1.Quyền của người thiểu số trong pháp luật Việt Nam

Giống như hầu hết quốc gia khác trên thế giới, ở Việt Nam cũng có những nhóm thiểu số về sắc tộc, tôn giáo và ngôn ngữ theo như quy định trong Điều 27 của ICCPR. Tuy nhiên, cũng giống như ở nhiều nước khác, các nhóm thiểu số về sắc tộc (ở Việt Nam gọi là các dân tộc thiểu số) thường gắn liền với yếu tố thiểu số về ngôn ngữ; do vậy, trên thực tế, chỉ có hai nhóm thiểu số chủ yếu cần được xem xét, đó là thiểu số về tôn giáo và thiểu số về dân tộc.

Quyền của các nhóm thiểu số về tôn giáo về cơ bản chính là quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng mà đã được đề cập ở các phần trên. Bởi vậy, phần này chỉ tập trung vào vấn đề quyền của các nhóm thiểu số về dân tộc.

Theo thống kê, Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số trên tổng số 54 dân tộc. Các dân tộc thiểu số có số lượng khoảng 11 triệu người, sinh sống chủ yếu ở các vùng miền núi của đất nước. Tuy nhiên, cần lưu ý là: khái niệm dân tộc thiểu số ở Việt Nam không đồng nghĩa với các khái niệm bộ tộc, bộ lạc, tộc người (chỉ những nhóm dân tộc chậm phát triển hay lạc hậu), mà chỉ mang nghĩa là những nhóm dân tộc có số người ít hơn dân tộc đa số. Thêm vào đó, khái niệm này cũng không đồng nghĩa với các khái niệm dân tộc bản địa, vì cả 54 dân tộc ở Việt Nam đều được coi là cư dân, chủ nhân của đất nước.

Từ khi giành được độc lập năm 1945, Đảng, Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề dân tộc. Đường lối xuyên suốt và nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam từ trước đến nay trong vấn đề này là bảo đảm sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc. Trong suốt các giai đoạn lịch sử của cách mạng, kể cả khi đất nước đang trong tình trạng chiến tranh, Nhà nước vẫn ưu tiên hỗ trợ các dân tộc thiểu số phát triển về mọi mặt, theo phương châm làm cho “miền núi tiến kịp miền xuôi”. Từ khi tiến hành công cuộc Đổi mới, sự giúp đỡ của Nhà nước với các dân tộc thiểu số càng được tăng cường, nằm trong chủ trương, đường lối chung là gắn phát triển kinh tế với bảo đảm công bằng xã hội giữa các tầng lớp và nhóm người trong xã h ội.

2. Quyền bình đẳng không bị phân biệt đối xử

Tương ứng v ới n ội dung các Điều 26, 27 ICCPR, Điều 5 Hi ến pháp 1992 nêu rõ: “Nhà nước th ực hiện chính sách bình đẳng, đoàn k ết, tương tr ợ gi ữa các dân t ộc, nghiêm c ấm m ọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân t ộc có quyền dùng ti ếng nói, ch ữ vi ết, gi ữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy nh ững phong t ục, tập quán, truyền th ống và văn hóa tốt đẹp c ủa mình. Nhà nước th ực hiện chính sách phát triển về m ọi mặt, t ừng bước nâng cao đời s ống vật ch ất và tinh thần c ủa đồng bào dân t ộc ít người”.

B ổ sung n ội dung Điều 5, Điều 52 Hi ến pháp 1992 quy định: “M ọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Điều này được hiểu là mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc đều bình đẳng trước pháp luật, được hưởng các quyền và th ực hiện nghĩa vụ công dân như nhau. Thêm vào đó, Điều 54 quy định: “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã h ội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, th ời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở  lên đều có quyền ứng cử vào Qu ốc Hội, HĐND theo quy định của pháp luật”.

Các quy định về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong Hiến pháp được thể ch ế bằng chế định về Hội đồng Dân tộc ( Điều 94 Hiến pháp 1992). Theo chế định này, Hội đồng Dân tộc do Quốc Hội bầu ra, bên cạnh các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của một cơ quan c ủa Quốc Hội, H ội đồng có nhiệm vụ nghiên c ứu và ki ến nghị Quốc Hội về các vấn đề dân tộc, giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh t ế – xã hội miền núi và vùng có đồng bào dân tộc ít người. Chính phủ có trách nhiệm tham khảo ý kiến Hội đồng Dân tộc trước khi ban hành các quyết định về chính sách dân tộc. Để hỗ trợ Chính phủ trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật về vấn đề dân tộc, có một cơ quan chuyên trách cấp Bộ được thành lập là Uỷ ban Dân tộc.

