1. Thể chế quân chủ là gì?

Chính thể quân chủ là hình thức nhà nước, trong đó người đứng đầu nhà nước (vua, quốc vương, hoàng đế) được thiết lập theo nguyên tắc kế truyền.

Chính thể quân chủ là hình thức chính thể phổ biến của nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến.

Chính thể quân chủ – trong đó quyền lực tập trung toàn bộ (hay một phần) vào tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc kế thừa. Chính thể quân chủ lại có: Chính thể quân chủ tuyệt đối ở đó người đứng đầu nhà nước – vua, hoàng đế – có quyền lực tuyệt đối và là chủ tinh thần của đất nước. Chính thể quân chủ tuyệt đối là loại hình của nhà nước phong kiến – Nhà nước không có cơ quan đại diện, không có hiến pháp. Hiện trên thế giới còn Ôman và Xuđăng là nước theo mô hình này. Chính thể quân chủ lập hiến (hạn chế) thì người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó còn có một cơ quan quyền lực khác như nghị viện. Theo mô hình này, nhà nước ban hành hiến pháp; nhà vua không còn quyền lực tuyệt đối, hoạt động theo nguyên tắc “vua trị vì nhưng không cai trị” – vua không có thực quyền.

Quân chủ lập hiến có hai loại:

– Quân chủ nhị nguyên là loại hình tổ chức trong đó quyền lực nhà nước được chia đều cho hai cơ quan cơ bản của cấu trúc nhà nước là quyển lực của vua và quyền lực của nghị viện. Đây là mô hình tổn tại không lâu của thời kì đầu cách mạng tư sản, theo đó các bộ trưởng vừa chịu trách nhiệm trước vua, vừa chịu trách nhiệm trước Nghị viện;

– Quân chủ đại nghị là loại hình tổ chức phổ biến hiện nay ở các nước tư bản, theo đó nguyên thủ quốc gia là các vị hoàng đế được truyền ngôi và chính phủ – bộ máy hành pháp hoạt động đến khi nào còn sự tín nhiệm của Nghị viện. Các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện (hạ viện). Việc thành lập chính phủ trong tay đảng chiếm đa số ghế trong hạ viện. Nhà vua hầu như không tham gia vào việc giải quyết công việc của nhà nước. Nghị viện có quyền luận tội các vị quan có hàm bộ trưởng (Hiến pháp Đan Mạch, Na Uy, Bi…). Cách tổ chức chính thể quân chủ đại nghị ở các nước đang phát triển không hoàn toàn giống như các nước tư bản phát triển. Theo truyền thống lịch sử, nhà vua còn có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống chính trị của nhà nước (như Thái Lan, Nêpan, Malaixia…).

2. Các đặc trưng của chính thể Quân chủ

Đặc trưng của hình thức chính thể quân chủ được thể hiện như sau:

+ Người đứng đầu nhà nước và về mặt pháp lý là người có quyền cao nhất của nhà nước là vua hoặc những người có danh hiệu tương tự.

+ Đa số các vua lên ngôi bằng con đường cha truyền con nối nên đó là phương thức chủ yếu. Tuy nhiên, các nhà vua sáng lập ra một triều đại mới thường lên ngôi bằng các con đường khác như chỉ định, suy tôn, bầu cử, tự xưng, được phong vương hoặc tiếm quyền, song ở các triều vua sau, phương thức truyền kế ngôi vua lại được duy trì và củng cố.

3. Các hình thức chính thể Quân chủ

Các dạng: Căn cứ vào thẩm quyền và mối quan hệ giữa nhà vua, nghị viện với chính phủ thì hình thức chính thể quân chủ có hai hình thức cơ bản là quân chủ chuyên chế (tuyệt đối) và quân chủ hạn chế (tương đối), riêng chính thể quân chủ hạn chế lại có ba biến dạng là quân chủ đại diện đẳng cấp, quân chủ nhị hợp (nhị nguyên) và quân chủ đại nghị (nghị viện).

3.1. Hình thức Quân chủ tuyệt đối

Quân chủ tuyệt đối là hình thức tổ chức Nhà nước mà quyền lực của Nhà nước nằm toàn bộ trong tay của Nhà Vua. Nhà vua có quyền tự ban hành luật, trực tiếp lãnh đạo bộ máy hành chính và Nhà Vua là cấp xét xử cao nhất. Hiện nay trên thế giới có nhà nước Arâp Xêut, Ô man vẫn còn tổ chức Nhà nước theo hình thức chính thể này. Ở các Nhà nước này không có hiến pháp, không có các cơ quan đại diện, kinh Cô ran được sử dụng như một văn bản mang tính hiến pháp. Nhà vua được xem như là người cha tinh thần. Vua và gia tộc của Nhà Vua đóng vai trò quyết định về các vấn đề hệ trọng của Nhà nước kể cả vấn đề quyết định xem ai sẽ là người được quyền thừa kế ngôi vua.

