Luật sư tư vấn:
Cảm ơn Bạn, với mỗi một tổ chức, cá nhân hoặc doanh nghiệp căn cứ vào nhu cầu thế mạnh của mình để thực hiện việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ của mình. Không có một công thức nào áp dụng chung cho mọi trường hợp nhưng có một số lĩnh vực thường được bảo hộ vì nó có thể xảy ra nhiều tranh chấp, hệ lụy trước mắt mà chúng tôi khuyến khích cần đăng ký ngay lập thức sau khi sáng tạo ra các sản phẩm trí tuệ, cụ thể:
1. Đăng ký phần mềm máy tính
Phần mềm của máy tính là đối tượng của quyền tác giả mà hầu hết pháp luật của các nước trên thế giới quy định bảo hộ. Tương tự như vậy, quan điểm pháp luật của nhiều quốc gia trước đây coi phần mềm máy tính không phải là đối tượng được cấp bằng sáng chế. Hơn nữa, quan điểm của một số quổc gia còn coi phần mềm máy tính nên được bảo hộ theo cơ chế nhãn hiệu hàng hóa. Theo họ, khi một người sao chụp một đĩa CD thì người đó đồng thời cũng sao chụp nhãn hiệu hàng hóa của bản chính gắn trên đĩa, do vậy khi chủ sở hữu của đĩa CD phát hiện việc sao chụp lậu để có cơ sở khởi kiện.
Do nhu cầu của chuyển giao công nghệ và nhằm bảo vệ chủ sở hữu các sản phẩm trí tuệ, Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số nước châu Âu đang có chiều hướng coi phần mềm máy tính như một sáng chế.
2. Tên địa chỉ trên mạng internet
Một lĩnh vực rất đặc biệt là tên địa chỉ trên mạng Internet do phần Đô-mên-nen có vai trò đặc định hóa một máy tính do không thể có hai địa chỉ trùng lặp với nhau trên mạng Internet. Đặc biệt khi một hãng, một công ty ghi tên nhãn hiệu hàng hóa của mình trên mạng Internet thì không thể có công ty thứ hai ghi cùng tên hàng hóa đó trên mạng này. Vì nhãn hiệu hàng hóa có có yếu tố xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý của nhà sản xuất thuộc quốc gia xác định được. Hiện nay các thành viên của Tổ chức WIPO đang bàn về tên chỉ dẫn trên Internet với nhãn hiệu hàng hóa của một công ty, một quốc gia cần phải kết hợp như thế nào để tìm cơ chế bảo hộ cho phù hợp.
3. Quy định về công nghệ sinh học
Một công nghệ sinh học có nên bảo hộ như một sáng chế không? Quan điểm pháp luật của nhiều quốc gia cũng rất khác nhau. Theo Hiệp định TRIPS của Tổ chức WIPO thi các quyền đối với các giống thực vật mới còn có nhiều quan điểm khác nhau giữa các quốc gia. Sáng chế công nghệ sinh học do thực tế kỹ thuật về gen ngày càng trở nên quan trọng đối với nông nghiệp và điều trị bệnh tật. về mặt lịch sử thì khả năng bảo hộ các vật thể sống theo một khía cạnh pháp lý riêng liên quan đến khả năng bảo hộ các giống thực vật. Mới đầu, vấn đề sinh học được xem như những phát hiện chỉ liên quan đến cơ thể và vật thể sống mà không phải là sự sáng tạo nào (trừ trường hợp các loại vi sinh được sử dụng trong quá trình lên men và kháng sinh). Nhưng vào năm 1969, Tòa án tối cao của Cộng hòa Liên bang Đức đã ra quyết định rằng kỹ thuật gây giống động vật có khả năng được bảo hộ, với điều kiện kỹ thuật đó có khả năng lặp đi lặp lại ổn định. Ngược lại, tại Hoa Kỳ các tòa án đã cương quyết bác bỏ những yêu cầu bảo hộ giống động vật mà chỉ công nhận các vi khuẩn được tạo ra bằng phương pháp kỹ thuật gen có khả năng phá vỡ các thành phần của dầu thô thì có thể được bảo hộ. Như vậy, tiêu chuẩn được bảo hộ không phải là sáng chế hên quan đến sinh vật hoặc không sinh vật mà là các giải pháp có tính mới, tính sáng tạo phải do con người tạo ra.
