Luật sư tư vấn:

Cảm ơn câu hỏi của anh. Thay mặt luật LVN Group, tôi xin giải đáp vấn đề như sau:

Trong trường hợp của anh, theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Đang trong thời kỳ hôn nhân mà muốn có tài sản riêng thì có thể yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chế độ tài sản theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành.

 

1. Tài sản và quyền sở hữu tài sản

Theo luật, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyến tài sản.

Tài sản được phần loại thành bất động sản và động sản.

Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Tài sản thường được xác định gắn liền với chủ sở hữu của nó. Vậy một người làm thế nào để trở thành chủ sở hữu của một tài sản nào đó và khi là chủ sở hữu thì người này được những quyền gì đối với tài sản của mình. Hay trường hợp khi tài sản được vợ chồng sở hữu thì việc quyết định tài sản chung này cũng có nhiều khác biệt so với tài sản thuộc từng cá nhân. Mặt khác mỗi loại tài sản có quy định riêng biệt về việc xác lập và sở hữu nó. Trong chương này, tác giả sẽ lần lượt trình bày các vấn đề quan trọng nhất về tài sản mà một người cần phải biết.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự thì quyền sở hữu là những quyền dân sự đối với tài sản và Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015 xác nhận:

“Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”.

Đây là những quyền dân sự cụ thể của chủ sở hữu, ba quyền năng trên hợp thành nội dung quyền sở hữu.

* Quyền chiếm hữu

Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Điều này được hiểu theo một cách đơn giản và thông thường nhất là sự nắm giữ, quản lý cũng như chi phối đối với một hay nhiều tài sản. Quyền chiếm hữu sẽ có hai loại đó là chiếm hữu ngay tình (chiếm hữu có căn cứ pháp luật) và việc chiếm hữu không ngay tình (chiếm hữu không có căn cứ pháp luật).

* Quyền sử dụng

Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền sử dụng là quyền trong việc khai thác công dụng, cũng như hưởng các hoa lợi, lợi tức của tài sản. Có thể hiểu một cách đơn giản, quyền sử dụng của chủ sở hữu tài sản là việc khai thác cũng như việc hưởng lợi ích từ khối tài sản khai thác được trong phạm vi pháp luật cho phép. Về nguyên tắc, chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

* Quyền định đoạt

Quyền định đoạt là một trong các quyền năng của chủ sở hữu để quyết định số phận của tài sản. Căn cứ theo Điều 192 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền định đoạt là quyền thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữ, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Chủ sở hữu tài sản thực hiện quyền định đoạt của mình trên hai phương diện: Thứ nhất, định đoạt về số phận thực tế của tài sản như tiêu dùng hết, hủy bỏ hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản; thứ hai, định đoạt về số phận pháp lý của tài sản là việc làm chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản từ người này sang người khác.

 

2. Tại sao phải xác lập quyển sở hữu tài sản ?

Theo quy định của pháp luật, quyền sở hữu bao gồm quyển chiếm hữu, quyển sử dụng và quyển định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Quyển chiếm hữu cho phép bạn nắm giữ, quản lý tài sản, ví dụ như bạn được quyển cất giữ, bảo quản chiếc xe máy của bạn tại nhà. Trong khi đó quyền sử dụng cho phép bạn khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, ví dụ như bạn được quyền sử dụng chiếc xe máy của bạn

để đi lại, chở người thần hoặc chạy xe ôm kiếm thêm thu nhập. Và cuối cùng quyền định đoạt cho phép bạn chuyển giao quyển sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó, ví dụ như bạn được quyển bán hoặc tặng cho chiếc xe máy đó cho người khác.

Một người chỉ được xem là chủ sở hữu của một tài sản nào đó nếu người này có được đủ ba quyến nêu trên thông qua việc xác lập quyển sở hữu tài sản. Trong cuộc sống thường ngày cũng có nhiều người được trao một, hai hoặc cả ba quyển trên nhưng không phải là chủ sở hữu của tài sản. Ví dụ, người trông giữ xe được chủ sở hữu gửi xe thì có quyền nắm giữ, quản lý chiếc xe đó trong thời gian trông giữ chiếc xe đó, bố mẹ có thể cho con cái mượn xe máy để đi làm, con có quyền quản lý và sử dụng chiếc xe này nhưng không có quyền định đoạt chiếc xe bằng cách bán cho người khác, nhưng cũng có trường hợp bố mẹ ủy quyền đầy đủ ba quyền nêu trên cho người con nhưng người con vẫn không phải là chủ sở hữu của chiếc xe này. Như vậy, việc có đủ ba quyển nêu trên đối với tài sản nhưng vẫn có thể chưa được công nhận là chủ sở hữu của tài sản. Bởi vì ngoài yếu tố được thực hiện các quyền đối với tài sản, pháp luật còn yêu cầu chúng ta phải thực hiện các thủ tục pháp lý với cơ quan quản lý Nhà nước.