3.2. Hình thức Quân chủ hạn chê (quân chủ lập Hiến)

Hình thức chính thể quân chủ hạn chế được phân thành hai loại: Quân chủ nhị nguyên và Quân chủ đại nghị

* Thứ nhất: Về hình thức quân chủ nhị nguyên: Ở hình thức chính thể này nguyên tắc phân chia quyền lực được áp dụng ở mức độ nhất định, tức là ở đây có sự phân chia giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp. Quyền lập pháp trên danh nghĩa thì nó sẽ thuộc thẩm quyền của Nghị Viện, còn quyền Hành pháp thì thuộc về Nhà Vua, Nhà vua có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Chính phủ do Nhà vua thành lập. Quyền tư pháp của chế độ này có chịu sự ảnh hưởng của Nhà vua. Mặc dù đứng trên danh nghĩa Nhà Vua không có quyền lập pháp nhưng Nhà vua có thể tác động trực tiếp đến quá trình lập pháp thông qua quyền phủ quyết tuyệt đối của mình. Nhà vua có quyền giải thể Nghị Viện.

* Thứ hai: Quân chủ đại nghị ngày nay được thành lập ở các nước tư bản phát triển như Anh, Nhật Bản, Bỉ,….và ở một số nước đang phát triển như Thái Lan, Camphuchia,…Chính thể này phát triển theo nguyên tắc phân chia quyền lực, trong đó nguyên tắc phân chia quyền tối cao là của Nghị Viện trước quyền hành pháp được thừa nhận. Nguyên tắc này đồi hỏi Chính phủ do Quốc vương thành lập phải nhận được sự tín nhiệm của Nghị viện. Quốc vương phải chỉ định người đứng đầu đảng chiếm đa số tuyệt đối số ghế ở Nghị Viện (Hạ Nghị Viện) làm người đứng đầu Chính phủ (Thủ tướng). Thủ tướng sẽ có thẩm quyền lựa chọn các thành viên của Chính phủ. Sau đó toàn thành viên của Chính phủ được đưa ra để Nghị Viện biểu quyết tín nhiệm. Sau khi được Nghị Viện tiến nhiệm thì Quốc vương bổ nhiệm toàn bộ thành viên của Chính phủ. Trường hợp không đảng phái chính trị nào chiếm được đa số ghế nói trên, Quốc vương phải chỉ định người đứng đầu liên minh các đảng phái chiếm được đa số ghế làm người đứng đầu Chính phủ.

Ở hình thức chính thể quân chủ đại nghị quyền hạn rộng lớn của Quốc vương do Chính phủ thực hiện. Quốc vương có quyền phủ quyết với những luật do Nghị Viện thông qua. Các văn bản do Quốc vương ban hành đều được soạn thảo bởi Chính phủ và văn bản chỉ có hiệu lực khi có chữ ký của Thủ tướng hoặc là của Bộ trưởng được Thủ tướng ủy quyền. Khi ký Thủ tướng hoặc Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm về nội dung của văn bản, bản thân Quốc vương không chịu bất cứ trách nhiệm nào. Ở chế độ chính thể quân chủ đại nghị, Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Nghị Viện (Hạ nghị viện) về hoạt động của mình. Trường hợp Nghị viện (Hạ nghị viện) biểu quyết không tín nhiệm Chính phủ thì Chính phủ phải từ chức hoặc Quốc vương phải cắt chức toàn bộ thành viên của Chính phủ. Tuy nhiên người đứng đầu Chính phủ có quyền yêu cầu Quốc vương giải thể Hạ Nghị viện và ấn định một cuộc bầu cử mới. Và cuối cùng mâu thuẫn giữa cơ quan hành pháp và lập pháp được giàn xếp bởi nhân dân. Trong cuộc bầu cử trước thời hạn nếu nhân dân ủng hộ Nghị Viện thì đảng đối lập sẽ chiếm đa số ghế trong Nghị Viện mới. Khi đó Chính phủ cũ phải từ chức, nếu nhân dân ủng hộ Chính phủ thì đảng cầm quyền (hoặc liên minh đảng cầm quyền) sẽ tiếp tục chiếm đa số ghế trong Nghị Viện.

4. Quyền lực của vua trong Nhà nước Quân chủ ở Hy Lạp

Ở Hy Lạp, trong thòi đại anh hùng, người ta thiết lập một chế độ quân chủ mà nó không tồn tại thật sự. Những ngưòi đã tạo’ ra các tác phẩm nghệ thuật và những người đã đi đánh giặc cho dân tập hợp dân lưu tán các nơi lại, cấp đất cho họ, rồi coi cả lãnh thổ đó là vương quốc của mình, khi chết chỉ truyền lại cho con. Họ vừa là vua, vừa là người giảng đạo, vừa là người xét xử. Đây là một trong các hình thức chính thể quân chủ mà Aristote (nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại) đã ghi lại, và đây là hình thức duy nhất có thể gợi ra ý niệm về chính thể quân chủ. Nhưng thiết chế hiến pháp kiểu này trái hẳn vói hiến pháp quân chủ của chúng ta ngày nay.