Ngoài ra, quyền bình đẳng giữa các dân tộc còn được tái khẳng định và cụ thể hoá trong nhiều văn bản pháp luật khác của Việt Nam, cụ thể như Luật bầu cử ĐBQH năm 1997 (các Điều 1, 2, và 10 quy định về sự tham gia bình đẳng của các dân tộc thiểu số vào việc bầu cử, ứng cử đại biểu Quốc Hội và về việc bảo đảm số lượng thích đáng đại biểu ủa các dân t ộc thiểu số trong Quốc Hội), Luật bầu cử ĐBH ĐND năm 2003 (các Điều 1 và 2 quy định về sự tham gia bình đẳng của các dân tộc thiểu số vào việc bầu cử, ứng cử đại biểu HĐND), Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 ( Điều 1 khẳng định sự bình đẳng về quyền có quốc tịch của các dân tộc thiểu số), BLTTHS năm 2003 (các Điều 4 và 21 quy định về quyền bình đẳng của mọi công dân trong tiến trình tố tụng hình sự và quyền được s ử d ụng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc trong tố tụng hình sự), BLHS năm 1999 ( Điều 1 xác định một trong những nguyên tắc của luật hình sự là bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc)…

3. Quyền giữ gìn bản sắc văn hóa

Về v ấn đề này, Điều 5 Hi ến pháp 1992c ũng nêu rõ: “Các dân t ộc có quyền dùng ti ếng nói, ch ữ vi ết, gi ữ gìn bản sắc dân t ộc và phát huy nh ững phong t ục, tập quán, truyền th ống văn hoá t ốt đẹp c ủa mình”. Đây chính là s ự khẳng định m ột quyền đặc thù c ủa các nhóm thiểu s ố về dân t ộc, đó quyền được gi ữ gìn bản sắc văn hoá c ủa c ộng đồng.

Quy định trên c ủa Hi ến pháp được tái khẳng định và c ụ thể hoá trong nhiều văn bản pháp luật khác, trong đó bao gồm BLDS năm 2005 (các Điều 4,5, 30, 31 quy định về việc bảo vệ các quyền nhân thân, quyền xác định dân t ộc và quyền k ết hôn gi ữa các dân t ộc), BLTTHS năm 2003 (các Điều 4 và 21 đã nêu ở trên)…

Ngoài ra, để bảo tồn và thúc đẩy đời s ống văn hoá c ủa đồng bào dân t ộc thiểu số, Th ủ tướng Chính ph ủ đã có Chỉ thị số 39/1998/CTTTg ngày 03-12-1998 về đẩy mạnh công tác văn hoá – thông tin ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chỉ thị này yêu cầu các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương tập trung thực hiện mục tiêu nâng cao mức hưởng thụ văn hóa – thông tin cho đồng bào sống ở vùng cao, biên giới, vùng khó khăn, đồng thời làm tốt hơn nữa công tác giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, sưu tầm, nghiên cứu, khai thác và giới thiệu, có kế hoạch bảo tồn các công trình, địa chỉ văn hóa có giá trị tiêu biểu ở vùng các dân t ộc thiểu s ố (nh ư các chùa, tháp, nhà rông, nhà dài, nhà sàn, các làng, bản có nghề th ủ công truyền th ống…) và các di sản văn hóa có giá trị khác…

