1. Quy trình thu hồi đất theo đúng quy định pháp luật ?

Kính chào Luật sư của LVN Group, Tôi có một vấn đề quan tâm cần Luật sư của LVN Group tư vấn giúp về quy trình thu hồi đất, cụ thể khi thu hồi đất như thế nào là đúng theo quy định của pháp luật khi thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng ?
Tôi xin cảm ơn.

>> Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi: 1900.0191

 

Trả lời:

Thông thường khi thu hồi đất thường trải qua các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch thu hồi, thông báo thu hồi và thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm điểm

Thứ nhất, Xây dựng kế hoạch thu hồi đất

Thứ hai, Thông báo về việc thu hồi đất.

– Thông báo việc thu hồi đất phải được gửi đến từng người có đất thu hồi;

– Họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi;

– Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng,

– Niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Điều 69. Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất.
Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;”
(Luật Đất đai 2013)
Thứ ba, Triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm
Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
Lưu ý: Trường hợp người sử dụng đất không phối hợp thực hiện điều tra khảo sát, đo đạc kiểm đếm thì UBND cấp xã, UBMTTQ Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi phải tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất, trong thời hạn 10 ngày nếu vẫn không thực hiện thì Chủ tịch UBND có thẩm quyền thu hồi đất ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc và quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc nếu vẫn không thi hành.
Điều 69. Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm được quy định như sau:
b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;
c) Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
d) Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật này.”
(Luật Đất đai 2013)

Bước 2: Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi

+ Tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi;

+ Niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Lưu ý: Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi thể hiện được số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền;

Lập phương án vàCơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất

Bước 3: Ra Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

– Ra quyết định:

+ UBND cấp tỉnh ra quyết định thu hồi đối với trường hợp Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
+ UBND cấp huyện ra quyết định thu hồi đối với trường hợp thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
(Điều 66, Luật Đất đai 2013)

– Niêm yết, phổ biến quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

+ Phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

+ Gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

– Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt

+ Theo quy định tại Điều 93 Luật đất đai 2013, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.

+ Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.
+ Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.
+ Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước.

 

2. Tư vấn diện tích và mức giá bồi thường đất bị thu hồi ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Tháng 10 năm 1992 tôi mua hai lô đất liền nhau thuộc hai thửa ruộng phá hoang trồng màu. Tôi xây nhà tạm ở. Năm 2002 tôi có tiền xin làm nhà và làm chủ quyền thì chính quyền địa phương yêu cầu tôi lùi vào 5m thì mới làm chủ quyền tức là mặt tiền 4m và lùi vào 5m thì tôi mất 20m. Vào năm 2008 UBND quận G.V ban hành Quyết định phê duyêt Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để đầu tư nâng cấp và mở rộng đường PVB.
Tôi bị thu hồi 3,9 m nhưng chỉ được bồi thường 0,2m với giá 5 triệu đồng. 3,7m không được bồi thường do sử dụng sau 22/4/2004. Tôi khiếu nại nhiều lần và yêu cầu bồi thường cho tôi 20 m (gồm 3,9m theo Quyết định thu hồi đất). Giữa năm 2014, UBND G.V ban hành quyết định 4510 bồi thường bổ sung 3,7m nhưng lại áp dụng giá của năm 2009.
Tôi xin hỏi Luật sư của LVN Group: UBND G.V làm như vậy có đúng không? 16,3 m còn lại không được bồi thường. Tôi có thể khởi kiện ra Tòa và yêu cầu áp giá năm 2014 có được không?
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người gửi: H.T.

>> Luật sư tư vấn luật đất đai qua điện thoại, gọi số:1900.0191

 

Trả lời:

Điều 74 Luật đất đai 2013 quy định:

” Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất

1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.

2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.”

” Điều 75. Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp…”

Như vậy nếu gia đình bạn thuộc trường hợp quy định tại Điều 75 nêu trên thì khi bị thu hồi đất sẽ được Nhà nước bồi thường. Mức bồi thường như sau:

” Điều 77. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định sau đây:

a) Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 129, Điều 130 của Luật này và diện tích đất do được nhận thừa kế;

b) Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại;

c) Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật này và Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.”

” Điều 79. Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam mà có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường như sau:

a) Trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở; trường hợp không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì Nhà nước bồi thường bằng tiền;

b) Trường hợp còn đất ở, nhà ở trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở.

2. Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở phải di chuyển chỗ ở mà không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất.

3. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất để thực hiện dự án xây dựng nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường về đất.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Như vậy , trường hợp này do bạn không nói rõ Uỷ ban nhân dân ra quyết định thu hồi đất của bạn năm nào nên việc bồi thường cho bạn 3.7m nhưng áp giá năm 2009 là đúng luật hau không? , việc bồi thường bằng tiền được tính theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi tại thời điểm có quyết định thu hồi đất. Nếu ủy ban nhân dân có quyết định thu hồi đất của bạn vào năm 2014 thì bạn mới được khởi kiện vì mức bồi thường chỉ dựa vào giá đất của năm có quyết định thu hồi mà thôi.

 

3. Đổi ruộng có được đền bù khi Nhà nước thu hồi ?

Xin chào Luật sư của LVN Group. Gia đinh tôi có thửa ruộng tại bãi A ( có GCN QSDĐ). Gia đình ông X có thửa ruộng tại bãi B. Trước năm 2000 hai gia đình có đổi ruộng cho nhau để tiện canh tác không có giấy tờ đổi ruộng gì cả. Năm 2015 thửa ruộng tại bãi A được Nhà nước thu hồi đền bù, nhưng gia đình ông X lại không trả lại ruộng cho gia đình tôi. Gia đình tôi đã nhiều lần làm đơn tới UBND xã để xin giải quyết nhưng không được hồi đáp hợp lý( UBND xã giải quyết có phần lợi nghiêng về phía gia đình ông X).Gia đình tôi cũng nhiều lầm làm đơn lên UBND huyện nhưng vẫn không có kết quả. Đến nay vấn đề này vẫn chưa được giải quyết.
Vậy gia đình tôi nên làm thế nào ạ?
Xin được sự tư vấn từ phía Luật sư của LVN Group. Tôi xin cảm ơn !

>> Luật sư tư vấn Luật đất đai trực tuyến, gọi: 1900.0191

 

Trả lời:

Theo như bạn trình bày thì gia đinh bạn có thửa ruộng tại bãi A ( có GCN QSDĐ). Gia đình ông X có thửa ruộng tại bãi B. Trước năm 2000 hai gia đình có đổi ruộng cho nhau để tiện canh tác không có giấy tờ đổi ruộng gì cả. Năm 2015 thửa ruộng tại bãi A được Nhà nước thu hồi đền bù. Vì thế:

Trong trường hợp này bạn sẽ được bồi thường với đất nông nghiệp theo quy định tại Điều 77 Luật đất đai năm 2013 vì gia đình bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng do đó đã đủ điều kiện bồi thường về đất:

“Điều 77. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định sau đây:

a) Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 129, Điều 130 của Luật này và diện tích đất do được nhận thừa kế;

b) Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại;

c) Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật này”.

Còn đối với việc đổi ruộng kia vì không có giấy tờ nào chứng minh sự việc này vì thế mà không có căn cứ pháp lý chứng minh ông X sẽ được bồi thường hơn nữa trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mạng tên ai thì người đó được bồi thường cũng đồng nghĩa với việc bạn là người đứng tên thì bạn được bồi thường

UBND huyện không giải quyết cho bạn, bạn có thể làm đơn khiếu nại lên UBND tỉnh để được giải quyết, kèm theo đó là các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của bạn cũng như việc đổi ruộng là không có căn cứ để UBND tỉnh có thể căn cứ và giải quyết khiếu nại cho bạn.

 

4. Lấy lại đất ruộng được xã thanh toán bằng đất thu hồi của dân ?

Xin luật sư tư vấn giúp việc này. Vào năm 2005, bố tôi làm thầu xây dựng, có xây cho xã khi đó là hợp tác xã công trình trạm bơm nước phục vụ tưới tiêu cho nhân dân. Tổng kinh phí đầu tư là hơn 100 triệu.
Khi đó, UBND xã không có tiền thanh toán và đã viết giấy tờ xác nhận cho gia đình tôi được sử dụng hai thửa ruộng mà trước đó đã có hai hộ dân đang sử dụng (xã có quyết định thu hồi). Trong giấy có ghi nếu trong thời hạn một tháng mà xã không có tiền thanh toán thì gia đình tôi được sử dụng hai thửa ruộng đó lâu dài. Trong thời gian đó, gia đình có ra canh tác trên hai thửa ruộng thì hai gia đình kia lại ra phá gây cản trở. Vì bận làm ăn nên gia đình tôi cũng không tranh chấp. Cho đến giờ UBND xã cũng không thanh toán theo hợp đồng và ruộng thì hai gia đình kia vẫn canh tác. Gia đình tôi có làm đơn gửi xã, huyện nhưng đến giờ cũng không giải quyết được.
Xã lấy lý do không có hồ sơ lưu ở xã và lãnh đạo thời đó nghỉ hết rồi. Giấy tờ gia đình vẫn giữ. Bây giờ gia đình tôi có thể lấy lại được ruộng không?
Rất mong luật sư tư vấn giúp.

>> Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi 1900.0191

 

Trả lời:

Căn cứ điều 66 Luật Đất đai 2013:

Điều 66. Thẩm quyền thu hồi đất

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Theo thông tin bạn cung cấp thì Ủy ban nhân dân xã có quyết định thu hồi đất đối với hai hộ dân là sai thẩm quyền, trái với quy định của pháp luật nên quyết định đó không có giá trị, gia đình bạn không lấy lại được hai thửa ruộng đó, hai thửa ruộng đó vẫn thuộc quyền sử dụng của hai hộ dân.

Tuy nhiên bạn có thể đòi lại số tiền mà Ủy ban nhân dân xã chưa trả cho gia đình bạn dựa trên hợp đồng thầu xây dựng giữa gia đình bạn với Ủy ban nhân dân xã về việc xây dựng công trình bơm nước và các giấy tờ liên quan mà gia đình bạn còn giữ theo thủ tục Tố tụng Dân sự như sau:

Bạn cần chuẩn bị hồ sơ:

– Đơn khởi kiện (Mẫu đơn)

– Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ, hợp đồng liên quan…)

– Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng).

– Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện khiếu nại hành vi của cấp xã lên cấp huyện (quận).

 

5. Tư vấn khởi kiện yêu cầu thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ?

Kính thưa luật sư, Tôi có 1 vấn đề muốn khởi kiện nhờ luật sư tư vấn, nội dung sự việc như sau: Năm 1991 tôi được UBND phường nơi tôi cư trú cấp cho tôi 49,6m đất có giấy tờ đầy đủ, nguồn góc đất do mẹ tôi cho lại tôi, đến năm 1992 tôi đã xây nhà và ở ổn định tại nơi đây, đến năm 2008 nhà nước giải tỏa làm khu trung tâm thương mại và thu hồi 37m2 của tôi.
Trước mặt miếng đất của tôi ở là 1 con hẻm rộng 2,8m dài 20m trong sơ đồ nhà nước cấp đất cho tôi có vẽ tứ giác thể hiện rõ con hẻm này, con hẻm này là 1 con đường dẩn vào nhà tôi và chú tôi nó có từ trước năm 1964 và chỉ có 2 gia đình sử dụng vì đất này là đất của ông nội tôi để lại cho gia đình tôi và chú tôi, khi nhà nước giải tỏa đã thu hồi giấy CNQSDĐ của tôi vì tôi đăng ký QSDĐ là 32m2 theo diện tích đất cất trên nền nhà còn đất của chú tôi theo đăng ký ban đầu là 535m2 khi giải tỏa đền bù theo đo đạt thực tế lại thì nhà nước đã đền bù cho chú tôi là 630m2. trở lại vấn đề quan trọng là con hẻm tôi đã nêu trên, khi nhà nước giải tỏa thì căn nhà mẹ tôi được ra mặt tiền còn đất của tôi còn lại 12m6, năm 2012 mẹ tôi đã xây lại căn nhà của mẹ tôi gia đình chú tôi đã cố tình làm khó gia đình tôi không cho bắt giàn giáo để tô 1 bức tường vì khi giải tỏa còn lại 1 miếng đất nhỏ sát ranh đất với gia đình tôi mặc dù đất để trống không có sử dụng gia đình tôi đã khiếu nại đến UBND phường nhưng cuối cùng vẩn không được, gia đình chú tôi bắt buôc tôi phải cho 2m6 phần đất của tôi còn lại để mục đích của gia đình chú tôi được hợp thức QSDĐ riêng con hẻm 2m8 trước mặt phần đất của tôi vì không muốn mọi việc trở nên phức tạp hơn nên tôi đã đồng ý và đã yêu cầu gia đình chú tôi đến ban tư pháp phường cùng lập 1 biên bản hòa giải với nội dung như sau: (tôi không tranh chấp 2m6 đất với gia đình chú tôi đổi lại 2 bên gia đình cam kết từ nay về sau sẻ không tranh chấp và thưa kiện gì nhau nữa hêt và tạo điều kiện cho nhau đăng ký phần đất còn lại của mình) biên bản được lập xong có chử ký đầy đủ của các thành viên trong 2 gia đình và cán bộ địa chính phường đến đo đạt xác định ranh đất 2 bên, kèm theo biên bản vào ngày 15-12-2012.
Như vậy gia đình chú tôi đã dựa vào biên bản này đã đi đăng ký QSDĐ con hẻm để làm tài sản riêng cho mình. Và đã xây dựng nhà xong, vào ngày 17/3/2015 tôi đã gửi đơn đến UBND phường xin đăng ký QSDĐ 10m đất còn lại của tôi, gia đình chú tôi đã cùng nhau đến UBND phường cùng làm 1 ủy quyền cho 1 người đại diện trong gia đình đứng ra tranh chấp 10m đất của tôi cho là 10m đất đó là đất của chú tôi, điều này theo tôi biết thì gia đình chú tôi vì lòng tham nên mới làm như vậy với tất cả giấy tờ tôi hiện đang có và theo điều 100 của luật đất đai thì chú tôi không thể tranh giành được 10m đất này của tôi đươc, sự việc này đã thể hiện rõ ở lần hòa giải lần 1 ở UBND phường có ghi rõ các giấy tờ chú tôi cung cấp không thể hiện được và yêu cầu chú tôi rút đơn để tôi được tiếp tục hoàn tất hồ sơ nhưng chú tôi không chấp nhận và tiếp tục gữi đơn tranh chấp tới UBND TP. Hiện nay giấy tờ của tôi còn chờ UBND TP mời lên giải quyết. Từ những sự trình bài trên tôi xin luật sư hướng dẩn thực hiện những ước nguyện của tôi như sau:

