranh hài hoà hoá ở cấp độ quốc tế sẽ đóng góp cho một hạ tầng cơ sở thương mại cân đối hơn, do đó tránh được những xung đột, chẳng hạn giữa các cơ quan thẩm quyền hành pháp. Trong bối cảnh ấy, những vấn đề phát sinh lặp lại liên quan đến quyền hành động ngược lại với hành vi chống cạnh tranh ở nước ngoài. Tại Hoa Kỳ chẳng hạn, Bộ Tư pháp và uỷ ban Thương mại Liên bang ban hành những hướng dẫn liên quan đến hành động ngược lại với hành vi chống cạnh tranh của nước ngoài làm ảnh hưởng tới người xuất khẩu và người tiêu dùng ở Mỹ hay ở châu Âu, người ta phê phán kịch liệt việc xét xử và thẩm quyền của EU trong một số trường hợp đa quốc gia cũng như việc sử dụng cái gọi là học thuyết “tác động”. Việc ký kết những hiệp định “hữu nghị tích cực” có thể đem lại giải pháp mong muốn.

Các qui tắc về chống độc quyền tập trung vào hành vi của các doanh nghiệp trên thị trường. Những hành động được coi là mục tiêu hay tác động của họ, sự ngăn trở, hạn chế hoặc biến dạng cạnh tranh có thể tác động đến thương mại giữa các Nhà nước Thành viên (EU) hoặc giữa các bên ký kết (EEA) phải bị cấm. Trong bối cảnh EEA, các qui tắc này tập trung vào những tác động mà hành vi chống cạnh tranh có thể xuất hiện đối với thương mại giữa các Quốc gia tham gia Hiệp định EEA.

Đối với các nền kinh tế các nước Trung và Đông Âu (CEEC), rõ ràng là trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường, họ sẽ có lợi khi chấp thuận các qui tắc cạnh tranh hài hoà hoá với các qui tắc hiện có của EU để đảm bảo sự vận hành có hiệu quả của cơ cấu thị trường và mở đường cho việc gia nhập EU trong tương lai.

 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).