Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, quyền lực là gì? Quyền lực nhà nước thể hiện như thế nào? Các loại hình quyền lực theo ông Weber được phân chia như thế nào?

Cảm ơn!

Trả lời:

1. Quyền lực

Theo từ điển bách khoa, quyền lực được miêu tả theo khía cạnh khoa học xã hội, một mặt là khả năng gây ảnh hưởng của một người hoặc một nhóm người đến hành vi và suy nghĩ của các cá nhân, nhóm người khác với ý nghĩa là “quyền lực”; mặt khác, nó đại diện cho 1 vị trí của cá nhân hoặc nhóm người, là khả năng đạt được mục tiêu xác định một cách đơn phương, không chịu sự kiểm soát, áp đặt, hay phải đáp ứng các điều kiện và đòi hỏi của các cá nhân hoặc nhóm người khác (vd: quyền con người). Vế sau được hiểu theo tính pháp lý với ý nghĩa là “thẩm quyền”, “quyền lợi” của các cá nhân và nhóm người tham gia vào một hệ thống xã hội được bảo trợ bởi một nền tảng pháp luật đã được xây dựng và đưa ra dựa theo các tiêu chí cụ thể, đặc biệt là dựa trên các thỏa thuận và cam kết của những chủ thể tham gia trong xã hội (khế ước xã hội).

Quyền lực xác định phạm vi, giới hạn của các “khả năng hành động, gây ảnh hưởng” cả về thể chất lẫn tinh thần của một người hoặc một nhóm người. Việc sử dụng thứ sức mạnh này để gây ảnh hưởng đến cá nhân, nhóm người khác, có thể mang theo những ý nghĩa tích cực cũng như tiêu cực, dựa trên mục đích, nguyên tắc, cách thức sử dụng chúng. Cần phân biệt việc “lạm quyền” và việc “vi phạm giới hạn quyền lực”. Lạm dụng quyền lực là việc sử dụng quyền lực mà không tuân theo những mục đích quy định cho sự tồn tại của quyền lực. Việc vượt quá phạm vi giới hạn quyền lực là việc không tuân theo những nguyên tắc, cách thức được quy định sẵn trong quá trình sử dụng quyền lực.

2. Quyền lực nhà nước là gì?

Về “Nhà nước” nếu hiểu theo nghĩa pháp luật thì tương đương với một quốc gia, là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình.

Ví dụ: Nhà nước Việt Nam,…

Nhà nước vì thế mà nó mang bản chất giai cấp. Nhà nước xuất hiện kể từ khi xã hội loài người bị phân chia thành những lực lượng giai cấp đối kháng nhau; nhà nước là bộ máy do lực lượng nắm quyền thống trị thành lập nên nhằm mục đích điều khiển, chỉ huy toàn bộ hoạt động của xã hội trong một quốc gia do vậy nhà nước mang vai trò xã hội, trong đó chủ yếu để bảo vệ các quyền lợi của lực lượng thống trị. Nhà nước xuất hiện khi có chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và xuất hiện những giai cấp đối kháng nhau do vậy mà nó cần một tổ chức chính trị đứng ra để điều hòa những mâu thuẫn ấy và để quản lí xã hội

Quyền lực nhà nước được hiểu là quyền lực gắn liền với sự ra đời của nhà nước, theo đó nhà nước được áp dặt ý chí và buộc những chủ thể khác trong xã hội phải phục tùng mệnh lệnh của mình nhằm đảm bảo an ninh, duy trì trật tự xã hội. Quyền lực Nhà nước lớn mạnh đến đâu nó còn phụ thuộc vào sức mạnh vũ trang, kinh tế, uy tín,… của chính nhà nước đó trong xã hội.

Ở Việt Nam, nhà nước được hiểu là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội. Bao gồm một lớp người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội.

Quyền lực nhà nước được tồn tại trong mối quan hệ giữa nhà nước với chủ thể còn lại trong xã hội. Trong đó, nhà nước là chủ thể quyền lực, các cá nhân, tổ chức còn lại là đối tượng của quyền lực ấy, và họ phải phục tùng ý chí của nhà nước. Quyền lực nhà nước cũng hiện diện trong mối quan hệ giữa các thành viên cũng như các cơ quan của nó. Các thành viên phải phục tùng tổ chức, cấp dưới phục tùng cấp trên.

