Bản chất pháp lý của quan hệ đại diện giữa vợ và chồng là đại diện trong quan hệ dân sự với tư cách là một cá nhân. Với tư cách là một chủ thể đặc biệt trong giao lưu dân sự vợ, chồng vừa tham gia với tư cách là một cá nhân độc lập trong quan hệ dân sự, thương mại, nhưng bên cạnh đó…
1. Khái quát chung
Chế định pháp luật về đại diện ở đây có thể hiểu theo nghĩa hẹp đó là là tổng thể các quy phạm pháp luật dân sự và hôn nhân gia đình điều chỉnh nhóm quan hệ về đại diện giữa những chủ thế pháp luật cụ thể. Các cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ đại diện bắt buộc phải tuân thủ các quy định pháp luật về đại diện. Đại diện còn được tiếp cận là một quan hệ pháp luật dân sự – hôn nhân và gia đình. Qua việc xác lập và thực hiện giao dịch dân sự khẳng định đại diện là một quan hệ pháp luật dân sự. Đại diện giữa vợ và chồng là việc một bên vợ hoặc chồng nhân danh bên kia hoặc nhân danh vợ chồng, xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch theo quy định của luật HN&GĐ, BLDS và các luật khác liên quan hoặ theo ý chí của vợ (hoặc chồng) ủy quyền cho chồng (hoặc vợ) thực hiện thay trong các giao dịch mà pháp luật đòi hỏi phải có sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, của gia đình và bên thứ ba trong giao dịch.
2. Bản chất và đặc điểm của đại diện giữa vợ và chồng
2.1 Bản chất
Bản chất pháp lý của quan hệ đại diện giữa vợ và chồng là đại diện trong quan hệ dân sự với tư cách là một cá nhân. Với tư cách là một chủ thể đặc biệt trong giao lưu dân sự vợ, chồng vừa tham gia với tư cách là một cá nhân độc lập trong quan hệ dân sự, thương mại, nhưng bên cạnh đó lại tham gia với tư cách đặc biệt là đại diện cho vợ hoặc chồng mình và đôi khi là đại diện cho cả gia đình. Đại diện giữa vợ và chồng là đại diện gắn với tài sản chung (TSC) của gia đình và tài sản riêng (TSR) của mỗi bên. Pháp luật thừa nhận quyền đại diện giữa vợ và chồng nhằm tạo điều kiện cho vợ chồng linh hoạt trong việc thực hiện các chức năng của gia đình. Trên cơ sở đại diện hợp pháp, vợ hoặc chồng có thể tự mình xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến TSC, TSR phù hợp với lợi ích của cá nhân vợ hoặc chồng và gia đình.Đại diện giữa vợ và chồng nhằm bảo đảm lợi ích của người được đại diện, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình. Mỗi hành động đại diện đều không chỉ vì lợi ích của người được đại diện mà còn vì lợi ích của gia đình, con cái.
2.2 Đặc điểm
Đại diện giữa vợ và chồng chỉ đặt ra khi được pháp luật thừa nhận là vợ chồng hợp pháp, nhĩa là hai người phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.Vợ và chồng đại diện cho nhau trong các quan hệ liên quan tới tài sản. Vợ chồng không thể xác lập quan hệ đại diện liên quan đến các quyền và nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của họ được, ví dụ: quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡn, giáo dục con cái,…Trong quan hệ đại diện, lợi ích của người được đại diện, người đại diện thống nhất với nhau và trong nhiều trường hợp còn gắn liền với lợi ích chung của gia đình. Trong nhiều trường hợp, các giao dịch liên quan đến TSC của vợ chồng nên nhiều khi không phân biệt rõ ràng ai là người đại diện, ai là người được đại diện nhưng tóm lại là lợi ích là thống nhất với nhau và gắn lợi ích chung gia đình.
3. Ý nghĩa của việc quy định về quyền đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật
Góp phần xóa bỏ tư tưởng bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình phong kiến: người chồng là chủ gia đình, người vợ được coi là không có năng lực pháp lí trong gia đình.Khẳng định quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình với tư cách là một cá nhân. Đại diện là công cụ pháp lí hữu hiệu để vợ chồng có thể thực hiện được tất cả các quyền và nghĩa vụ dân sự của mình một cách linh hoạt và hiệu quả nhất, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng và gia đình.Đại diện là công cụ hữu hiệu để hỗ trợ giao lưu dân sự ngày càng an toàn và hiệu quả.Đại diện là cơ sơ pháp lí để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba trong giao lưu dân sự. Đảm bảo sự tương đồng hài hòa với pháp luật quốc tế và xu hướng tiến bộ của nhân loại trong việc bảo đảm quyền của phụ nữ trong quan hệ giữa vợ và chồng.
4. Nội dung quyền đại diện giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 trong một vài trường hợp cụ thể
4.1 Căn cứ xác lập
Theo quy định tại Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì:
Điều 24. Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.2. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.3. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.
Như vậy trên cơ sở của Bộ luật dân sự 2015, Luật HN&GĐ 2014 đã quy định hình thức đại diện giữa vợ và chồng: Đai diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Điều 135 BLDS 2015 quy định căn cứ xác lập đại diện theo pháp luật:
Điều 135. Căn cứ xác lập quyền đại diệnQuyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).
Còn đại diện theo ủy quyền (UQ) theo khoản 1 điều 138 BLDS 2015 thì cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự” là việc hai bên dựa trên sự tự do ý chí xác lập một quan hệ ủy quyền làm phát sinh quyền và nghĩa vụ theo pháp luật về đại diện. Việc đại diện giữa vợ và chồng cũng theo hai hình thức đại diện trên, thay mặt nhau xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến TSC của gia đình và TSR của một trong hai bên.
