Quyền tác giả và giải quyết xung đột pháp luật về quyền tác giả trong tư pháp quốc tế

Quyền tác giả là một trong các lĩnh vực dân sự thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Việc xung đột pháp luật trong việc điều chỉnh quan hệ này cũng là điều không khó tránh khỏi. Vậy pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước sẽ giải quyết tính trạng xung đột này như thế nào ?

1. Quyền tác giả là gì ?

Quyền tác giả là một nhóm của quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm những quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với các tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật và các quyền đó được nhà nước bảo hộ cho một thời hạn nhất định. Quyền tác giả hay tác quyền là các quyền năng mà pháp luật quy định cho tác giả và bảo hộ đối với tác phẩm mà họ tạo ra. Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa cũng còn được gọi là tác phẩm ví dụ như các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các chương trình truyền thanh. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm này. 

Theo quy định tại Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Đặc điểm chung của quyền tác giả:

– Quyền tác giả dễ bị xâm phạm: nguyên nhân của điều này là do đối tượng của quyền tác giả mang tính phi vật thể do vậy tạo ra khả năng để khai thác phổ biến rộng rãi sau khi được bộ lộ ra dưới một hình thức nhất định trong phạm vi nhiều nước khác nhau. Ví dụ, một bài hát hoặc một bài thơ, chỉ cần biết đọc, biết viết thì ai cũng có thể chép thành nhiều bản.

– Quyền tác giả mang tính chất lãnh thổ: Quyền tác giả phát sinh trên lãnh thổ nước nào thì chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ nước đó mà thôi và không có hiệu lực ngoài lãnh thổ nếu không có các điều ước quốc tế được ký kết giữa các quốc gia. Trong phạm vi lãnh thổ quốc gia quyền tác giả được điều chỉnh và bảo hộ bằng pháp luật của chính quốc gia đó: đối tượng bảo hộ, thời gian bảo hộ, các quyền tài sản, quyền nhân thân…vv.

–  Một số nội dung của quyền tác giả mang tính thời hạn: Cụ thể, các nhóm quyền như quyền Quyền đặt tên cho tác phẩm; Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả được bảo hộ vô thời hạn nhưng những quyền còn lại chỉ được bảo hộ trong một thời gian nhất định ví dụ: Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.

2. Nội dung quyền tài sản theo quy định pháp luật Việt Nam

Nội dung của quyền tác giả, theo quy định tại Điều 18, Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tài sản và quyền nhân thân.

Quyền nhân thân theo quy định tại Điều 19 bao gồm nhóm quyền sau: 

– Quyền đặt tên cho tác phẩm.

– Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.

– Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.

– Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Từ quy định trên, có thể rút ra đặc điểm về quyền nhân thân như sau: Quyền nhân thân gồm hai loại là Quyền nhân thân có thể chuyển giao (Quyền cho người khác công bố tác phẩm – khoản 3 Điều 19) và Quyền nhân thân gắn liền với tác giả không thể chuyển giao (các quyền nhân thân còn lại – khoản 1, 2, 4 Điều 19). Và trong số các nhóm quyền nhân thân không thể chuyển giao thì quan trọng nhất là Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Và đây cũng là quyền bị xâm phạm nhiều nhất.

Quyền tài sản theo quy định tại Điều 20 bao gồm:

– Quyền làm tác phẩm phái sinh;

– Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

– Quyền sao chép tác phẩm;

– Quyền được phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

– Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

– Các quyền về tài sản nói trên do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định kể trên và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

3. Khái niệm quyền tác giả trong tư pháp quốc tế

Quyền tác giả trong tư pháp quốc tế cũng có khái niệm tương tự với khái niệm quyền tác giả theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ tức là đây cũng một nhóm của quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm những quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với các tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật và các quyền đó được nhà nước bảo hộ cho một thời hạn nhất định. Quyền tác giả hay tác quyền là các quyền năng mà pháp luật quy định cho tác giả và bảo hộ đối với tác phẩm mà họ tạo ra nhưng trong tư pháp quốc tế, quyền tác giả mang đặc trưng là có thêm yếu tố nước ngoài.

Yếu tố nước ngoài trong quan hệ về quyền tác giải có thể được thể hiện qua ba trường hợp sau:

– Chủ thể: phải có ít nhất một bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài.

– Khách thể tồn tại ở nước ngoài. Ví dụ: Tác giả A là công dân Việt Nam kí hợp đồng xuất bản tác phẩm với một nhà xuất bản nước ngoài B về việc cho phép nhà xuất bản B đó xuất bản tác phẩm thuộc quyền sở hữu của công dân A ở nước ngoài. Khi đó, các lợi ích về quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả mà công dân Việt Nam hướng tới đang ở nước ngoài – nước mà nhà xuất bản đang thực hiện hợp đồng khai thác tác phẩm nhân bản để bán ra thị trường.