 

3. Các căn cứ xác lập quyển sở hữu tài sản

Pháp luật đã liệt kê các trường hợp quyển sở hữu được xác lập đối với tài sản như dưới đây:

– Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

– Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyển khác;

– Thu từ hoa lợi, lợi tức;

– Tạo thành sản phẩm mới sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;

– Được thừa kế tài sản;

– Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấy, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên;

– Chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản; và

– Các trường hợp khác do luật quy định.

Như vậy, nếu bạn có được tài sản trong bất kỳ trường hợp nào trong 8 trường hợp nêu trên thì bạn sẽ trở thành chủ sở hữu của tài sản đó.

 

4. Thời điểm xác lập quyển sở hữu tài sản

Tùy thuộc vào loại tài sản mà cá nhân, tổ chức sẽ có các cách thức xác lập quyền sở hữu khác nhau. Có những tài sản, quyền sở hữu sẽ được xác lập kể từ khi tài sản được hình thành, tạo ra hoặc khi nhận chuyển nhượng; trong khi đó cũng có những tài sản, pháp luật yêu cẩu cá nhân, tổ chức sở hữu phải thực hiện một số thủ tục đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyển để được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của họ đối với các tài sản này. Theo Bộ luật Dân sự, quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản sẽ phải được đăng ký. Đối với các tài sản là động sản, quyền sở hữu, quyền khác đối với những loại tài sản này nhìn chung khồng phải đăng ký, trừ một số loại động sản đặc thù mà pháp luật quy định cần phải đăng ký như tàu bay, tàu biển, phương tiện đường thủy nội địa, tàu cá, phương tiện cơ giới đường bộ, V.V..

Hiện nay việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản tại Việt Nam chưa được pháp luật quy định tại một văn bản pháp luật chung, thống nhất mà vẫn còn quy định khá rải rác tại nhiều văn bản luật, văn bản dưới luật khác nhau. Chẳng hạn như để xác lập quyển sử dụng đối với tài sản đặc biệt là đất đai, các quy định về việc đăng ký quyền sử dụng đất tại Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai sẽ được áp dụng. Trong khi đó, để đãng ký quyển sở hữu đối với phương tiện cơ giới, luật giao thông vận tải và các văn bản hướng dẫn của văn bản luật này sẽ được áp dụng. Thực trạng này dẫn đến một tình huống là người dân sẽ gặp khó khăn trong việc tìm hiểu loại tài sản nào thì cần phải đăng ký với cơ quan Nhà nước để được công nhận quyển sở hữu còn loại tài sản nào thì không cần và nếu cần phải đăng ký thì thủ tục thực hiện ra sao.

Để bạn có thêm thông tin và thuận tiện trong việc thực hiện các công việc này, tác giả trình bày các thủ tục xác lập quyền sở hữu đối với một số loại tài sản mà bạn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày và các vấn đề pháp lý có liên quan đối với các quyển này tại các phần dưới đây.

 

5. Vợ chồng có nên xác lập tài sản riêng không?

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, các tài sản của vợ, chồng được xác lập trong thời kỳ hôn nhân sẽ được xác định là tài sản chung của vợ, chồng, trừ các tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được chia riêng cho vợ, chồng, tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và các tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chổng. Do đó, nếu tài sản mà vợ, chổng muốn xác định là tài sản riêng không thuộc một trong các loại tài sản được pháp luật mặc định là tài sản riêng được nêu ở trên, các bên phải thực hiện các thủ tục xác lập tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định để được pháp luật công nhận quyền sở hữu riêng của mỗi người đối với các loại tài sản này.

Việc xác lập tài sản riêng của vợ, chổng trong thời kỳ hôn nhân có thể được thực hiện thông qua một trong hai hình thức sau: chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; hoặc thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ, chồng.

 

5.1. Tại sao nên thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ, chồng trước hôn nhân?

Như tên gọi của nó, Thỏa thuận vể chế độ tài sản của vợ chồng là thỏa thuận giữa vợ chồng về những vấn để có liên quan đến việc phân chia, định đoạt tài sản riêng và tài sản chung của vợ chổng trong thời kỳ hôn nhân. Thỏa thuận này cũng thường được gọi là “Hợp đồng hôn nhân”. Vậy tại sao nên thỏa thuận chê độ tài sản của vợ chồng trong hôn nhân?