1/ khởi kiện như thế nào để đòi lại 2m6 đất?

2/ khởi kiện như thế nào để cơ quan có thẩm quyền thu hồi QSDĐ con hẻm mà chú tôi đã có, trong việc này tôi có gửi phiếu yêu cầu đến văn phòng đăng ký QSDĐ TP xin được trích lục phần đất của chú tôi đăng ký lần đầu năm 1993 diện tích 535m2 kê khai nguồn góc đất là của cha mẹ để lại, trích lục phần đất con hẻm chú tôi đăng ký 2012 kê khai nguồn góc đất là thuê mướn của ông Huỳnh Thủy Lê vào năm 1971 biên nhận này nhìn vào là biết ngay có cạo sửa thay đổi tên và thay đổi diện tích 630 thành 680. như vậy theo quan điểm của tôi để chứng minh trước tòa đây là biên nhận giả mạo như sau: vào ngày 26/3/1970 luật người cày có ruộng được ban hành với chủ trương lấy đất của điền chủ cấp và bán trả góp lại cho dân như vậy biên nhận của chú tôi và ông huỳnh thủy lê được lập vào năm 1971 là hoàn toàn không đúng, như vậy có đúng không? Làm thế nào để chứng minh được? xin luật sư tư vấn tôi thật kỷ về vấn đề này.

3/ từ những sự trình bày trên xin luật sư tư vấn làm thế nào tôi có thể đòi lại 2m6 đất của tôi và con hẻm trước phần đất của tôi đòi lại sự công bằng cho tôi và gia đình tôi ?

Trong khi chờ đợi sự trả lời của quý luật sư tôi xin nhận nơi đây lòng thành kính và biết ơn của gia đình chúng tôi./

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

 

Trả lời:

Theo quy định tại điều 203, Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội:

Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

Như vậy, bạn có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Để đòi lại 2m6 đất thì khi gửi đơn yêu cầu hoặc đơn khởi kiện thì bạn cần gửi kèm theo tài liệu chứng cứ là: giấy tờ đầy đủ về việc UBND phường nơi bạn cư trú cấp cho bạn 49,6m đất và nguồn gốc mảnh đất; giấy tờ liên quan đến việc năm 2008 nhà nước giải tỏa làm khu trung tâm thương mại và thu hồi 37m2 của bạn và bạn còn lại 12,6m2 đất; biên bản hòa giải; các giấy tờ về tiền sử dụng đất bạn nộp hàng năm (nếu được miễn thì không cần giấy này), các giấy tờ khác có liên quan… Để cơ quan có thẩm quyền thu hồi QSDĐ con hẻm mà chú bạn đã có thì bạn hoàn toàn có thể gửi chứng cứ mà bạn đã nêu.

Khi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận hoặc thụ lý đơn của bạn sẽ thực hiện tìm hiểu đo đạc mảnh đất của chú bạn nếu phát hiện ra hành vi trái pháp luật thì sẽ có biện pháp xử lý thích đáng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật đất đai – Công ty luật LVN Group