1. Khái niệm về chủ nợ

Chủ nợ là người cho một cá nhân, tổ chức khác vay một món nợ bằng tiền hay hiện vật.

Khi đến kì hạn, chủ nợ có quyền đòi con nợ phải hoàn trả khoản tiền vay hoặc hiện vật vay, kèm theo lãi. Chủ nợ là người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, cụ thể là hợp đồng vay.

Khái niệm chủ nợ cùng hợp đồng vay tài sản là một trong những khái niệm pháp lí ra đời sớm nhất trước khi xuất hiện đồng tiền. Pháp luật dân sự La Mã đã có những điểm rất chỉ tiết về hợp đồng vay, chủ nợ. Trong dân luật thi hành tại các toà Nam án Bắc Kỳ trước đây, những quy định pháp lí về chủ nợ được quy định từ Điều 730 đến Điều 861. Trong Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật được duyệt y vào ngày 24.4.1936, những quy định pháp lí về chủ nợ được quy định từ Điều 811 đến Điều 878.

Theo Bộ luật dân sự năm 2015 thì chủ nợ (người cho vay) là người có quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng vay tài sản hay cầm cố tài sản. Trong hợp đồng này, chủ nợ là bên cho vay, là người có tiền hoặc tài sản chuyển cho bên kia vay làm sở hữu. Khi hết hạn của hợp đồng, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải trả cho mình số tiền, tài sản tương ứng với tiền, tài sản đã cho vay. Ngoài ra, nếu các bên có thoả thuận về lãi suất, bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi như thoả thuận. Nếu hợp đồng cho vay có áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng bên vay không thực hiện đúng thời hãn thì bên cho vay có quyền xử lí tài sản để bảo đảm thực hiện đúng nghĩa vụ như thoả thuận hoặc yêu cầu bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ. Bên cho vay có nghĩa vụ giao tài sản đầy đủ, đúng số lượng, chất lượng, chủng loại như thoả thuận cho bên vay. Nếu bên cho vay lừa dối bên vay, chuyển giao tài sản không đảm bảo chất lượng mà gây thiệt hại cho bên vay thì phải bồi thường.

 

2. Quyền của chủ nợ trong cầm cố tài sản.

Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 đưa ra định nghĩa về cầm cố tài sản như sau: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”.

– Quan hệ cầm cố đòi hỏi phải có sự chuyển giao tài sản bảo đảm từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố quản lý trong thời hạn của hợp đồng cầm cố. Như vậy, những tài sản là vật hữu hình sẽ là đối tượng của cầm cố. Còn những tài sản tồn tại dưới dạng quyền hay những tài sản sẽ hình thành trong tương lai thì sao? Quyền tài sản hay tài sản hình thành trong tương lai phải có các giấy tờ pháp lý cụ thể để xác định quyền sở hữu của bên bảo đảm và chắc chắn nó sẽ hình thành trong tương lai sẽ trở thành đối tượng của các giao dịch bảo đảm. Do vậy, các bên có thể lựa chọn các loại tài sản này là đối tượng của biện pháp cầm cố bằng cách khi giao kết hợp đồng sẽ chuyển giao các giấy tờ liên quan và khi tài sản hình thành hay quyền tài sản được thanh toán sẽ yêu cầu bên cầm cố chuyển giao bản thân những tài sản đó cho bên nhận cầm cố.Khi tài sản đc chuyển giao, bên nhận cầm cố sẽ giữ tài sản đó hoặc ủy quyền cho người thứ ba giữ tài sản; trường hơp ủy quyền cho người thứ ba thì bên nhận cầm cố vẫn phải chịu trách nhiệm chính trước bên cầm cố về những thiệt hại gây ra cho tài sản cầm cố.

-Hợp đồng cầm cố là hợp đồng thực tế. Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản đó cho bên nhận cầm cố. Do vậy, biên bản bàn giao tài sản hay việc ký kết nhận tài sản bảo đảm là căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cầm cố.

