Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật LVN Group
>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật doanh nghiệp 2014
2. Luật sư tư vấn:
Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ để chúng tôi có thể tư vấn cụ thể về trường hợp của bạn nên chúng tôi sẽ liệt kê các trường hợp có thể xảy ra để bạn biết.
– Trường hợp 1: bạn là cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Cổ đông sáng lập là người góp vốn cổ phần, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần.
Khoản 3 Điều 119 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định:
“3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
4. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.”
Điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần biểu quyết như sau:
” 1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.
…
3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.”
Vì vậy, nếu bạn là cổ đông sáng lập thì với mỗi loại cổ phần bạn nắm giữ sẽ có những quy định riêng về việc chuyển nhượng. Cụ thể như sau:
+ Cổ phần phổ thông: sẽ được tự do chuyển nhượng nếu công ty đã hoạt động được từ đủ 3 năm trở nên. Nếu vẫn trong thời hạn 3 năm từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì quyền chuyển nhượng sẽ bị hạn chế chỉ được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác, nếu chuyển nhượng cho cổ đông khác không phải cổ đông sáng lập hoặc cho người không phải cổ đông của công ty thì phải được sự đồng ý của các cổ đông sáng lập khác thông qua hình thức biểu quyết.
+ Cổ phần ưu đãi cổ tức: thì luôn được tự do chuyển nhượng.
+ Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 113 và Khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2014
“3. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.”
” 3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.”
Từ quy định trên thì nếu bạn nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết của công ty thì bạn không thể chuyển nhượng cổ phần này cho người khác trong thời hạn 3 năm từ ngày công ty được cấp giấy đăng ký kinh doanh. Chỉ khi hết thời hạn 3 năm đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết được chuyển thành cổ phần phổ thông thì bạn mới có thể chuyển nhượng.
– Trường hợp 2: Bạn không phải là cổ đông sáng lập của công ty cổ phần. Trường hợp này cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình.
Về việc yêu cầu công ty mua lại cổ phần của bạn, Theo quy định tại Điều 129 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định :
” Cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình…”
Điều 130 Luật Doanh nghiệp 2014 quy đinh :
” Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quy định sau đây:…”
Vì vậy, nếu bạn thuộc trường hợp được quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần và công ty đồng ý mua lại thì công ty chỉ được mua lại không quá 30% tổng cổ phần phổ thông đã bán hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group