1. Người thuê vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Thứ nhất, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 thì: “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng. Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tương tự do người giao hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.”

Thứ hai, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được chia thành 2 loại:

“1. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận.

2. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.”

Thứ ba, người thuê vận chuyển hàng hóa bằng đường biển:

– Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 147 Bộ luật hàng hải Việt nam năm 2015

Theo Điều 147 của Bộ luật quy định về các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo đó:

– “Người thuê vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chuyến là người có thể tự mình hoặc họ ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển.”

Trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người giao hàng.

  • Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận.
  • Người giao hàng là người có thể tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

​Trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến, theo Điều 176 của Bộ luật có quy định về “Chuyển giao quyền trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến” như sau:

“Người thuê vận chuyển có thể chuyển giao quyền theo hợp đồng cho người thứ ba mà không cần người vận chuyển đồng ý, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng đã giao kết.”

Vậy người thuê vận chuyển, họ có thể chuyển giao quyền của mình theo hợp đồng cho người thứ ba mà không cần ý kiến của người vận chuyển phải đồng ý, tuy nhiên người thuê vận chuyển vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng đã giao kết với người vận chuyển.

Trân trọng!

 

2. Xác định quyền của người thuê vận chuyển khi bên kia không đưa tàu biển đến nơi bốc hàng không đúng thời điểm

– Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng;

– Người thuê vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển. Trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người giao hàng.

– Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.

– Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

– Cơ sở pháp lý: Điều 190 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015

“Điều 190. Quyền chấm dứt hợp đồng của người thuê vận chuyển

1. Người thuê vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng trong trường hợp sau đây:

a) Người vận chuyển không đưa tàu biển đến nơi bốc hàng đúng thời điểm thỏa thuận, chậm trễ trong việc bốc hàng hoặc bắt đầu chuyến đi; trong trường hợp này, người thuê vận chuyển có quyền yêu cầu bồi thường các tổn thất phát sinh;

b) Khi hàng đã xếp xong mà vẫn chưa bắt đầu chuyến đi hoặc khi tàu biển đang thực hiện chuyến đi, người thuê vận chuyển có quyền yêu cầu dỡ hàng và phải trả đủ giá dịch vụ vận chuyển, chi phí liên quan cho người vận chuyển…”

Như đã nói ở trên, ngươi thuê vận chuyển và người vận chuyển khi ký kết hợp đồng với nhau, các bên chủ thể có quyền và nghĩa vụ nhất định đối với bên kia. Theo đó, nếu một trong hai bên có hành vi vi phạm hợp đồng đã thỏa thuận và đồng ý ký kết với nhau thì bên đó sẽ ohải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại phát sinh.

Trong trường hợp người vận chuyển không đưa tàu biển đến nơi bốc hàng đúng thời điểm thỏa thuận, mà nơi bốc hàng có thể là tại một vị trí nhất định và hai bên thỏa thuận vào một thời điểm, thời gian nhất định trong hợp đồng. Nếu bên người vận chuyển không thực hiện đúng thì người thuê vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng; Nếu có thiệt hại xảy ra ảnh hưởng đến người thuê vận chuyển thì người thuê có quyền yêu cầu bên vận chuyển phải bồi thường các tổn thất phát sinh.

Trân trọng!

 

3. Xác định quyền định đoạt hàng của người thuê vận chuyển trong trường hợp dỡ hàng và trả hàng

– Cơ sở pháp lý: Điều 187 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015

“Điều 187. Dỡ hàng và trả hàng

1. Việc dỡ hàng do thuyền trưởng quyết định. Người vận chuyển có nghĩa vụ thực hiện chu đáo việc dỡ hàng.

2. Người thuê vận chuyển có quyền định đoạt hàng hóa cho đến khi hàng được trả cho người nhận hàng hợp pháp, nếu chưa giao quyền này cho người khác; có quyền yêu cầu dỡ hàng trước khi tàu biển bắt đầu chuyến đi, thay đổi người nhận hàng hoặc cảng trả hàng sau khi chuyến đi đã bắt đầu với điều kiện phải bồi thường mọi tổn thất và chi phí liên quan.

3. Các quyền quy định tại khoản 2 Điều này không được áp dụng, nếu việc thực hiện gây ra sự chậm trễ đáng kể cho việc bắt đầu chuyến đi, trừ trường hợp người vận chuyển đồng ý.”

Việc dỡ hàng sẽ do thuyền trưởng quyết định chứ không phải cho bất kỳ chủ thể khác.

Vậy tại sao lại chỉ có thuyền trưởng quyết định? có lẽ vì xuất phát từ vị trí, vai trò cũng như quyền của chủ thể này. Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu biển, chỉ huy tàu theo chế độ thủ trưởng. Mọi người có mặt trên tàu biển phải chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng. Thuyền trưởng chịu sự chỉ đạo của chủ tàu hoặc người thuê tàu, người khai thác tàu; trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường trong khi vận hành tàu, thuyền trưởng có thể tự mình quyết định nhưng sau đó phải báo cáo với chủ tàu hoặc người thuê tàu, người khai thác tàu.

Khi có quyết định của thuyền trưởng, người vận chuyển có nghĩa vụ thực hiện chu đáo việc dỡ hàng.

Đối với quyền định đoạt hàng của người thuê vận chuyển trong trường hợp dỡ hàng và trả hàng như sau:

“Người thuê vận chuyển có quyền định đoạt hàng hóa cho đến khi hàng được trả cho người nhận hàng hợp pháp, nếu chưa giao quyền này cho người khác; có quyền yêu cầu dỡ hàng trước khi tàu biển bắt đầu chuyến đi, thay đổi người nhận hàng hoặc cảng trả hàng sau khi chuyến đi đã bắt đầu với điều kiện phải bồi thường mọi tổn thất và chi phí liên quan.”

