Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007

– Thông tư 28/2012/TT-BKHCN, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 02/2017/TT-BKHCN

2. Luật sư tư vấn:

1. Nghĩa vụ của người sản xuất sản phẩm trước khi lưu hành trên thị trường

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 10 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, người sản xuất hàng hóa, cụ thể ở đây là máy xử lý rác thải có nghĩa vụ sau:

Điều 10. Nghĩa vụ của người sản xuất

1. Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường theo quy định tại Điều 28 của Luật này và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất.

…”

Điều 28 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định:

Điều 28. Điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường

Điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường

1. Người sản xuất phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất như sau:

a) Áp dụng hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

b) Công bố tiêu chuẩn áp dụng quy định tại Điều 23 của Luật này và ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

c) Lựa chọn chứng nhận hợp chuẩn, công bố hợp chuẩn đối với sản phẩm thuộc nhóm 1.

d) Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến quá trình sản xuất, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với sản phẩm thuộc nhóm 2.

2. Việc bảo đảm chất lượng sản phẩm sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ trước khi đưa ra thị trường được thực hiện theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.”

Như vậy nếu hàng hóa được sản xuất ra là sản phẩm thuộc nhóm 2 thì người sản xuất phải thực hiện đăng ký chứng nhận hợp quy trước khi đưa sản phẩm ra lưu hành. Việc xác định máy xử lý rác thải có phải sản phẩm nhóm 2 hay không, Quý khách hàng cần dựa vào thông tin kỹ thuật cụ thể của sản phẩm để xác định phân nhóm theo các thông tư của các Bộ chuyên ngành về danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc phạm vi quản lý của từng Bộ. Ví dụ Thông tư 41/2018/TT-BGTVT quy định về Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải, Quyết định 3482/QĐ-BKHCN năm 2017 về công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, Văn bản hợp nhất 13/VBHN-BCT năm 2018 về quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương,…

2. Thủ tục công bố hợp quy

Đối với sản phẩm, hàng hóa phải thực hiện thủ tục công bố hợp quy, người sản xuất tiền hành thủ tục theo quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 02/2017/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

a. Đối tượng phải thực hiện công bố hợp quy

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 12 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 02/2017/TT-BKHCN quy định:

“Điều 12. Nguyên tắc công bố hợp quy

1. Đối tượng của công bố hợp quy là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc.

…”

b. Cơ quan thực hiện:

Việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký và quản lý hồ sơ công bố hợp quy thuộc trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và công nghệ cấp Tỉnh (thành phố) theo quy định tại điểm b khoản 5 điều 17 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 02/2017/TT-BKHCN

c. Thủ tục, quy trình công bố

Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 02/2017/TT-BKHCN quy định trình tự công bố hợp quy như sau:

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá như sau:

– Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại Điều 14 Thông tư Thông tư 28/2012/TT-BKHCN cho cơ quan chuyên ngành để công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân;

– Sau khi nộp hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận (sau đây viết tắt là tổ chức chứng nhận)

– Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại Điều 14 Thông tư này cho cơ quan chuyên ngành để công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận;

– Sau khi có bản Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định

– Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại Điều 14 Thông tư này kèm theo bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận được chỉ định cho cơ quan chuyên ngành để được cấp Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy;

– Sau khi có Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.

d. Hồ sơ công bố hợp quy

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

(i) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và nội dung bổ sung quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư này);

(ii) Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:

– Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;

– Tên sản phẩm, hàng hóa;

– Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;

– Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;

– Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

Báo cáo tự đánh giá dựa trên kết quả tự thực hiện của tổ chức, cá nhân hoặc dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký.

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

– Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và nội dung bổ sung quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư này);

– Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân”.

đ. Thời gian xử lý hồ sơ

Điều 15 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về thời gian xử lý hồ sơ công bố hợp quy như sau

“1. Đối với hồ sơ công bố hợp quy không đầy đủ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy, cơ quan chuyên ngành thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định tới tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan chuyên ngành gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, cơ quan chuyên ngành có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

2. Đối với hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy, cơ quan chuyên ngành tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ công bố hợp quy:

a) Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, cơ quan chuyên ngành ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (theo Mẫu 3. TBTNHS quy định tại Phụ lục III Thông tư này).

Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hơp quy có giá trị theo giá trị của giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp hoặc có giá trị ba (03) năm kể từ ngày lãnh đạo tổ chức, cá nhân ký xác nhận báo cáo đánh giá hợp quy (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy);

b) Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, cơ quan chuyên ngành thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group