Thưa Luật sư của LVN Group, xin Luật sư của LVN Group cho biết pháp luật quốc tế quy định như thế nào về quyền không bị bắt giữ, giam tùy tiện và Quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do. Liên hệ với quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành có những ghi nhận như thế nào ạ? Rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư của LVN Group. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: Long Phan – Huế
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật LVN Group
>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Hiến pháp năm 2013
– Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017
2. Quy định về quyền không bị bắt, giam giữ tùy tiện
2.1. Trong pháp luật quốc tế
Trong Luật nhân quyền quốc tế, quyền này đầu tiên được quy định tại Điều 9 UDHR, trong đó nêu rằng: không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tuỳ tiện. Quy định này sau đó được cụ thể hóa trong Điều 9 ICCPR, trong đó nêu rõ rằng:
1) Mọi người đều có quyền hưởng tự do và an toàn cá nhân. Không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ. Không ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước quyền đó là có lý do và theo đúng những thủ tục mà luật pháp đã quy định.
2) Bất cứ người nào bị bắt giữ đêu phải được thông báo vào lúc bị bắt về những lý do họ bị bắt và phải được thông báo không chậm trễ về sự buộc tội đối với họ.
3) Bất cứ người nào bị bắt hoặc bị giam giữ vì một tội hình sự phải được sớm đưa ra toà án hoặc một cơ quan tài phán có thẩm quyền thực hiện chức năng tư pháp và phải được xét xử trong thời hạn hợp lý hoặc được trả tự do. Việc tạm giam một người trong thời gian chờ xét xử không được đưa thành nguyên tắc chung, nhưng việc trả tự do cho họ có thể kèm theo những điều kiện để bảo đảm họ sẽ có mặt tại toà án để xét xử vào bất cứ khi nào và để thi hành án nếu bị kết tội.
4) Bất cứ người nào do bị bắt hoặc giam giữ mà bị tước tự do đều có quyền yêu cầu được xét xử trước toà án, nhằm mục đích để toà án đó có thể quyết định không chậm trễ về tính hợp pháp của việc giam giữ và ra lệnh trả lại tự do cho họ, nếu việc giam giữ là bất họp pháp.
5) Bất cứ người nào trở thành nạn nhân của việc bị bắt hoặc bị giam giữ bất hợp pháp đều có quyền được yêu cầu bồi thường.
Theo ủy ban giám sát ICCPR, khoản 1 Điều 9 Công ước được áp dụng cho tất cả những người bị tước tự do, kể cả các trường hợp do phạm tội hay do bị tâm thần, lang thang, nghiện ma tuý, hay để nhằm các mục đích giáo dục, kiểm soát nhập cư… Cũng theo ủy ban, việc tạm giữ, tạm giam chỉ được coi là ngoại lệ và với thời gian càng ngắn càng tốt; thời hạn tạm giữ, tạm giam theo quy định tại khoản 3 Điều 9 ICCPR tùy thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia, tuy nhiên không nên vượt quá vài ngày.
2.2. Trong pháp luật Việt Nam
Trong pháp luật Việt Nam, tương ứng với nội dung Điều 9 (và cả các Điều 7, 8, 10, 11, 14, 15 ICCPR), Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: ” Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.
3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm”. Điều 31 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ:
“1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.
3. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.
4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư của LVN Group hoặc người khác bào chữa.
5. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.”
Các quy định kể trên được cụ thể hoá trong BLHS, BLTTHS, BLDS và nhiều văn bản pháp luật khác. Theo Điều 10 BLTTHS năm 2015, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuâh của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Điều 7 Bộ luật này quy định: “Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật…” Cũng theo Điều này, người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật. BLHS bao gồm một chương quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (Chương XXIV), trong đó bao gồm các tội: Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội (Điều 368); Tội ra bản án trái pháp luật (Điều 370); Tội ra quyết định trái pháp luật (Điều 371); Tội dùng nhục hình (Điều 373) Tội bức cung (Điều 374)…
3. Quy định về quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do
3.1. Trong pháp luật quốc tế
Trong Luật nhân quyền quốc tế, quyền này được quy định cụ thể trong Điều 10 ICCPR. Theo Điều này, những người bị tước tự do phải được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng nhân phẩm vốn có của con người. Khoản 2 Điều này quy định: Trừ những hoàn cảnh đặc biệt, bị can, bị cáo phải được giam giữ tách biệt với những người đã bị kết án và phải được đối xử theo chế độ riêng, phù hợp với quy chế dành cho những người bị tạm giam. Những bị can chưa thành niên phải được giam giữ tách riêng khỏi người lớn và phải được đưa ra xét xử càng sớm càng tốt. Đặc biệt, khoản 3 Điều này đề cập đến một nguyên tắc định hướng việc đối xử với những người bị tước tự do, theo đó, việc đối xử với tù nhân trong hệ thống trại giam nhằm mục đích chính yếu là cải tạo và đưa họ trờ lại xã hội, chứ không phải nhằm mục đích chính là trừng phạt hay hành hạ họ.
Theo ủy ban giám sát công ước, khái niệm “những người bị tước tự do” nêu ở khoản 1 Điêu 10 ICCPR không chỉ giới hạn ở những tù nhân hoặc người bị tạm giam, tạm giữ, mà còn mở rộng đến tất cả những đối tượng khác bị hạn chế tự do theo quy định pháp luật của các nước thành viên, chẳng hạn như những người bị quản chế để học tập, lao động, rèn luyện ở các trại cải tạo, trường giáo dưỡng, bệnh viện tâm thần, cơ sở cai nghiện , ủy ban cũng cho rằng việc đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do là một nguyên tắc cơ bản về nhân quyền trong tố tụng hình sự mà các quốc gia thành viên phải áp dụng như một yêu cầu tối thiểu, không phụ thuộc vào nguồn lực sẵn có của quốc gia và không mang tính phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào, ủy ban cũng nhắc lại rằng không nên coi các trại giam là nơi để trả thù phạm nhân mà cần coi đó là nơi để giúp họ hoàn lương.
3.2. Trong pháp luật Việt Nam
Trong pháp luật Việt Nam, các Điều 20, 31 Hiến pháp năm 2013, Điều 33, 34 BLDS năm 2015, Điều 9, 10, 13 BLTTHS và các Chương XIV, XXIV BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017 cũng chính là sự khẳng định về mặt pháp lý về bảo vệ quyền không bị tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay bị hạ nhục. Cụ thể, trong tố tụng hình sự, Điều 10 BLTTHS nêu rõ: “Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình”. Trong Chương XXIV (Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp) của BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017, các Tội dùng nhục hình (Điều 373) và Tội bức cung (Điều 374) có ý nghĩa trực tiếp trong việc bảo đảm quyền không bị tra tâh và nhục hình trong hoạt động tố tụng. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật về quản lý những cơ sở giam giữ cũng đều có quy định nghiêm cấm các hành vi tra tấn, nhục hình.
Tuy nhiên, hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa tra tẩn mà chỉ có khái niệm “dùng nhục hình”. Nội hàm của khái niệm dùng nhục hình cũng chưa được làm rõ trong pháp luật, mà mới chỉ được giải thích trong các sách chuyên khảo bình luận về các quy định của BLHS. Để bảo đảm quyền của những người bị tước tự do một cách có hiệu quả, cần thực hiện nhiều biện pháp, trong đó có việc làm rõ hai khái niệm quan trọng này.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật LVN Group – Sưu tầm & biên tập