Việc bảo hộ giống cây trồng mới trên thế giới không phải là vấn đề mới mẻ mà đã được nhiều quốc gia quan tầm từ những năm 70 của thế kỷ XX. Việc bảo hộ giống cây trồng đã được Hiệp hội quỗc tế bảo vệ giống cây trồng mới (UPOV) quy định trong các văn kiện của Hiệp hội rất chi tiết. Theo các văn kiện năm 1978 và năm 1991 của UPOV thì một giống cây trồng mới được bảo hộ phải hội đủ 5 điều kiện sau đây:
+ Tính khác biệt (Distinctness) là giống mới tạo thành phải phân biệt được với các giống đã được biết và đã phổ biến ít nhất là một tính trạng đặc trưng;
+ Tính đồng nhất (Uniformity), các cây thuộc cùng giống đó cơ bản là đồng nhất về tính trạng đặc trưng, ngoại trừ sự biến dị có thể xảy ra;
+ Tính ổn định (Stability), các tính đặc trưng của tính trạng không thay đổi qua các thế hệ hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống;
+ Tính mới về thương mại (Commercial Novelty) là giống mới chưa được bán với sự đồng ý của tác giả trước thời điểm nộp đơn một khoảng thời gian nhất định;
+ Tên gọi thích hợp (Appropriate Denomination), tên gọi của giống mới không được trùng lặp với tên gọi của một giống khác thuộc cùng một loài cây.
Năm điều kiện trên là bắt buộc đối với các nước thành viên của Công ước UPOV và các điều kiện khác ngoài năm điều kiện bị loại trừ.
Về giống cây trồng mới, Hiệp định TRIPS quy định cho phép ba sự lựa chọn để bảo hộ:
– Bảo hộ bằng patent;
– Bảo hộ bằng một hệ thống riêng hữu hiệu;
– Bảo hộ bằng một hình thức kết hợp giữa bảo hộ bằng patent và bảo hộ bằng hệ thống riêng hữu hiệu.
Tuy nhiên, việc bảo hộ giống cây trồng mới là sáng chế cho đến thời điểm hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau giữa các trường phái luật học chủ yếu trên thế giới về lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Đối với các nước châu Âu, phần dân cư theo Công giáo, một trong những lý do tế nhị là đối với động vật và thực vật mà xét cấp bằng sáng chế là không chính đáng. Nhưng họ lại có quan điểm là đối với động vật và thực vật có thể xét cấp bằng sáng chế cho một con giống mới tạo thành đó mà thôi, còn đối với cả một chủng loại động vật, thực vật thì không nên cấp văn bằng sáng chế. Nhưng lý do phủ định và trả lời cầu hỏi tại sao thì các nước có quan điểm như vậy đã không giải thích, làm rõ về mặt pháp lý.
Đối với những nước đang phát triển: Những nước đang phát triển thì đề nhất trí rằng đối với động vật và thực vật không nên cấp bằng sáng chế. Quan điểm của họ về việc bảo hộ đối với giống cây trồng mới bằng việc cấp bằng sáng chế là không nên.
Đối với Việt Nam: Việt Nam là nước tuân theo nguyên tắc của UPOV và quy định về bảo hộ giống cây trồng trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009, Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ số 07/VBHN-VPQH năm 2019.
4. Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
Hiện nay, trên thế giới có hai hệ thống pháp luật quy định chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa:
+ Hệ thống thứ nhất là hệ thống sử dụng trước;
+ Hệ thống thứ hai là hệ thống đăng ký trước;
+ Hệ thống sử dụng trước quy định bất kỳ ai sử dụng nhãn hiệu hàng hóa ở một nước thì đều có quyền đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở nước đó;
+ Còn hệ thống đăng ký trước quy định bất kỳ ai có yêu cầu đầu tiên đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở một nước thì đều được quyền đăng ký.