Thời ấy người ta chưa phát hiện ra chức năng thật sự của ông vua là phải chỉ định các người phán xét chứ không phán xét một mình. Như vậy chính thể của một người duy nhất trở nên không thể kham chịu được. Các vua đều bị đuổi đi. Người Hi Lạp xưa không thể nghĩ ra cách phân chia ba quyền lực trong chính thể một người cai trị; họ chỉ có thể tưởng tượng ra chính thể của nhiều người cùng cai trị, và họ gọi cái Hiến pháp kiểu đó là Nhà nước (Police).

5. Quyền lực của vua trong Nhà nước Quân chủ ở Rôma

Sự cai trị của các vua Rôma xưa cũng có quan hệ ít nhiều với cách cai trị trong “Thời đại Anh hùng” của Hy Lạp. Họ thất bại vì những khuyết tật, mặc dầu trong bản chất họ đã là rất tốt.

Để hiểu chính thể Roma, tôỉ phân biệt chính thể cúa 5 ông vua đầu tiên vởi chính thể của Servius Tullius (vị vua thứ 6 của Rome) và của Tarquin (vị vua cuối cùng của La Mã).

Dưới 5 triều vua đầu tiên, ngôi vua lấ do bầu cử. Viện Nguyên lão phần lớn cũng do bầu cử.

Sãu khi vua băng hà, Viện Nguyên lão họp bàn có nện giữ nguyên hình thức cai trị của ông nữa không. Nếu quyết định giữ nguyên thể chế thì người ta chọn một vị pháp quan có uy tín trong Viện Nguyên lão để tôn lên làm vua. Viện Nguyên lão duyệt y quyết định, dân chúng họp lại thông qua, và dùng cuộc bói chim (auspice) để bảo đảm rằng ông này đúng số làm vua. Nếu một trong ba thủ tục trên không thực hiện được thì phải tiển hành cuộc bầu cử khác.

Hiến pháp thời bấy giờ vừa là quân chủ, vừa là quý tộc vừa là bình dân. Chính quyền tỏ ra hài hoà, không có ganh tỵ, tranh cãi. gì trong các triều vua đầu tiên. Vua chỉ huy quân đội và trợ cấp các gia đình liệt sĩ: Vua nắm quyền xét xử các vụ án dân sự và hình sự. Vua triệu tập Viện Nguyên lão, tập họp dân chúng bàn một số công việc; còn số công việc khác thì bàn với Viện Nguyên lão.

Viện Nguyên lão có uy tín lớn. Vua thường chỉ định một số Nghị viên Nguyên lão tham gia các vụ xử án. Những việc bàn cãi trong Viện Nguyên lão không xong thì vua đem ra bàn với dân chúng.

Dân có quyền bầu ra các quàn cai trị. Dân đồng tình với các đạo luật mới ban hành, ỵà được hỏi ý kiến khi tuyên chiến hay nghị hoà. Nhưng dân không có quyền xét xử.

Đến thời Servius Tullius thì Hiến pháp có thay đổi: Viện Nguyên lão không bầu ra vua. Vua họp dân chúng để dân chúng suy tôn ông lên ngôi vua. Ông không xử các vụ án dân sự, mà chỉ xử các vụ hình sự. Mọi việc lớn đều đem ra cho dân chúng quyết định. Ông giảm các thứ thuế cho dân thường mà trao gánh nặng kinh phí quốc gia cho tầng lớp quý tộc. Như vậy ông giảm nhẹ quyền lực Hoàng gia và uy lực Viện Nguyên lão mà tăng gia quyền lực cho dân chúng.

Đến thời Tarquin, ông ta coi Servius Tullius là kẻ thoán đoạt và cướp lấy vương miện, tự coi là có quyền cha truyền con nối. Ông ta tiêu diệt phần lớn các Nghị viên Nguyên lão, không hỏi ý kiến các vị còn lại và không gọi họ thám gia Các phiên toà xét xử. Quyền lực của ông tăng lên, nhưng trong đó có nhiều điều xấu xa: Ông cướp quyền của dân chúng, bày ra các luật không cần ý dân mà còn chống lại dân hứa Ông thâu tóm cả ba quyền lực vào tay mình. Nhưng dân chủng đến một lúc nào đố nhớ lại rằng mình đã từng nậm quyền lập pháp, nên đã đánh đổ Tarquin. Ông ta không tồn tại được nữa.