– Sự kiện pháp lý xảy ra ở nước ngoài. Ví dụ: Tác giả A là công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài công bố tác phẩm do mình sáng tác lần đầu tiên ở nước ngoài.

4. Có hay không việc xung đột pháp luật về quyền tác giả trong Tư pháp quốc tế ?

Xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh quan phát sinh liên quan đễn quyền tác giả khi đó, phụ thuộc vào việc áp dụng pháp luật nước nào có thể sẽ xảy ra các kết quả không giống nhau.

Ví dụ: Pháp luật Việt Nam quy định về việc tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân có thể là tài sản riêng của vợ chồng nếu chứng minh được nó hình thành từ tài sản riêng của vợ hoặc chồng và khi ly hôn không phải chia đôi. Nhưng pháp luật một số nước trên thế giới quy định cứ tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân, khi ly hôn sẽ chia đôi.

Hiện tượng xung đột pháp luật có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

– Trên thực tế, mỗi nước có điều kiện cơ sở hạ tầng khác nhau, bởi vậy pháp luật của các nước được xây dựng trên các nền tảng đó cũng có sự khác nhau.

– Các điều kiện khác nhau về chính trị, kinh tế – xã hội phong tục tập quán, truyền thống lịch sử thậm chí là sự khác nhau về đặc điểm thể chất, tâm lý của công dân cũng dẫn đến sự khác nhau trong các quy định pháp luật cùng điều chỉnh một vấn đề.

Vậy có hay không vấn đề xung đột pháp luật về quyền tác giả trong tư pháp quốc tế tại Việt Nam?

Điều 679 Bộ luật Dân sự năm 2019 quy định như sau:

Điều 679. Quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo pháp luật của nước nơi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ.

Điều 679 này là một quy phạm xung đột điều chỉnh vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ trong đó có quyền tác giả. Tuy nhiên, không phải cứ có quy phạm xung đột điều chỉnh là xuất hiện hiện tượng xung đột trong lĩnh vực quyền tác giả. 

Xung đột pháp luật không được hiểu là sự xung khắc hay sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật, đó là một hiện tượng riêng có hiện tượng đặc thù của tư pháp quốc tê sẽ xuất hiện khi có hai hệ thống pháp luật hoặc nhiều hệ thống pháp luật có thể điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế. Tức là khả năng có thể điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật liên quan đó là pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài – và ở đây là quyền tác giả.

Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ rằng, đặc điểm của quyền tác giả là mang tính lãnh thổ. Sự tồn tại của quy phạm xung đột không phải là bằng chứng cho việc có xung đột pháp luật trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và Điều 679 Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ là sự ghi nhận một cách nhất quán về việc sẽ áp dụng pháp luật của nước nơi có yêu cầu bảo hộ được tiến hành. Còn việc bảo hộ tại ra sao, với thời hạn thế nào thì tuân thủ theo quy định pháp luật tại quốc gia nhận được yêu cầu bảo hộ. Ví dụ: Ca sỹ Hàn quốc, sáng tác 1 bài hát, gửi yêu cầu bảo hộ sang Việt Nam => Trình tự, thủ tục và thời hạn bảo hộ tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam.

Có thể hiểu đó là trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì luôn chỉ có duy nhất một hệ thống pháp luật được áp dụng mà không thể có hai hệ thống pháp luật cùng điểu chỉnh vấn đề này, nên không tồn tại xung đột pháp luật.

5. Các biện pháp bảo hộ quyền tác giả

Bảo hộ quyền tác giả thông qua các điều ước quốc tế. Một số điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả điển hình được kể đến như:

Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật hay còn được gọi là Công ước Béc nơ, Công ước Bơn (Ngày 26 tháng 7 năm 2004, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức nộp văn kiện gia nhập Công ước Berne. Theo đó kể từ ngày 26 tháng 10 năm 2004, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của công ước Berne);

 Mục đích của công ước:

Công ước Berne là công ước đa phương đầu tiên được kí kết giữa các quốc gia nhằm thiết lập một khung pháp lý thống nhất trong việc bảo hộ quốc tế quyền tác giả về các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật. Tiền đề cơ bản của việc bảo hộ tác phẩm là nước xuất xứ tác phẩm phải là một trong những nước tham gia công ước. Theo đó, nước xuất xứ được xác định theo nguyên tắc quốc tịch hoặc theo nguyên tắc lãnh thổ tùy thuộc vào việc tác phẩm đó đã được công bố hay chưa và việc công bố được thực hiện ở nước thành viên của liên minh hay ở nước ngoài liên minh

Với những tác phẩm chưa công bố thì nước xuất xứ tác phẩm là nước mà tác giả là công dân (quốc tịch). Các tác phẩm đã công bố thì nước xuất xứ chính là nước mà tại đó tác phẩm được công bố lần đầu tiên (lãnh thổ). Trong trường hợp tác phẩm được công bố cùng một lúc tại nhiều quốc gia thành viên thì nước xuất xứ chính là nước có thời hạn bảo hộ ngắn nhất. Nếu tác phẩm được công bố tại một nước thành viên và tại một nước khác không phải là thành viên thì nước xuất xứ tác phẩm chính là quốc gia thành viên.