Theo ông Weber cho rằng bất kỳ tổ chức xã hội nào cũng phải lấy quyền lực ở một hình thức nào đó làm cơ sở tồn tại.

Theo ý kiến của ông, xã hội và các bộ phận hợp thành của nó, phần lớn không phải là quy tụ với nhau thông qua quan hệ khế ước hoặc sự nhất trí về đạo đức mà là thông qua việc thực hiện quyền lực. Ngay cả ở những nơi mà sư hòa thuận và trật tự chiếm ưu thế, việc vận dụng quyền lực cũng chưa bao giờ mất hẳn.

Có thể nói, mọi lĩnh vực hành vi của xã hội loài người đều chịu tác động của quyền lực. Nếu không có quyền lực dưới hình thức nào đó thì hoạt động của tất cả các tổ chức xã hội đều không thể tiến hành bình thường, do đó, không thế đạt được mực tiêu dự kiến. Xét về mặt quản lý, quyền lực là mệnh lệnh của nhà quản lý tác động đến hành vi của người bị quản lý. Người bị quản lý phải tiếp nhận hoặc phục tùng mệnh lệnh của nhà quản lý, lấy mệnh lệnh của nhà quản lý làm chuẩn mực cho hành vi của họ. Tuy nhiên,

Ông Weber không chi coi quyền lực là cơ cấu mệnh lệnh dẫn đến sự phục tùng mà còn cho rằng người bị quản lý vui lòng phục tùng, tựa hổ như người bị quản lý đã xuất phát từ lý do tự thân, coi nội dung mệnh lệnh là khuôn phép cho hành động của họ.

Các loại hình quyền lực theo ông Weber được phân chia thành 3 loại, dưới các mục này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các loại đó như sau:

3. Quyền lực kiểu truyền thông theo Weber

Quyền lực thuộc loại hình này dựa vào truyền thống cổ xưa và địa vị chính thống của người sử dụng quyền lực đó. Sự phục tùng đối với quyền lực này là sự phục tùng đối với cá nhân người có địa vị chính thống bất khả xâm phạm đó. Weber cho rằng, chế độ thủ lĩnh, trưởng bộ tộc là hình thức biểu hiện quan trọng nhất của quyền lực kiểu truyền thống. Ngoài ra, chế độ cha truyền con nối cũng là hình thức biểu hiện của quyền lực kiểu truyền thống.

Tóm lại, sự phục tùng đối với quyền lực truyền thống dựa vào chỗ người cai trị chiếm giữ địa vị cai trị và việc người cai trị có thể sử dụng quyền lực là do sự ràng buộc của truyền thống. Nếu trong số họ có người nào thường xuyên vi phạm quy định do truyền thống đặt ra thì họ sẽ có nguy cơ đánh mất lính hợp pháp của sự cai trị.

4. Quyền lực do lãnh tụ siêu phàm theo Weber

Loại hình quyền lực này dựa vào sự sùng bái và yêu quý đối với một nhân vật trời phú hoặc một anh hùng có đạo đức gương mẫu. Sự phục tùng đối với loại hình quyền lực này dựa vào lòng tin cùa cấp dưới về sự thiêng liêng của lãnh tụ, chứ không phải là một sức mạnh cưỡng chế. Weber cho rằng, loại hình quyển lực này không thể là cơ sở cho một nền cai trị vững chắc. Bởi vì, công việc hàng ngày của một quốc gia không thể dựa vào khả năng cảm hóa của một cá nhãn. Bất kỳ một chính quyền nào muốn được vững bền cũng không thể dựa vào sự ngưỡng mộ của công dân đối với một nhân vật vĩ đại và do đó, phục tùng sự cai trị của nhân vật ấy.