4. Quyền được nhà nước hỗ trợ để phát triển về mọi mặt

Quan điểm chỉ đạo c ủa Nhà nước Việt Nam trong v ấn đề dân t ộc là dành nh ững điều kiện ưu đãi cho các dân t ộc thiểu s ố để nâng cao đời sống vật ch ất và tinh thần c ủa h ọ, t ừ đó h ỗ tr ợ h ọ th ực hiện quyền bình đẳng, t ừng bước thu hẹp khoảng cách phát triển gi ữa các dân t ộc. T ừ ch ủ trương đó, Chính ph ủ Việt Nam đã ban hành nhiều Chương trình phát triển kinh t ế-xã h ội ở các vùng tập trung các dân t ộc ít người, trong đó tiêu biểu nh ư các Chương trình hành động 122 c ủa Chính ph ủ th ực hiện Nghị quy ết H ội nghị lần th ứ 7 (Khoá IX) Ban Ch ấp hành Trung ương Đảng C ộng sản Việt Nam về công tác dân t ộc; Chương trình 135 về phát triển kinh t ế – xã h ội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc ít người, miền núi, vùng sâu, vùng xa; các chính sách và chương trình ưu tiên đầu t ư c ơ s ở hạ tầng, giải quy ết đất sản xu ất và đất ở (Quy ết định 132); h ỗ tr ợ đất sản xu ất, nhà ở và các nhu cầu thi ết y ếu ph ục v ụ sản xu ất và đời s ống cho đồng bào nghèo thu ộc dân t ộc ít người (Quy ết định 134); xóa đói, giảm nghèo và giải quy ết việc làm (Chương trình 135); ưu đãi thu ế nông nghiệp và thu ế l ưu thông hàng hoá, h ỗ tr ợ v ốn cho doanh nghiệp, tr ợ giá các mặt hàng thi ết y ếu cho đồng bào dân tộc nh ư mu ối ăn, thu ốc ch ữa bệnh, phân bón, gi ấy vi ết… (các Nghị định số 20/1998/N Đ-CP ngày 31-3-1998 c ủa Chính ph ủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân t ộc và Nghị định s ố 02/2002/N Đ-CP ngày 03-01-2002 c ủa Chính ph ủ s ửa đổi, b ổ sung nghị định s ố 20/1998/N Đ – CP; chính sách phát triển r ừng, bảo vệ môi trường s ống miền núi (Chương trình 327); chính sách ưu tiên đào tạo, b ồi dưỡng và s ử d ụng cán b ộ người dân t ộc ít người; chính sách ph ổ cập giáo d ục, m ở r ộng các trường dân t ộc n ội trú, ưu tiên tuyển h ọc sinh dân t ộc vào trường đại h ọc và dạy nghề; cải tạo các trạm y t ế miễn phí cho đồng bào dân t ộc ít người gặp khó khăn; h ỗ tr ợ văn hoá thông tin cho đồng bào ít người… Ngoài ra, để thúc đẩy s ự phát triển về kinh t ế, xã h ội ở các vùng dân tộc thiểu s ố, Chính ph ủ c ũng đã ban hành nhiều văn bản pháp quy đề cập nh ững biện pháp c ụ thể đối với m ột s ố vùng đặc thù có nhiều đồng bào ít người sinh s ống nh ư về việc định hướng dài hạn và nh ững giải pháp c ơ bản phát triển kinh t ế – xã h ội vùng Tây Nguyên; về phát triển kinh t ế, xã h ội các tỉnh đặc biệt khó khăn ở vùng miền núi phía Bắc; về phát triển kinh t ế xã h ội vùng đồng bằng sông C ửu Long, Tây Nam b ộ,v.v…..

5.Bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số luôn là nghĩa vụ và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Việc bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã được thực hiện qua nhiều quan điểm, đường lối, chính sách kinh tế – xã hội quan trọng.

Trong công cuộc phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay, sự giúp đỡ của Nhà nước đối với các dân tộc thiểu số luôn nằm trong chủ trương, đường lối chung là gắn phát triển kinh tế với bảo đảm công bằng xã hội giữa các tầng lớp và nhóm người trong xã hội, cụ thể đó là: tạo điều kiện ưu đãi cho các dân tộc thiểu số để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của họ, từ đó hỗ trợ họ thực hiện quyền bình đẳng, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc. Đồng bào các dân tộc thiểu số được tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đồng bào nghèo được khám, chữa bệnh miễn phí. Quan tâm tới quyền của các dân tộc thiểu số trong đời sống vật chất, tinh thần để tiến tới đạt mặt bằng chung của cả nước. Bảo vệ, hỗ trợ quyền tự do và bình đẳng về tôn giáo của các cộng đồng dân tộc thiểu số. Xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất, thượng tầng văn hóa ở khu vực miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cần đặc biệt chú ý tới những nét đặc thù (địa bàn cư trú, phong tục truyền thống, các đặc điểm xã hội) của các dân tộc thiểu số. Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI khẳng định sâu sắc quan điểm xây dựng, phát triển văn hóa đã nêu rõ “Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số, nhất là tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội truyền thống; các giá trị tích cực trong tôn giáo, tín ngưỡng”.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều đề án, chương trình và các nghị định, thông tư, quyết định để phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng tập trung các dân tộc thiểu số, trong đó tiêu biểu như:

Chương trình 135 về phát triển kinh tế – xã hội và các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc ít người, miền núi, vùng sâu, vùng xa; Chương trình ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết đất sản xuất và đất ở (Quyết định 132); Hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở và các nhu cầu thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống cho đồng bào nghèo thuộc dân tộc ít người (Quyết định 134); Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2016-2020” của Uỷ ban Dân tộc.

Nghị định số 20 (1998) về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc và Nghị định số 02 (2002); Nghị định số 45 (2014) quy định về miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo…

Nghị định số 05 (2011) về công tác dân tộc nhằm đảm bảo và thúc đẩy sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển, tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc…

Ngoài ra, để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp quy đề cập những biện pháp cụ thể đối với một số vùng đặc thù có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống như về việc định hướng dài hạn và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên; về phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh đặc biệt khó khăn ở vùng miền núi phía Bắc; về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long.