Xin chào Luật LVN Group, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Trong tháng 05 vừa qua, tôi bị tai nạn giao thông trên đường đi làm. Tôi làm hồ sơ để giám định thương tật tai nạn lao động. Tôi muốn được biết về chế độ tai nạn lao động cho người lao động:

Trên đường tham gia giao thông tôi bị tai nạn (do tông phải vật nuôi). Vậy trong thời gian sơ cấp cứu, điều trị tại bệnh viện tôi có được cơ quan chủ quản (NSDLĐ) trả mọi kinh phí điều trị và phục hồi chức năng không? Nếu tôi điều trị tại bệnh viện tư nhân, có đầy đủ hồ sơ bệnh án và các hóa đơn chứng từ thì có được thanh toán viện phí không? Tôi bị tai nạn gãy xương chân phải phẫu thuật nẹp định vị xương, sau khi ra viện tôi vẫn mua thuốc điều trị định kỳ và sau thời gian hồi phục chức năng của xương và sức khỏe tôi còn phải phẫu thuật lại tháo nẹp, kinh phí điều trị, tháo nẹp cho bản thân tôi có được NSDLĐ chi trả kinh phí không? Trong thời gian phục hồi sức khỏe, tôi chưa thể đi làm được, vậy thời gian này tôi có được hưởng nguyên lương và các chế độ phụ cấp không?

Cảm ơn rất nhiều!!!

Người gửi: LH Đức

Trả lời:

1. Trường hợp người tham gia BHXH bắt buộc bị tai nạn giao thông

Người lao động (NLĐ) đóng BHXH bắt buộc bị tai nạn giao thông có thể được hưởng chế độ ốm đau hoặc tai nạn lao động tùy trường hợp. Thậm chí, nếu NLĐ bị tai nạn giao thông dẫn mà dẫn tới tử vong, thân nhân của người đó sẽ được hưởng quyền lợi liên quan đến chế tử tuất. Cụ thể:

Căn cứ nội dung được quy định tại Điều 25 Luật BHXH 2014, NLĐ trong trường hợp này được hưởng chế độ ốm đau nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

– Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động, phải nghỉ việc

– Có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

Lưu ý: Không giải quyết chế độ ốm đau đối với trường hợp người ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.

Như vậy, nếu không thuộc trường hợp tai nạn lao động, khi bị tai nạn và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì người lao động sẽ được hưởng chế độ ốm đau.

Như vậy, tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi bạn đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở được coi là tai nạn lao động. Bạn sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

 

2. Được quỹ BHYT chi trả các chi phí khám, chữa bệnh 

“Điều 21. Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:

a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;

b) Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh;

c) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các khoản 9, 13, 14, 17 và 20 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.”

 

3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

+ Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

– Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức áp dụng đối với trường hợp không có lỗi được nêu ở trên.

 

4. Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội 

– Được BHXH trợ cấp: trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hằng tháng theo Điều 48, Điều 49 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015:

+ Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau: Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở; Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

+ Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau: Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở; Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

 

5. Quy định về việc điều trị tại các bệnh viện tư nhân

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế năm 2014 sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 và Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì bạn vẫn được thanh toán viện phí nếu khám chữa bệnh tại bệnh viện tư, không thuộc các trường hợp sau được quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế:

– Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.

– Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.

– Khám sức khỏe.

– Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.

– Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.

– Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.

– Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.

– Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.

– Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.

– Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.

– Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

– Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

Về phẫu thuật lại tháo nẹp, kinh phí điều trị:Đây là thời gian điều trị vì vậy quỹ BHYT, NSDLĐ, BHXH sẽ thực hiện thanh toán, trợ cấp cho bạn.

 

6. Quy định về nghỉ phục hồi sức khỏe

Trong thời gian phục hồi sức khỏe, bạn chưa đi làm được bạn sẽ được hưởng một ngày bằng 30% mức lương cơ sở theo quy định tại Điều 54 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015:

“2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;

b) Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;

c) Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.

3. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở. 

 

Câu hỏi: Thưa Luật sư của LVN Group, tôi bị tai nạn giao thông và nằm viện điều trị 10 ngày. Trường bắt tôi phải bù đủ số tiết hoặc bù tiền trong thời gian tôi bị tai nạn. Trường làm như vậy là đúng hay sai? Quyền lợi của tôi được hưởng như thế nào?

Xin Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi, Tôi xin cảm ơn

Trả lời:

Trong trường hợp này, bạn nghỉ việc tại trường do bị tai nạn giao thông, tai nạn xảy ra không phải khi bạn đang làm nhiệm vụ của mình, do đó đây không phải tai nạn lao động. Nhà trường không có trách nhiệm chi trả viện phí cho bạn.

Tuy nhiên, nếu bạn đang tham gia BHXH, thì bạn có thể làm hồ sơ xin hưởng chế độ ốm đau. Đối với trường hợp này, được quy định tại Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

“1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.”

Trong trường hợp, nếu bạn có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường. Trường hợp này, nhà trường có nghĩa vụ chi trả lương 10 ngày nghỉ nếu 10 ngày này được quy đổi thành 10 ngày nghỉ phép hằng năm.

Vậy, theo quy định của pháp luật thì trong trường hợp này bạn đều không phải dạy bù hay bồi thường cho nhà trường trừ trường hợp bạn và phía nhà trường có thỏa thuận khác trong hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vui lòng gọi: 1900.0191 – Đội ngũ Luật sư của LVN Group, chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội của Công ty luật LVN Group luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./