4.2 Đại diện theo pháp luật
Theo khoản 3 điều 24 luật HN&GĐ thì điều kiện để việc đại diện cho nhau giữa vợ và chồng được xác định như sau:
4.2.1 Đại diện giữa vợ và chồng khi một trong hai bên bị mất NLHVDS
Điều 19 BLDS 2015 có quy định:
Điều 19. Năng lực hành vi dân sự của cá nhânNăng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự mà một người bị coi là mất NLHVDS khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần
Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Đối với người mất NLHVDS thì pháp luật quy định bắt buộc phải có người giám hộ. BLDS 2015 quy định vợ hoặc chồng là người giám hộ đương nhiên, đầu tiên của vợ hoặc chồng bị mất NLHVDS khi người này không có người giám hộ được xác định theo khoản 2 điều 48, khoản 1 điều 53 BLDS 2015 quy định:
Điều 53. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sựTrường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
Sở dĩ quy định như vậy là do bản chất của quan hệ hôn nhân, người vợ chồng là người gần gũi nhất, cùng sống chung, sinh con đẻ cái, tạo dựng gia đình… Khi một bên bị mất NLHVDS thì người còn lại đại diện sẽ thuận lợi trong việc quản lí, sử dụng tài sản chung vì lợi ích của vợ chồng và gia đình.Người vợ hoặc chồng là người đại diện theo pháp luật của người còn lại khi thỏa mãn quy định tại điều 49 BLDS 2015. Vợ hoặc chồng làm đại diện theo pháp luật của người bị mất NLHVDS sẽ có nhiều quyền và nghĩa vụ hơn khi làm đại diện được quy định tại khoản 1 điều 57 khoản 1 điều 58, khoản 2 điều 59 BLDS 2015.
4.2.2 Đại diện giữa vợ và chồng khi một bên bị hạn chế NLHVDS
Một cá nhân bị coi là bị hạn chế NLHVDS khi:
Điều 24. Hạn chế năng lực hành vi dân sự1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tại khoản 3 điều 24 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì:
Điều 24. Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng…3. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.
Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn”. Việc quy định này là hoàn toàn phù hợp với mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hạn chế NLHVDS. Người đại diện đóng vai trò giám sát, đồng ý hoặc không đồng ý cho xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch dân sự; nếu giao dịch nào mà không có sự đồng ý của người đại diện thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bó giao dịch vô hiệu theo điều 122 BLDS.
4.3 Đại diện theo ủy quyền
4.3.1 Trường hợp đại diện giữa vợ và chồng có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng
Đại diện trong trường hợp bắt buộc phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Theo khoản 2 điều 35 Luật HN&GĐ 2014 quy định:
Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung…2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:a) Bất động sản;b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
Đối với những tài sản chung có giá trị lớn thì quy định trên bảo đảm nguyên tắc vợ và chồng bình đẳng với tài sản chung và bảo đảm lợi ích chung của gia đình. Nếu tự ý định đoạt các loại tài sản trên mà không có sự thỏa thuận đồng ý của bên kia thì bị coi là vi phạm quyền định đoạt tài sản của bên kia. Người không được thể hiện sự thuận ý có quyền yêu cầu tòa án xác định, tuyên bố HĐ vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lí của giao dịch vô hiệu, tòa án cũng xác định giao dịch đó vô hiệu toàn bộ. Trên thực tế có nhiều trường hợp vợ hoặc chồng tự ý định đoạt tài sản chung nhưng sau đó người còn lại biết được và nhất trí ưng thuận với giao dịch đã xác lập. Về mặt pháp lí những giao dịch như vậy vẫn được coi là hợp pháp. Quan điểm trên cũng được thể hiện trong Án lệ số 04/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06/04/2016 về vụ án “ Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.
4.3.2 Trường hợp vợ chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh
Tại khoản 2 điều 25 Luật HN&GĐ 2014:
Điều 25. Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh…2. Trong trường hợp vợ, chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì áp dụng quy định tại Điều 36 của Luật này.
Việc sử dụng tài sản chung cho một bên kinh doanh phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Vợ chồng có quyền thỏa thuận với nhau về việc một bên đưa một phần hoặc toàn bộ tài sản chung vào kinh doanh. Pháp luật ghi nhận việc thoả thuận của các bên trên nguyên tắc quyền tự định đoạt của chủ sở hữu. Trường hợp ngoại lệ: Sự thỏa thuận về tài sản của vợ chồng được coi là văn bản UQ trong việc sử dụng và định đoat tài sản. Quy định này tạo ra sự linh hoạt trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của vợ chồng, bảo đảm quyền và lợi ích của vợ chồng. Ví dụ: Cán bộ , công chức, viên chức theo quy định của pháp luật không được phép thành lập, góp vốn, mua cổ phần, quản lí doanh nghiệp khi có sự thỏa thuận với vợ hoặc chồng mình về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh.
Sự thỏa thuận bằng văn bản dễ thể hiện ý chí của hai bên trong việc cử người chồng hoặc vợ trực tiếp kinh doanh là người đại diện cho vợ chồng thực hiện các hành vi kinh doanh; nó là cơ sở pháp lí để xác định tài sản chung cũng như trách nhiệm chung về tài sản của vợ chồng trong suốt thời gian kinh doanh. Quy định tại Luật HN&GĐ 2014 là hợp lí, đảm bảo quyền và lợi ích của của vợ chồng; phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay cũng như đáp ứng tính linh hoạt, năng động của nền kinh tế thị trường.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình – Công ty luật LVN Group