5. Quyền lực pháp lý theo Weber

Loại hình quyền lực này dựa vào tính hợp lý, hợp pháp hoặc quyền lực của người đã đứợc cử làm chí huy. Nếu nói rằng tất cả những loại hình quyền lực khác đều quy vào cá nhân, dù đó là thủ lĩnh bộ tộc, vua, chúa cứu thế, lãnh tụ cách mạng thì quyền lực pháp lý chỉ quy vào các quy định pháp luật, không quy vào cá nhân. Ở đây, tất cả mọi việc đều thi hành theo quy định của pháp luật. Những người sử dụng quyền lực là những người thực thi các quy định của pháp luật, chứ không phải là ngọn nguồn của các quy định pháp luật. Weber cho rằng những quan lại của các quốc gia hiện đại chí là nô bộc của một quyền lực chính trị cao hơn. Thí dụ, Chính phủ do bầu cử hình thành và các bộ trưởng cũng như vậy. Nhưng điều Weber lo lắng là những quan lại do nhân dân bầu ra không phải đều đặt mình đúng chỗ. Trên thực tế, các quan lại không phải lúc nào cũng làm việc theo phương thức họ phải tuân theo mà thường tìm cách mở rộng quyền lực, do đó mà mở rộng lợi ích riêng cùa họ. Họ không làm việc với tư cách là những nô bộc trung thành mà muốn trở thành ông chủ của các bộ phận thuộc quyền.

Những điều nói trên cho thấy, 3 loại hình quyền lực dựa trên những cơ sở khác nhau đê’ thiết lập quan hệ phục tùng đối với quyền lực.

Cụ thể:

Với loại quyền lực theo truyền thống thì cơ sở để yêu cầu phục tùng là hãy phục lùng ta vì nhân dân ta vẫn thường làm như vậy;

Với loại quyền lực kiểu cá nhân thì cơ sở để yêu cầu phục tùng là hãy phục lùng la vì ta có thể biến đổi cuộc sống của các vị;

Với loại quyền lực pháp luật thì cơ sở để yêu cầu phục tùng là hãy phục lùng ta vì ta là quan tòa của các vị do luật định.

=> Theo Weber, trong 3 loại hình quyền lực nói trên, loại hình quyền lực theo truyền thống cãn cứ vào truyền thống tương truyền đã lâu để làm việc. Người lãnh đạo chỉ tiến hành công việc quản lý theo truyền thống từ xưa để lại và cũng chỉ tiến hành công việc quản lý để giữ gìn truyền thống đó. Không những thế, do những người lãnh đạo không phải là được lựa chọn theo năng lực cá nhân nên việc quản lý thuộc loại hình này tất nhiên kém hiệu quả. Còn loại hình quyền lực dựa vào sự siêu phàm của lãnh tụ mang nặng màu sắc thần bí. Nó dựa vào tình cảm và sự ngưỡng mộ, phủ nhận lý trí. chỉ dựa vào sự thần bí để làm việc, không dựa vào những quy tắc do luật định, do đó cũng không thể áp dụng. Loại hình quyền lực pháp lý là loại hình quyền lực có thể dùng làm cơ sở cho thể ché’ quản lý hành chính trong “lý tưởng’’.

Bởi vì, với loại hình quán lý này, tất cả các nhân viên quản lý đều không được phép làm việc theo thiên kiến và tình cảm cá nhân, phải đối xử bình đẳng với tất cả mọi người, không phân biệt đẳng cấp xã hội và thân phận cá nhân của họ. Do đó, nó có thể giữ được sự còng minh thận trọng, tất cả quyền lực đều quy vào những quy định pháp luật; những người giữ chức vị quân lý có những phương tiện hợp pháp để sử dụng quyền lực; mỗi nhân viên quản lý đều trải qua lựa chọn nên họ có thể đảm nhiệm tốt chức trách của mình; quyền lực của mỗi nhân viên quản lý đều được quy định rõ ràng theo nhu cầu hoàn thành nhiệm vụ và bị hạn chế trong phạm vi cần thiết.

Do đó, chỉ loại hình quyền lực này là có thể bảo đảm tính liên tục, ổn định của quản lý, bảo đảm hiệu quả cao của quân lý. Vì thế, loại hình quyền lực này đã trớ thành nền tảng cho thể chế quản lý của các quốc gia hiện đại.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn)