1. Mở đầu vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ và EFTA

Trong Công ước EFTA 1960, không có điều khoản liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên trong Điều 12, sự cần thiết bảo hộ “sở hữu công nghiệp và bản quyền” là một trong những ngoại lệ của việc cấm chung về giới hạn xuất nhập khẩu theo định lượng nêu trong Điều 10 và 11 của Công ước, nếu những biện pháp như vậy “không được sử dụng như là những phương tiện để phân biệt đối xử một cách độc đoán và không biện minh được giữa câc Nhà nước Thành viên hoặc như là một sự hạn chế trá hình đối với thương mại giữa các Nhà nước Thành viên”. Tuy vậy không có luật nào được triển khai để xác định khi nào những biện pháp về quyền sở hữu trí tuệ như thế có thể được xem là những hạn chế trá hình đới với thương mại của các Nhà nước Thành viên.

  

2. Đôi nét về Hiệp định EFTA

Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (European Free Trade Association – EFTA) được thành lập ngày 3.5.1960 như một khối mậu dịch khác cho các nước châu Âu, do không đủ khả năng hoặc chọn không gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) thời đó (nay là Liên minh châu Âu (EU)).

Hiệp ước EFTA được ký ngày 4.1.1960 tại Stockholm bởi 7 nước bên ngoài (Cộng đồng kinh tế châu Âu thời đó). Ngày nay chỉ còn Iceland, Na Uy, Thụy Sĩ và Liechtenstein vẫn còn là hội viên của EFTA (trong đó Na Uy và Thụy Sĩ là các hội viên sáng lập). Sau đó Hiệp ước Stockholm được thay thế bằng Hiệp ước Vaduz.

Hiệp ước này cho phép tự do hóa việc buôn bán trong các nước hội viên. Ba nước hội viên EFTA là thành phần của Thị trường chung Liên minh châu Âu thông qua Thỏa ước về Khu vực kinh tế châu Âu (EEA), có hiệu lực từ năm 1994. Nước hội viên thứ tư của EFTA – Thụy Sĩ – chọn ký kết một thỏa ước song phương với Liên minh châu Âu. Ngoài ra, các nước EFTA cũng ký chung các thỏa hiệp mậu dịch tự do với nhiều nước khác.

Năm 1999 Thụy Sĩ ký một bộ thỏa hiệp song phương với Liên minh châu Âu bao trùm nhiều lãnh vực, trong đó có sự phá bỏ các hàng rào cản trở buôn bán như việc di chuyển nhân công cùng vận tải hàng hóa và kỹ thuật giữa đôi bên. Sự tiến triển này thúc đẩy các nước EFTA hiện đại hóa Hiệp ước của mình để bảo đảm là sẽ tiếp tục tạo ra một khuôn khổ đầy thành công cho việc mở rộng và tự do hóa việc buôn bán trong các nước hội viên và với thế giới. Các nước hội viên sáng lập EFTA là Áo, Đan Mạch, Na Uy, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh. Trong thập niên 1960 các nước này thường được ám chỉ là 7 nước bên ngoài, đối lập với 6 nước bên trong của Cộng đồng kinh tế châu Âu thời đó. Phần Lan trở thành hội viên hợp tác năm 1961 (trở thành hội viên hoàn toàn năm 1986), và Iceland gia nhập năm 1970. Vương quốc Anh và Đan Mạch gia nhập Cộng đồng châu Âu năm 1973 (cùng với Ireland), và vì thế không còn là hội viên của EFTA. Bồ Đào Nha cũng lìa bỏ EFTA để gia nhập Cộng đồng châu Âu năm 1986. Liechtenstein gia nhập EFTA năm 1991 (trước đây quyền lợi của nước này trong EFTA được Thụy Sĩ đại diện). Cuối cùng, Áo, Thụy Điển và Phần Lan cũng gia nhập Liên minh châu Âu năm 1995 và vì thế ngưng chức hội viên của EFTA.

EFTA được điều hành bởi Hội đồng EFTA và do Nha thư ký EFTA thi hành. Ngoài ra, liên quan với Thỏa ước Khu vực kinh tế châu Âu năm 1992, có 2 tổ chức khác của EFTA, đã được thành lập: Cơ quan giám sát EFTA và Tòa án EFTA.

 

3. Các Hiệp định thương mại Tự do (FTAs) giữa EFTA – EC và việc hết quyền

Các FTA giữa EFTA và EC năm 1972 không bao gồm bất cứ điều khoản nào về quyền sở hữu trí tuệ, nhưng Điều 13 và 20 có nêu các khoản về thực tế tương tự như các Điều 30 và 36 của Hiệp ước Roma. Trong trường họp Toà Liên bang Thuy Sĩ năm 1979 quyết định rằng, không được phép nhập khẩu song hành một sản phẩm thương hiệu từ Đức, tức là không có việc hết quyền ở khu vực. Toà đi đến kết luận ấy, chủ yếu vì sự khác nhau về chất lượng của những sản phẩm liên quan, song cũng bình luận về việc thiếu hiệu lực trực tiếp của Điều 13 của FTAs và thực tế là FTAs chỉ đon giản là cấc hiệp định thương mại áp dụng cho các Nhà nước liên quan, chứ không áp dụng cho cấc công dân. Toà án Tối cao của Áo kết luận rằng việc nhập khẩu song hành đĩa ghi âm có bảo hộ bản quyền từ Đức vào Áo không được phép thực hiện theo FTAs. Toà ECJ sau đó cũng đi đến kết luận tương tự đói với trường họp Polydor năm 1982.

Ví dụ:

Hoàn cảnh nêu trong trường họp Polydor liên quan tới hai thương nhân Anh nhập khẩu đĩa ghi âm từ Bồ Đào Nha rồi đem bán ở Vương quốc Anh mà không có sự đồng ỷ của chủ sở hữu bản quyền hay người có phép độc quyền tại Anh. Các đĩa ghi âm được các công ty có liên quan đến giấy phép độc quyền về bản quyền tại Anh chế tạo và phân phôi tại Bồ Đào Nha. Toà ECJ kết luận rằng mặc dù có cảo khoản của FTA nêu trong Điều 13 và 20 trên thực tế tương tự như những Điều 30 và 36 của Hiệp ước Rôm, thì việc xem xét giống như vậy cũng không được áp dụng để diễn giải chúng như là các FTA không có cùng một mục đích như Hiệp ước Roma.

Vậy Hiệp ước Roma được hình thành như thế nào? Ta sẽ cùng tìm hiểu ở mục dưới đây. 

 

4. Đôi nét về Hiệp ước Roma 

Hiệp ước Roma là 2 hiệp ước của Liên minh châu Âu được 6 nước Pháp, Tây Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg ký kết ngày 25.3.1957 tại Roma, Ý. Hiệp ước thứ nhất thiết lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) va hiệp ước thứ hai thiết lập Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (EAEC hoặc Euratom). Đây là các tổ chức quốc tế đầu tiên dựa trên chủ nghĩa siêu quốc gia, sau Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC) được thành lập trước đó ít năm.

Các hiệp ước này có hiệu lực từ ngày 1/1/1958. Hiệp ước Cộng đồng Kinh tế châu Âu đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần (xem Các hiệp ước của Liên minh châu Âu); Từ “Hiệp ước thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu”, hiệp ước này được đặt tên lại là Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu. Tuy nhiên, hiệp ước Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu chỉ được sửa đổi rất ít, do e ngại các cử tri của các nước thành viên sẽ phản đối năng lượng nguyên tử. 

Về lịch sử hình thành Hiệp ước Roma:

Vào năm 1951, Hiệp ước Paris được ký kết, lập ra Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC). Đây là một cộng đồng quốc tế dựa trên chủ nghĩa siêu quốc gia và luật quốc tế, nhằm giúp kinh tế châu Âu và ngăn ngừa chiến tranh trong tương lai, bằng việc hội nhập các nước thành viên với nhau. Trong mục tiêu thiết lập một Liên bang châu Âu, 2 cộng đồng khác đã được đề nghị thành lập: Cộng đồng Phòng vệ châu Âu (European Defence Community, EDC) và Cộng đồng chính trị châu Âu (European Political Community, EPC). Trong khi Hiệp ước về 2 Cộng đồng sau chót được Phòng Nghị viện của Cộng đồng Than Thép soạn thảo, thì Quốc hội Pháp đã bác bỏ dự án Cộng đồng Phòng vệ châu Âu (EDC). Chủ tịch Ủy ban châu Âu thời đó Jean Monnet – một nhân vật lãnh đạo đàng sau các cộng đồng – đã từ chức để phản đối (Quốc hội Pháp) và bắt đầu làm các dự án về các cộng đồng khác, dựa trên việc hội nhập kinh tế hơn hội nhập chính trị.

Do kết quả của các cuộc khủng hoảng năng lượng, Hội đồng lập pháp chung đề nghị mở rộng quyền của Cộng đồng Than Thép để bao trùm các nguồn năng lượng khác. Tuy nhiên, Jean Monnet muốn có một cộng đồng riêng biệt chuyên về năng lượng nguyên tử, và Louis Armand được trao cho nhiệm vụ nghiên cứu các triển vọng sử dụng năng lượng hạt nhân ở châu Âu. Báo cáo của Armand kết luận là việc phát triển năng lượng hạt nhân là cần thiết, để bù vào sự thiếu hụt do khai thác cạn kiệt các mỏ than, và để giảm bớt phụ thuộc vào các nước sản xuất dầu. Tuy nhiên, 3 nước trong khối Benelux và Tây Đức cũng còn quan tâm tới việc thiết lập một thị trường chung, nhưng Pháp phản đối vì chính sách bảo hộ nền công nghiệp trong nước của mình. Jean Monnet cho rằng đây là nhiệm vụ quá lớn và khó khăn. Cuối cùng, Monnet đề nghị thành lập 2 cộng đồng riêng rẽ, nhằm làm hài lòng các lợi ích của mọi bên. Theo kết quả của Hội nghị Messina (Ý) năm 1955, Paul-Henri Spaak được bổ nhiệm làm chủ tịch một ủy ban chuẩn bị (Ủy ban Spaak) để chuẩn bị một báo cáo về việc lập một thị trường chung châu Âu.

Kết quả của hội nghị liên chính phủ về Thị trường chung và Cộng đồng Năng lượng nguyên tử tại Lâu đài Val Duchesse (Bỉ) năm 1956 là các cộng đồng mới cùng có một Hội đồng lập pháp chung, cũng như Tòa án Cộng đồng châu Âu chung với Cộng đồng Than Thép.

Nhưng 2 cộng đồng sau không chung Hội đồng Chức trách cấp cao với Cộng đồng Than Thép. Các Cơ quan chức trách cấp cao của 2 cộng đồng mới sẽ được gọi là các Ủy ban châu Âu, do việc giảm bới quyền hành của các cơ quan này. Pháp miễn cưỡng đồng ý, và do đó các Ủy ban mới chỉ có các quyền căn bản, và các quyết định quan trọng phải được sự chấp thuận của Hội đồng, bây giờ quyết định bằng bỏ phiếu theo đa số. Cộng đồng Năng lượng nguyên tử nhắm khuyến khích việc hợp tác trong lãnh vực năng lượng hạt nhân, thời đó rất được ưa chuộng, và Cộng đồng Kinh tế nhằm thiết lập một liên minh thuế quan đầy đủ giữa các nước thành viên.

Chính Hội nghị đưa đến việc ký kết Các hiệp ước Roma ngày 25.3.1957 tại Palazzo dei Conservatori trên đồi Capitoline ở Roma (Ý). Tháng 3 năm 2007, chương trình Today của đài phát thanh BBC thuật lại là các sự trì hoãn trong việc in hiệp ước có nghĩa là tài liệu được ký bởi các nhà lãnh đạo châu Âu như Hiệp ước Roma gồm có các trang bỏ trống giữa trang đầu và trang dành cho các chữ ký.

 

5. Bàn về Sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp 

Các đối tượng sở hữu công nghiệp được đề cập trong Hiệp định như sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, thông tin bí mật, giống cây trồng về cơ bản thụ hưởng tiêu chuẩn bảo hộ như đã được đề cập tại Hiệp định TRIPS và Công ước quốc tế về giống cây trồng (Công ước UPOV). Đáng chú ý là trong Hiệp định EVFTA, vấn đề tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được đặc biệt chú trọng.
Một điểm mới liên quan đến sáng chế ở Hiệp định này, đó là việc các bên phải có cơ chế cho phép “bù đắp” cho các trường hợp mà thời gian bảo hộ sáng chế của một dược phẩm bị rút ngắn do chậm trễ trong thủ tục cấp phép lưu hành thị trường. Mặc dù không ràng buộc về cách thức bù đắp, nhưng việc phải có cơ chế bù đắp cũng là một biện pháp nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm cho thời gian và phí tổn đầu tư tài chính của mình.
Hay như về nhãn hiệu, các quy định liên quan đến công khai cơ sở dữ liệu về đơn đăng ký và nhãn hiệu được bảo hộ cho công chúng dễ dàng tiếp cận cũng là những động thái tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong việc theo dõi tình trạng bảo hộ quyền của mình cũng như có những hành động kịp thời trong việc ngăn chặn các nhãn hiệu có tiềm năng xâm phạm nếu được cấp hoặc được sử dụng trên thị trường. 
Về kiểu dáng công nghiệp, cam kết gia nhập Thỏa ước La Hay sẽ giúp các doanh nghiệp có thể đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp qua một hệ thống đơn giản và nhanh chóng tương tự như hệ thống áp dụng cho nhãn hiệu (hệ thống Madrid) hay sáng chế (hệ thống PCT). Bên cạnh đó, Hiệp định cũng xác định rõ về việc một sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp hoàn toàn có đủ khả năng được bảo hộ cả dưới dạng kiểu dáng công nghiệp lẫn dưới dạng quyền tác giả đối với tác phẩm. Nói cách khác, một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ theo cả hai hình thức sẽ không chỉ giới hạn ở thời hạn bảo hộ 15 năm (áp dụng đối với kiểu dáng công nghiệp) mà có thể kéo dài tới hết cuộc đời tác giả cộng thêm 75 năm sau khi tác giả mất (áp dụng đối với kiểu dáng công nghiệp là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng), tất nhiên là mức độ và phạm vi bảo hộ của hai hình thức sẽ có những điểm khác nhau theo pháp luật quốc gia.
 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).