Người bị bắt, người bị tạm giữ theo quy định của BLTTHS 2015 có quyền: được biết lý do mình bị bắt, bị tạm giữ; được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ khi bị bắt và bị tạm giữ; trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc…
1. Quyền tự bào chữa
Người bị bắt, người bị tạm giữ theo quy định của BLTTHS 2015 có quyền: được biết lý do mình bị bắt, bị tạm giữ; được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ khi bị bắt và bị tạm giữ; trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu để chứng minh sự vô tội hoặc đưa ra những tình tiết làm giảm trách nhiệm hình sự cho mình. Trong trường hợp này, các cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm xem xét, giải quyết yêu cầu của họ. Nếu không chấp nhận, cơ quan tiến hành tố tụng phải lập biên bản, nêu lí do và phải thông báo cho người bị bắt, người bị tạm giữ; trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tố tụng kiểm tra, đánh giá; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc giữ người, bắt người tới cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 30 Hiến pháp 2013 và Chương XXXIII BLTTHS 2015. Việc khiếu nại có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản.
2. Quyền nhờ người khác bào chữa
Người bị bắt, người bị tạm giữ hoặc người đại diện hoặc người thân thích của họ có quyền lựa chọn NBC. Theo quy định tại khoản 1 Điều 72 BLTTHS 2015:
Điều 72. Người bào chữa1. Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.2. Người bào chữa có thể là:a) Luật sư;b) Người đại diện của người bị buộc tội;c) Bào chữa viên nhân dân;d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.3. Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.4. Những người sau đây không được bào chữa:a) Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;b) Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;c) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.5. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.
2.1 Luật sư là người bào chữa
Luật sư là người bào chữa phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tiêu chuẩn Luật sư của LVN Group, điều kiện hành nghề của Luật sư của LVN Group là: công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc; tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; có phẩm chất đạo đức tốt; có bằng cử nhân luật; đã được đào tạo nghề Luật sư của LVN Group; đã qua thời gian tập sự hành nghề Luật sư của LVN Group; có sức khỏe bảo đảm hành nghề Luật sư của LVN Group thì có thể trở thành Luật sư của LVN Group. Người có đủ tiêu chuẩn nói trên muốn được hành nghề Luật sư của LVN Group phải có Chứng chỉ hành nghề Luật sư của LVN Group và gia nhập một đoàn Luật sư của LVN Group.
2.2 Người đại diện của người bị buộc tội
Người đại diện của người bị buộc tội là người đại diện theo pháp luật của cá nhân (Điều 136 Bộ luật dân sự 2015). Thông thường, người đại diện hợp pháp của người bị buộc tội thường là những người ruột thịt, thân thích của người bị buộc tội như: bố, mẹ, anh, chị, em ruột, vợ, chồng…
2.3 Bào chữa viên nhân dân
Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; trung thành với Tổ quốc; có phẩm chất đạo đức tốt; có kiến thức pháp lý; đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao; được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
2.4 Trợ giúp viên pháp lý
Trợ giúp viên pháp lý là công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn trở thành trợ giúp viên pháp lý. Tiêu chuẩn trở thành trợ giúp viên pháp lý là: có phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ cử nhân luật trở lên; đã được đào tạo nghề Luật sư của LVN Group hoặc được miễn đào tạo nghề Luật sư của LVN Group; đã qua thời gian tập sự hành nghề Luật sư của LVN Group hoặc tập sự trợ giúp pháp lý; có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý; không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật. Như vậy, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung thêm Trợ giúp viên pháp lý là người bào chữa để bào chữa miễn phí cho người bị bắt, người bị tạm giữ nếu nằm trong 14 nhóm đối tượng quy định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý gồm có: người có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; trẻ em; người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính như: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; người nhiễm chất độc da cam; người cao tuổi; người khuyết tật; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; người nhiễm HIV mà Chính phủ quy định chi tiết điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội (Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017). Việc mở rộng diện người bào chữa cho người bị bắt, người bị tạm giữ không chỉ để bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người bị bắt, người bị tạm giữ mà còn phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay, khi việc tiếp cận Luật sư của LVN Group còn nhiều hạn chế và đa phần trợ giúp viên pháp lý đều không có thẻ Luật sư của LVN Group nên khó khăn trong việc bào chữa cho người bị bắt, người bị tạm giữ.
2.5 Người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ có quyền mời người bào chữa
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt, bị tạm giữ phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa (Điều 75 BLTTHS năm 2015). Như vậy, so với các quy định trước đây, BLTTHS 2015 bổ sung người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ có quyền mời người bào chữa.
Trong các trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi thì nếu người bị bắt, người bị tạm giữ hoặc người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ (Điều 76 BLTTHS năm 2015). Người bị bắt, người bị tạm giữ hoặc người đại diện hoặc người thân thích của họ có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa. Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ có đề nghị từ chối người bào chữa do người thân thích của họ nhờ thì điều tra viên phải cùng người bào chữa đó trực tiếp gặp người bị bắt, người bị tạm giữ để xác nhận việc từ chối.
Để tạo điều kiện cho người bào chữa nhanh chóng tiếp cận với quá trình giải quyết vụ án, Điều 78 BLTTHS năm 2015 quy định thủ tục “đăng ký bào chữa” thay cho thủ tục “cấp giấy chứng nhận người bào chữa” trước đây; đồng thời rút ngắn thời gian đăng ký bào chữa từ 03 ngày xuống còn 24 giờ. Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ, trừ một số trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Như vậy, BLTTHS năm 2015 quy định thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng sớm hơn (kể từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở cơ quan công an) thay vì tham gia từ khi có quyết định tạm giữ như trước đây.
Khi người bào chữa tham gia tố tụng thì có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại điều 73 BLTTHS năm 2015. Trong đó, BLTTHS năm 2015 quy định bổ sung cho người bào chữa quyền thu thập chứng cứ; kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá. Đồng thời, khoản 3, Điều 73 BLTTHS 2015 cũng đã bổ sung, quy định rõ trách nhiệm của người bào chữa: “Trường hợp người bào chữa vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị hủy bỏ việc đăng ký bào chữa, xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Các cơ quan tố tụng phải thông báo trước cho người bào chữa về thời gian và địa điểm tiến hành các hoạt động tố tụng để người bào chữa tham gia theo quy định (Điều 79 BLTTHS năm 2015). Như vậy, nhìn chung các quy định của BLTTHS năm 2015 liên quan đến quyền bào chữa của người bị bắt, người bị tạm giữ về cơ bản đã phù hợp với các quy định quốc tế về bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group