Cả hai hệ thống trên đều được Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) cho phép. Đối với nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ, Hiệp định TRIPS quy định các loại dấu hiệu phải có khả năng được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu hàng hóa hoặc nhãn hiệu dịch vụ và quy định các quyền tối thiểu phải dành cho chủ sở hữu các nhãn hiệu đó. Các nhãn hiệu đã trở nên nổi tiếng tại một nước nào đó phải được bảo hộ ở mức cao hơn. Ngoài ra, Hiệp định trên cũng quy định một số nghĩa vụ đối với việc sô dụng nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ, thời hạn bảo hộ nhãn hiệu và việc cấp li xăng hoặc chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu. Điều 15 của Hiệp định TRIPS quy định:
“Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc địch vụ của một doanh nghiệp khác, đêu có thể làm nhãn hiệu hàng hóa. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp các màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa…”.
Ngoài các yếu tố trên, pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ của các nước đều quy định một nhãn hiệu hàng hóa có các yếu tố tương tự.
Một điều đặc biệt là ở Australia và ở Hoa Kỳ còn có cơ chế bảo hộ ầm thanh và mùi vị. Nếu mùi vị và ầm thanh đó có thể phân biệt được thì chúng được đăng ký, được bảo hộ. Hơn nữa, nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký ngay cả khi chúng không sẵn có tính phân biệt, với điều kiện là nhãn hiệu hàng hóa đó đã được đặc định hóa thông qua sử dụng.
Nghiên cứu về quyền sở hữu trí tuệ trong một số trường phái luật học chủ yếu trên thế giới (do các nước trên thế giới có những mức độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có những đặc thù riêng, độc đáo, cá biệt) nhằm làm nổi bật tính hiện đại của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Qua đó để thấy được những điểm tương đồng và những điểm không còn phù hợp với những quy định của các công ước và hiệp định quốc tế mà Việt Nam đang là thành viên, sẽ là thành viên để có cơ sở sửa đổi, bố sung những quy định pháp luật thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ để phù hợp nhằm phục vụ công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Trong phần này, chúng tôi nghiên cứu những quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ trong một số trường phái luật học chủ yếu trên thế giới và việc nghiên cứu này chủ yếu dựa trên hệ thống pháp luật của Australia, Hoa Kỳ, các nước châu Âu, Nhật Bản để đối chứng, so sánh giữa hai hệ thống pháp luật khác nhau về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Một bên là Australia, Hoa Kỳ với một bên là các nước châu Âu và Nhật Bản. Qua nghiên cứu nhằm làm rõ bản chất pháp luật của hai trường phái thuộc hai hệ thống pháp luật khác nhau: Hệ thống pháp luật theo án lệ và hệ thống pháp luật dân sự để thấy rõ sự vận động của sở hữu trí tuệ diễn ra không những theo các quy luật đặc biệt mà còn theo quan điểm của mỗi trường phái luật học về nó. Nghiên cứu quyền sở hữu trí tuệ nhằm mục đích tìm hiểu đầy đủ tính phức tạp giữa các ranh giới của các quan điểm và giữa các ngành khoa học đang diễn ra từng ngày trên thế giới. Qua đó nhận thấy pháp luật của nước ta về lĩnh vực này cần phải nắm bắt kịp thời những thông tin, kinh nghiệm trong việc bảo hộ các sản phẩm trí tuệ để có cơ sở bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của chủ Bằng bảo hộ, của tác giả, của chủ sở hữu tác phẩm trong quan hệ về quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Qua đó khẳng định vị trí của Việt Nam về lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với các nước trong khu vực và toàn thế giới nhằm mở rộng quan hệ kinh tế và thương mại trong đó có quan hệ sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vự sở hữu trí tuệ bạn có thể sử dụng: Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật qua email hay Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi: 1900.0191, hoặc có thể Đặt lịch để gặp Luật sư của LVN Group tư vấn trực tiếp tại văn phòng. Đội ngũ Luật sư của LVN Group của Công ty luật LVN Group luôn sẵn sàng phục vụ bạn./.