Đối với trường hợp này nếu gây ra sư chậm trễ đối với chuyến đi của tàu nhưng lại được người vận chuyển đồng ý thì người thuê vận chuyển có quyền định đoạt hàng hóa trong trường hợp này.

Ngược lại, nếu gây ra sư chậm trễ đối với chuyến đi của tàu và khôngi được người vận chuyển đồng ý thì người thuê vận chuyển không có quyền định đoạt hàng hóa trong trường hợp này.

Ví dụ: Đới với “Straight Bill of Lading – Vận đơn đích danh”. Đây là vận đơn ghi đích danh tên người nhận hàng mà không kèm theo chữ “Theo lệnh” hay không phải vận đơn vô danh. Như vậy, chỉ có người này mới có quyền nhận hàng đã nêu trong vận đơn. Vận đơn đích danh là loại vận đơn không thể chuyển nhượng bằng cách ký hậu (Non-endorsed bill of lading). Người thuê vận chuyển sẽ có quyền định đoạt hàng hóa cho đến khi hàng được trả cho người nhận hàng hợp pháp là người được chỉ định đích danh nếu không có trường hợp khác liên quan.

Trân trọng!

 

4. Trường hợp chủ tàu từ chối thư cam kết bồi thường của người nhận hàng (Lol)

Tình huống: Kính thưa Luật sư, cho tôi hỏi tại sao chủ tàu thường từ chối thư cam kết bồi thường của người nhận hàng (Lol) để giao hàng không thu hồi vận đơn gốc ạ?

Cảm ơn!

Trả lời:

Trong thương mại quốc tế không ít trường hợp hàng đã đến nơi nhưng vận đơn chưa đến, vì vậy, để nhận được hàng, người nhận hàng thường viết một thư cam kết cho người vận chuyển cứ giao hàng cho mình nếu xảy ra tổn thất thiệt hại gì đó giao hàng không thu hồi vận đơn gốc thì người nhận hàng sẽ bồi thường lại cho người vận chuyển. Nhìn chung người vận chuyển không mong muốn với loại thư cam kết này vì thực tiễn xét xử của không ít tòa án quốc tế đều cho rằng đây là thỏa thuận riêng giữa người nhận hàng và người vận chuyển không ràng buộc gì người cầm glữ vận đơn hợp pháp. Hơn thế nữa, hành động này của người vận chuyển là gian lận thương mại và làm phương hại tới lợi ích của người cầm giữ vận đơn hợp pháp. Chính vì vậy, người vận chuyển thường từ chối chấp nhận thư cam kết bồi thường của người nhận hàng (Lol). Một chủ tàu Việt Nam đã gánh chịu hậu quả nặng nề vì chấp nhận thư cam kết bồi thường của người nhận hàng (Lol).

Trân trọng!

 

5. Sưu tầm tình huống thức tế hậu quả của Việt Nam chấp nhận thư cam kết bồi thường của người nhận hàng (Lol).

“Năm 1998, chủ tàu VNS pử Hải Phòng khi dỡ hàng ở một cảng Trung Quốc đã đồng ý giao hàng cho người nhận hàng (cũng là người mua) trên cơ sở thư cam kết bồi thường của người nhận hàng (Lol) như nói trên. Tại thời điểm này, vận đơn gốc (vận đơn theo lệnh) đang nằm trong tay một thương nhân khác (người bán) ở Hong Kong vì đây là lô hàng mua đi bán lại khi hàng đang trên đường hành trình. Do người nhận hàng không thanh toán tiền hàng nên thương nhân nọ, với vận đơn gốc trong tay, đã khiếu nại chủ tàu VNS đòi bồi thường. Chủ tàu xuất trình thư cam kết bồi thường của người nhận hàng (Lol) của người nhận hàng và đề nghi thương nhân trên kiện người nhận hàng để được bồi thường.

Thương nhân đó đã thẳng thừng và từ chối thư cam kết bồi thường của người nhận hàng (Lol) nói trên. Bỏi vì thương nhân đó cho rằng nó hoàn toàn không có giá trị pháp lý và không có gì ràng buộc với mình. Ngay sau đó, khi biết chủ tàu VNS đang có tàu ghé cảng Singapore họ đã yêu cầu toà án Singapore bắt giữ. Tại phién tòa xét xử vụ kiện, chủ tàu cũng đã xuất trình thư cam kết bồi thường của người nhận hàng (Lol) nói trên, tuy nhiên tòa án Singapore đã bác bỏ hoàn toàn thư cam kết bồi thường của người nhận hàng (Lol) đó và kết luận thư cam kết bồi thường của người nhận hàng (Lol) không có giá trị pháp lý với người cầm giữ vận đơn hợp pháp và đây chỉ là thỏa thuận riêng giữa người nhận hàng và chủ tàu. Tòa còn cho rằng giao hàng không thu hồi vận đơn gốc là lỗi cố ý của chủ tàu, không phù hợp với các quyền của chủ tàu theo Luật hàng hải Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế; đây cũng là một sự vi phạm hợp đồng vận chuyển và là sơ suất của chủ tàu.”

Kết quả là chủ tàu VNS đã phải bồi thuờng toàn bộ thiệt hại cho người cầm giữ vận đơn. Vụ kiện này cũng tương tự như vụ kiện “Motis Exoport Ltd. V Dampskibseeskabel AS 1912” ở Vương quốc Anh hay vụ kiện giữa “Stuart Smith Minmery vs Maersk Lines” trong tạp chí Lloyd Law Reports 21/12/1999.

Trân trọng!