Nguyên tắc bảo hộ tại Công ước Berne

Nguyên tắc đối xử quốc gia tức là các nước là thành viên của công ước Berne sẽ dành cho công dân và pháp nhân của thành viên khác như công dân và pháp nhân nước mình.

Nguyên tắc bảo hộ tự động cho phép tác giả không cần thông qua thủ tục đăng ký hay thủ tục hành chính khác ;

Bảo hộ tối thiểu có nghĩa là tác giả là công dân của nước thành viên sẽ được hưởng các quyền trong lĩnh vực quyền tác giả theo quy định của công ước Berne, theo quy định của nước thành viên khác độc lập với các quyền mà tác giả được hưởng tại quốc gia gốc.

Công ước Geneva năm 1952 – Công ước toàn cầu về quyền tác giả 

Nguyên tắc bảo hộ theo công ước Geneva:

Nguyên tắc đãi ngộ như công dân có nghĩa là tác phẩm được đãi ngộ như công dân bất kỳ nước nào thuộc thành viên của công ước Geneva đã được công bố cũng như những tác phẩm của công dân bất kỳ nước nào lần đầu tiên được công bố ở bất kỳ nước thành viên nào thì sẽ được bảo hộ ở các nước thành viên khác theo chế độ mà các nước đó đã dành cho công dân nước mình.

Tác phẩm chưa được công bố của công dân mỗi nước thành viên cũng sẽ được hưởng sự bảo hộ ở bất kỳ nước thành viên khác của CƯ theo đúng chế độ mà nước đó đã dành cho công dân của mình đối với những tác phẩm chưa đượ công bố.

Các nước thành viên, trên cơ sở pháp luật nước mình bình đẳng hóa các tác giả nước ngoài cư trú trên lãnh thổ nước mình với công dân của mình.

Một số Hiệp định song phương, đa phương về quyền tác giả như: Các nước Anh, Mỹ đã ký nhiều Hiệp định về bảo hộ quyền tác giả với nhiều nước: Ví dụ: HĐ Mỹ – Mê hico năm 1962; Hiệp định Mỹ –  Braxin năm 1964; Hiệp định Mỹ – Pháp năm 1966; Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả giữa Việt Nam và Hoa kỳ;

Trong đó, Hiệp định về thiết lập quyền tác giả giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được ký kết nhằm thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ kinh tế – thương mại VN –HK, tăng cường mối quan hệ giao lưu và phát triển hợp tác văn hóa giữa hai nước, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ, đáp ứng những yêu cầu cần thiết trong việc bảo hộ quyền tác giả trong nước và ngước ngoài.

Bảo hộ quyền tác giả theo nguyên tắc có đi có lại

Theo nguyên tắc có đi có lại hình thức thì các bên giành cho nhau sự bảo hộ đối với tác phẩm của công dân mỗi bên, nhưng thực tế các quyền lợi cụ thể, khối lượng bảo hộ quyền tác giả không giống nhau. Đây là có đi có lại hình thức

Theo nguyên tắc có đi có lại thực chất các tác giả là công dân của các bên hữu quan phải được đối xử thực sự bình đẳng trong các quyền lợi cụ thể.

Tuy nhiên, vấn đề này chỉ áp dụng nếu được ghi nhận trong pháp luật của các nước.

Bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài theo quy định pháp luật từng quốc gia, ví dụ tại Việt Nam. 

Trước đây trong Bộ luật Dân sự cũ năm 2005, Điều 774 Bộ luận Dân sự quy định việc bảo hộ quyền tác giả chia làm hai trường hợp:

Trường hợp 1: Nếu có Điều ước quốc tế điều chỉnh thì tuân thủ quy định Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trường hợp 2: Nếu không có điều ước quốc tế thì quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài sẽ được bảo hộ tại Việt Nam nếu họ có tác phẩm lần đầu tiên được công bố tại Việt Nam hoặc lần đầu tiên được sáng tạo ở Việt Nam.

Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành chỉ quy định về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ như sau:

Điều 679. Quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo pháp luật của nước nơi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ.

Đối chiếu với quy định này, trường hợp đối tượng quyền tác giả, có nhu cầu bảo hộ tại Việt Nam sẽ tuân theo quy định pháp luật Việt Nam và ngược lại, đối tượng quyền tác giả ở Việt Nam muốn được bảo hộ ở các nước khác thì phải tuân thủ quy định pháp luật của từng nước đó.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN Group

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN Group

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com