– Quan hệ cầm cố là 1 hình thức phát triển của quan hệ cầm cố mang tính chất chuyên nghiệp dưới dạng là 1 dịch vụ kinh doanh tiền tệ có biện pháp bảo đảm là cầm cố – được gọi là cầm đồ. Bên nhận cầm đồ phải là chủ thể có đăng kí kinh doanh dịch vụ cầm đồ, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lãi suất cho vay, bảo quản và xử lý tài sản cầm đồ…

Về nguyên tắc, ‘khi cầm cố, người chủ sở hữu bị truất quyền chiếm giữ tài sản, và tài sản của họ có thể được giao cho chủ nợ hoặc giao cho một người thứ ba. Trong trường hợp giao cho người thứ ba thì chỉ cần giao cho chủ nợ một chứng thư về hàng hóa được cầm như: vận đơn là chứng thư cho phép nhận hàng từ người chuyên chở vận tải đường bộ.
Hàng hóa cầm cố thường được gửi giữ ở những tổng kho của doanh nghiệp tư nhân do chính quyền kiểm soát. Những tổng kho này nhận mọi loại hàng hóa hoặc một số loại hàng hóa nhất định.
Tổng kho giao cho người nộp hàng một chứng chỉ trả theo lệnh (récépissé warrant), tức là biên lai nhận giữ hàng cầm cố lấy ra từ một quyển biên lai có lưu cuống. Biên lai này có hai phần: phần bên trái là biên lai, phần bên phải là chứng chỉ bảo quản hàng.
Nếu người nhờ gửi hàng hóa đem bán hàng hóa đi thì họ phải giao cho người mua chứng chỉ đầy đủ và ghi tên người này ở mặt sau.
Nếu muốn cầm cố thì họ lấy ra phần bên phải của chứng chỉ và ghi tên chủ nợ vào mặt sau để cho tổng kho sẽ bảo quản hàng cho người chủ nợ. 
Chủ nợ lại có thể ghi người khác vào mặt sau của chứng chỉ, cho nên chứng chỉ này là chứng chỉ đựợc chuyển nhượng. Người mang chứng chỉ đó có quyền đòi hỏi mỗi người đã ký phải thực hiện sự bảo đảm.
Chứng khoán không những chỉ có thể cầm cố những động sản mà còn có thể cầm cố những chứng khoán. Nếu là chứng khoán không ghi tên thì việc câm cố hoặc thế chấp được thực hiện bằng cách giao chứng chỉ cho chủ nợ.
Nếu là chứng khoán có ghi tên thì việc chuyển đó như là một bảo đảm nợ phải được ghi vào sổ đăng ký thương mại và công ty căn cứ vào điều 91, khoản 2 Bộ luật kinh doanh.
Nếu không được trả đúng hạn, người chủ nợ báo cho người mắc nợ biết là họ sẽ cho bán hàng cầm cố. Tám ngày Sau họ có thể cho bán đấu giá. Nếu là hàng hóa thì người bán đấu giá là người môi giới bán hàng có đăng ký hành nghề, nếu là chứng khoán về động sản thì người bán là người môi giới chứng khoán.
Người chủ nợ cũng có quyền yêu cầu Tòa án giáo vật cho mình theo giá được xác định bởi một giá định viên.
Tuy nhiên, các bên không được thỏa thuận là chủ nơ  được lấy vật cầm cố mà không cần theo một thể thức nào. Đó là sự thỏa thuận bị Bộ luật kinh doanh cấm. Nhưng nếu chủ nợ nhận cầm cố một chứng khoán thì họ có quyền đòi người mắc nợ phải trả tiền cho mình

3. Đối tượng của hợp đồng cầm cố tài sản

Đối tượng của hợp đồng cầm cố tài sản chỉ có thể là tài sản. Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015, tài sản được hiểu là :

“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

Theo đó, bản chất của cầm cố tài sản là bên cầm cố đưa tài sản của mình cho bên nhận cầm cố. Do đó, tài sản phải là vật có sẵn tại thời điểm xác lập giao dịch cầm cố. Cụ thể:

– Đối với vật là giấy tờ có giá thì bản thân giấy tờ đó phải là tài sản mới được cầm cố.

– Đối với vật là bất động sản hay động sản ở đây phải đảm bảo: Đó là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố và được phép chuyển giao theo quy định của luật.

