1. Khái niệm và đặc điểm

Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn để thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

Cơ sở pháp lý để thành lập và hoạt động của doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là Luật Đầu tư năm 2020 và Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản có liên quan, Giấy chứng nhận đầu tư, điều lệ doanh nghiệp.

Tài sản của doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài nên họ có quyền quyết định bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp.

2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

Muốn thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài phải lập hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư, và gửi hồ sơ này đến cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Đối với dự án đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư nứơc ngoài làm thủ tục đãng ký tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Trong trường hợp này, hồ sơ gồm:

–        Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

–        Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

–        Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án;

–        Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường;

–        Kiến nghị ưu đãi đầu tư nếu có;

–        Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;

–        Hợp đồng liên doanh, điều lệ doanh nghiệp hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Đối với dự án có quy mô từ 300 tỷ đồng trở lên và thuộc danh mục, lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì ngoài các thủ tục nêu trên, nhà đầu tư nước ngoài còn phải thực hiện thủ tục thẩm tra để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

3. Vốn của doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

Vốn pháp định cũng như vốn đầu tư hoàn toàn do nhà đầu tư nước ngoài đóng góp và lo liệu.

Vốn pháp định của doanh nghiệp 100% vôn đầu tư nước ngoài ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án đầu tư vào miền núi, vùng sâu, vùng xa, trồng rừng, dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn tỷ lệ vốn pháp định có thể thấp đến 20% vốn đầu tư, nhưng phải được cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư chấp thuận.

Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài không được giảm vốn pháp định, nhưng có quyền tăng vốn pháp định, vốn đầu tư. Việc tăng vốn pháp định, vốn đầu tư do doanh nghiệp quyết định và phải được cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư chuẩn y.

Đối với những dự án quan trọng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nhà đầu tư nước ngoài thỏa thuận chuyển nhượng vôn cho doanh nghiệp Việt Nam để sau đó chuyển thành doanh nghiệp liên doanh. Điều kiện, tỷ lệ và thdi gian chuyển nhượng vốn được ghi trong đơn xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

4. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài

4.1. Quyền của nhà đầu tư nước ngoài

–        Được đảm bảo an toàn về vốn và tài sản thuộc quyền sở hữu của mình;

–        Được chuyển lợi nhuận, tiền gốc và lãi của các khoản vay nước ngoài, vốn đầu tư, tiền và các tài sản khác thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình về nước hoặc ra nước khác;

–        Được thỏa thuận với bên hợp doanh, bên liên doanh Việt Nam vể việc chọn hình thức trọng tài, tòa án để giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình đầu tư;

–        Được hưởng các chế độ hải quan, nhập cảnh, cư trú, đi lại trong lãnh thổ Việt Nam theo quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyển của Việt Nam.

4.2. Nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài

–        Tuân thủ đúng Luật Đầu tư và pháp luật Việt Nam trong quá trình đầu tư ở Việt Nam;

–        Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã được quy định trong hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh, hợp đồng BOT, BTO, BT, Giấy chứng nhận đầu tư;

–        Nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nưốc ngoài. Khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, nhà đầu tư nưóc ngoài phải nộp thuế chuyển lợi nhuận. ,

Thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài được quy định như sau:

3% lợi nhuận chuyển ra nưốc ngoài đối với:

–        Người Việt Nam định cư ở nưốc ngoài đầu tư về Việt Nam;

–        Đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

–        Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn pháp định từ 10 triệu USD trở lên.

5% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn pháp định hoặc vốn để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh từ 5 triệu đến dưới 10 triệu USD khi đầu tư vào lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo.

7% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài nếu nhà đầu tư nưốc ngoài góp vốn pháp định hoặc vốn để hợp doanh từ dưới 5 triệu USD.

4.3. Quyển và nghĩa vụ của người nước ngoài làm việc trong các dự án có vốn dầu tư nước ngoài

Người nước ngoài làm việc trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng chế độ hải quan, nhập cảnh cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam, quyền thông tin liên lạc theo quy định của Pháp luật Việt Nam, được chuyển ra nước ngoài lương và các khoản thu nhập hợp pháp khác. Đồng thời những người này trong quá trình làm việc phải tôn trọng pháp luật Việt Nam, thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với các nhà đầu tư, nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thu nhập của Việt Nam.

5. Các bước thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Bước 1: Đăng ký chủ trương đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam đầu tư thực hiện dự án thì phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong một số trường hợp nhà đầu tư phải đăng ký chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ hoặc Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trường hợp quyết định chủ trương đầu tư Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:

  • Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

Hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
  • Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Trường hợp quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Trong trường hợp, dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài. Theo đó, trường hợp thành lập công ty có vốn 100% nước ngoài mà liên quan đến những vấn đề trên thì phải đăng kí chủ trương đầu tư với Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020.

Hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ gồm:

  • Các tài liệu giống như đăng kí chủ trương đầu tư của Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
  • Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
  • Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;
  • Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư.

Trường hợp quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội

  • Nhà máy điện hạt nhân;
  • Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
  • Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
  • Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác.

Hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội gồm:

  • Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
  • Đánh giá sơ bộ tác động tới môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trường;
  • Đánh giá tác động kinh tế, xã hội và hiệu quả của dự án;
  • Đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể (nếu có).

Bước 02: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài

Trong các trường hợp sau, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế sau:

  • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  • Có tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
  • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
  • Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau:
  • Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;
  • Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;
  • Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;
  • Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Cơ quan nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài tại cơ quan đăng ký đầu tư

  • Nếu công ty đặt trụ sở tại khu công nghiệp là Ban quản lý các khu công nghiệp.
  • Nếu công ty đặt trụ sở ngoài  khu công nghiệp là Phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.

Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài

  • Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ
  • Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 05 – 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

Bước 03: Thành lậ doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp.

Hồ sơ thành laạp công ty TNHH 100% vốn nước ngoài

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên;
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần 100% vốn nước ngoài

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (danh sách người đại diện theo ủy quyền nếu có);
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Cơ quan nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài

Cơ quan đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.

Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ

Bước 04: Đăng bố cáo thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Cơ quan thực hiện: Bộ phận đăng bố cáo của Cơ quan đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.

Bước 05: Khắc dấu của công ty 100% vốn nước ngoài

  • Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu tại một trong những đơn vị khắc dấu được cấp phép. Doanh nghiệp tự quyết định số lượng và hình thức con dấu trong phạm vi pháp luật cho phép.
  • Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì doanh nghiệp tự khắc con dấu, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty. Do dó, công ty 100% vốn nước ngoài cũng như công ty vốn Việt Nam không phải đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như trước đây. Đây cũng là một điểm rất mới của Luật Doanh nghiệp 2020 nhưng cũng là điểm lo ngại của nhiều doanh nghiệp trong vấn đề tự quản lý và sử dụng dấu của doanh nghiệp không có sự giám sát từ phía cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến con dấu.