– Thứ nhất: Thỏa thuận vể chế độ tài sản của vợ chồng góp phần đảm bảo vợ, chồng có quyền tự định đoạt tài sản riêng của mình. Đồng thời, điều này còn cho phép vợ chồng có thể tự bảo toàn khối tài sản riêng của mình, giảm hoặc tránh được những xung đột, tranh chấp về tài sản sau khi ly hôn. Quyền tài sản của vợ chồng là quyền gắn với nhân thân vợ chồng vì vậy cần phải để cho chính họ cùng nhau thỏa thuận, quyết định lựa chọn một hình thức thực hiên hợp lý, có lợi nhất cho bản thân và gia đình.

Trên thực tế, bạn ắt hẳn có thể biết đến rất nhiều ví dụ xung quanh về những gia đình mà vợ chồng bất hòa do một người (vợ hoặc chồng) sử dụng tài sản chung của gia đình vào những mục đích mà người còn lại không đổng ý. Chẳng hạn như người chồng sử dụng tiền bạc, tài sản để giúp đỡ người quen trong khi người vợ thì lại muốn để dành tiền cho việc chăm lo con cái và gia đình. Đây chỉ là một ví dụ trong số rất nhiều trường hợp mà bạn hoàn toàn có thể bắt gặp trong cuộc sống.

– Thứ hai: Thỏa thuận vể chế độ tài sản của vợ chồng sẽ làm giảm rủi ro về kinh tế cho gia đình khi tham gia các hoạt động kinh doanh. Vì, trong hoạt động kinh doanh chứa đựng khá nhiều rủi ro, Khi việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính một cách riêng biệt sẽ làm hạn chế ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình.

– Thứ ba: Việc đưa ra thỏa thuận vể chế độ tài sản của vợ chồng trong hôn nhân sẽ làm giảm thời gian và tiền bạc khi làm thủ tục ly hôn theo luật định. Vì, việc thỏa thuận về tài sản đã được xác lập trước đó. Khi ly hôn việc phân chia tài sản chỉ việc chiếu theo thỏa thuận trước đó.

 

5.2. Tại sao phải thực hiện phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân?

Thứ nhất: Như tên gọi của thủ tục này, đây là thủ tục giúp cho vợ, chồng phân chia rõ ràng các tài sản chung nào trong thời kỳ hôn nhân sẽ thuộc sở hữu riêng của mỗi người sau khi hoàn tất việc phân chia. Vợ, chồng có thể thỏa thuận để chỉ phần chia một phẩn tài sản chung hoặc phân chia toàn bộ các tài sản chung, hoặc thậm chí ghi nhận sự công nhận của một bên đối với tài sản riêng đã có sẵn trước đầy của bên còn lại nhằm tránh tranh chấp vể sau. Trong trường hợp sau này vợ, chồng quyết định ly hôn với nhau, văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ được Tòa án sử dụng để làm căn cứ phần chia tài sản của vợ, chồng như đã thỏa thuận.

Thông thường thì các cặp vợ, chồng sống với nhau sẽ ít khi phát sinh nhu cầu phải phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Với văn hóa trọng tình cảm hơn vật chất của người Việt Nam, việc đề cập đến phân chia tài sản chung sẽ dễ khiến bên còn lại hiểu lầm về việc người vợ/chồng đang có vấn đề về tình cảm và mối quan hệ hôn nhân có thể vì vậy mà bị ảnh hưởng.

Thứ hai: Trong một số trường hợp, một bên vợ hoặc chồng có thể buộc phải yêu cầu phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích bảo quản tài sản cho gia đình chẳng hạn (trong trường hợp bên còn lại đang phá tán tài sản của gia đình).

Ví dụ: Chồng chị A là anh B có thói đam mê cờ bạc và cá độ bóng đá. Sau nhiều lần khuyên nhủ, anh B không nghe lời, tài sản củ gia đình ngày một vơi đi. Khi ấy, vì mục đích đảm bảo việc chăm sóc con cái và gia đình hai bên. Chị A quyết định yêu cầu Tòa án phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân.

Thứ ba: Ngoài ra, đối với một số cặp vợ chồng trẻ thường tiếp xúc với văn hóa phương Tây có tư tưởng thoáng hơn, thì việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cũng có thể dễ dàng chấp nhận hơn. Việc phân chia tài sản như vậy sẽ buộc hai bên phải có trách nhiệm hơn với tài sản của mình, tránh việc thu nhập ỉ lại vào một người. Từ đó, nâng cao sự bình đẳng giữ vợ và chồng trong gia đình.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân – Công ty luật LVN Group