4. Cầm cố không bị truất quyền chiếm hữu

Về nguyên tắc, phải truất quyền chiếm hữu để cho những người thứ ba biết rằng chủ sở hữu không có quyền tự dọ định đoạt đối với vật đã cầm cố.
Nhưng quy tắc này không áp dụng đối với một số trưòng hợp mà người thứ ba không sợ bị lừa vì đã có những biện pháp làm cho người khác biết được việc cam cố.
Vì vậy, việc cầm cố cơ sở kinh doanh không làm cho chủ sở hữu mất quyền chiếm giữ
Tàu biển, tàu sông, và máy bay có thể được thế chấp mà không bị truất quyền chiếm giữ.
Điều đó cũng được áp dụng đối với ô tô (sắc luật ngày 30-9-1953) và những phim điện ảnh (luật ngày 22-2-1944).
Trong trường hợp cầm cố xe hơi thì việc cầm cố được ghi ở cơ quan đăng ký xe; nếu là cầm cố phim ảnh thì việc cầm cố được ghi ở sổ của trung tâm Quốc gia điện ảnh. .
Nhiều đạo luật đã quy định việc cầm cố nông trại, tàu chở dầu, khách sạn mà người cầm cố không bị truất quyền chiếm giữ vì họ không thể lao động tách rời chúng được.
Mặt khác, một số văn bản, đặc biệt là luật ngày 19-12- 1969 cho phép người mua chịu được cầm cố đồ nghề và công cụ đã mua chịu. Việc cầm cố các vật mà không phải giao vật đó cho chủ nợ giữ gọí là nantissement
Việc Cầm cố phải có giấy tờ đăng ký trong thời hạn chậm nhất là 2 tháng kể từ ngày nhận được hàng. Nếu người cầm cố không trả được nợ thì chủ nợ cho bán đấu giá vật thế chấp và họ được ưu tiên trả nợ bằng tiền bán được.

5. Bảo vệ chủ nợ bằng tài sản của doanh nghiệp

Triết lý bảo vệ chủ nợ bằng tài sản của doanh nghiệp bắt nguồn từ quan hệ tín dụng. Khoản vốn vay được sử dụng nhằm tạo lợi ích cho chủ sở hữu. Do trong công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ty cổ phần (CTCP) người góp vốn hoặc cổ đông với tư cách là chủ sở hữu nhưng chỉ chịu TNHH trong phần vốn góp, nên chủ nợ chỉ có quyền đòi nợ công ty và công ty có nghĩa vụ trả nợ bằng chính tài sản của mình. Đây là quan điểm phổ biến theo Luật Công ty của các nước, trong đó có Việt Nam.
Ở Anh, Mỹ, theo truyền thông, nguyên tắc vốn pháp định có vị trí quan trọng trong bảo vệ chủ nợ. Nguyên tắc này bao trùm lên việc phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ, đồng thời quy định duy trì vốn của công ty bằng quy định buộc công ty hạn chế chuyển nhượng tài sản của công ty cho cổ đông. Ở Nhật Bản, khoản bảo đảm chi trả cho trái chủ chỉ là tài sản của công ty. Còn ở Việt Nam thì theo Khoản 1 Điều 50 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về nghĩa vụ của thành viên công ty TNHH có hai thành viên trở lên:”Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 47 của Luật này”, cổ đông là người sở hữu cổ phần của công ty được phân chia cổ tức và cũng chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của CTCP trong phạm vi vốn đã góp.
Chế độ trách nhiệm hữu hạn tạo ra lợi thế cho thành viên công ty và cổ đông với tư cách là người góp vốn – chủ sở hữu công ty, nhưng cũng chính chế độ trách nhiệm này ảnh hưởng đến hoạt động của công ty do phải điều chỉnh quan hệ lợi ích giữa chủ nợ và chủ sở hữu để duy trì cùng một lúc cả nguồn vốn góp và vốn vay sử dụng cho hoạt động kinh doanh.
Thông thường, khoản vốn vay nhằm thực hiện dự án đầu tư để tạo lập nên tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc để bổ sung vốn cho hoạt động. Lợi nhuận của doanh nghiệp hình thành từ việc sử dụng tài sản tạo lập từ cả vốn của chủ sở hữu và vốn vay. Khi sử dụng khoản vốn vay, doanh nghiệp phải trả lãi vay, khoản lãi này cấu thành chi phí của doanh nghiệp, theo đó, doanh nghiệp chỉ có lãi sau khi hạch toán các chi phí trong đó có chi phí lãi vay. Chi phí lãi vay càng lớn thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng ít, do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc sử dụng khoản vốn vay hợp lý nhằm bảo đảm an toàn tài chính của doanh nghiệp, tránh nguy cơ thua lỗ, phá sản gây thiệt hại cho cả chủ nợ và cả chủ sở hữu.
 

Luật LVN Group (sưu tầm và phân tích)