Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật lao động năm 2019

– Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

– Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015

– Luật bảo vệ môi trường năm 2020

– Luật hợp tác xã năm 2012

2. Chủ thể kinh doanh là gì?

Chủ thể kinh doanh là tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (hoặc giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và thực hiện trên thực tế các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận.

Chủ thể kinh doanh tại Việt Nam rất đa dạng, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và các văn bản pháp lý liên quan. Trong đó, dù xét về số lượng, vị trí, vai trò hay mức độ đóng góp cho nền kinh tế quốc dân… thì doanh nghiệp với tính chất là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh vẫn có tầm quan trọng hơn trong số các chủ thể kinh doanh.

3. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực lao động

Chủ thể kinh doanh có quyển tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh và có nghĩa vụ bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho ngươi lao động; khen thưởng và xử lý các vi phạm kỷ luật lao động; cử đại diện để thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể ữong doanh nghiệp hoặc thoả ước lao động tập thể ngành; có trách nhiệm cộng tác với công đoàn bàn bạc các vân đề về quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động liên quan đến lĩnh vực này, chủ thể kinh doanh chú ý các nội dung sau đây:

3.1. Hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể

Hợp đông lao động: Là sự thoả thuận giữa người lao động và chủ thể kinh doanh về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyên và nghĩa vụ cùa mỗi bên trong quan hệ lao động, hợp đồng lao động được giao kết theo nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện (Điều 6 Bộ luật lao động năm 2019). Người lao động phải từ đủ 15 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự.

Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật lao động năm 2019.

Hiện tại chủ thể kinh doanh sẽ có thể ký kết hợp đồng lao động với người lao động với 2 hình thức như sau: (i) hợp đồng lao động không xác định thời hạn và/hoặc (ii) hợp đồng lao động xác định thời hạn không quá 36 tháng.

Thỏa ước lao động tập thể: Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản. Là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động mà đại diện là tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở với chủ thể kinh doanh thông qua người đại diện hoặc người được giám đốc ủy quyền về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyên lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. Như vậy, thoả ước lao động tập thể được xem như một hợp đồng lớn, hợp đồng chính được sử dụng trong khối các đơn vị kinh doanh. Đây là căn cứ, cơ sở để chủ thể kinh doanh giao kết hợp đồng lao động với từng người lao động cụ thể.

3.2. Về tiền lương và thời giờ làm việc

Về tiền lương: Là số tiền mà chủ thể kinh doanh trả cho người lao động khi họ hoàn thành một công việc theo hợp đồng lao động theo thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. Chính phủ quy định riêng mức lương tối thiểu1 cho khối kinh doanh. Mức lương tối thiểu khác nhau phụ thuộc vào quốc tịch người sở hữu vốn và địa bàn hoạt động của doanh nghiệp. Mức lương cụ thể của mỗi người lao động được xác định trên lương tối thiểu nhân với hệ số lương của họ. Việc trả lương phải tuân theo các quy định về nguyên tắc trả lương, hình thức trả lương… Người lao động làm thêm giờ được trả lương bằng từ 150% tới 250% mức lương bình thường.

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

Người lao động và chủ thế kinh doanh có thể thỏa thuận làm thêm giờ nhưng không được quá 4 giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm (Xem thêm điều 107, điều 108 Bộ luật lao động năm 2019).

Thời giờ nghỉ ngơi là khoảng thời gian mà người lao động được quyền tự do sử dụng. Thời giờ nghỉ ngơi bao gồm nghỉ giữa ca đó là phải sắp xếp cho người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật lao động năm 2019 từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.

Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

Bên cạnh đó còn có nghĩa vụ thu xếp cho người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng tuần và nghỉ hằng năm theo quy định pháp luật lao động hiện hành.

4. Quyền và nghĩa vụ về chế độ phúc lợi và an sinh xã hội

4.1. Bảo hiểm xã hội

Là bảo đảm vật chất cho người lao động và những thành viên của gia đình họ trong những trường hợp họ gặp phải những biến cố hiểm nghèo dẫn đến việc giảm sút hoặc mất nguồn thu nhập chủ yếu. Tại Việt Nam hiện nay có hình thức bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp. Chủ thể kinh doanh phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động có hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên với mức đóng bảo hiểm mức bằng 32% lương cơ bản (người sử dụng đóng 21,5% người lao động 10,5%). Người lao động được thanh toán tiền bảo hiểm trong các trường hợp gặp các trường hợp sau: ốm đau; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thai sản; hưu trí và tử tuất.

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Chủ thể kinh doanh cần bảo đảm quyền năng này của người lao động bằng việc thúc đẩy, tạo điều kiện cho sự ra đời, tổ chức hoạt động cùa tổ chức công đoàn trong đơn vị sản xuát, kinh doanh của mình. (Xem thêm tại khoản 3 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2019)

4.2. An toàn, vệ sinh lao động:

Chủ thể kinh doanh có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động. Khi tuyển dụng, sắp xếp lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khoẻ cho từng loại việc, tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh và đề phòng tai nạn. Việc xây dựng mới, mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất; việc sản xuất, sử dụng, vận chuyển máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hoá chất, thay đổi công nghệ… phải theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động. Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại, dễ gây tai nạn lao động phải được trang bị phương tiện kỹ thuật, trang bị bảo hộ lao động thích hợp… (điểm d khoản 2 Điều 6 và Điều 134 Bộ luật lao động năm 2019)

4.3. Về sử dụng lao động đặc thù:

+ Đối với lao động nữ: Chủ thể kinh doanh không được phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ; không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi; thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động; ưu tiên nhận phụ nữ. (Xem thêm Điều 137 Bộ luật lao động năm 2019)

+ Đối với lao động chưa thành niên: Khi sử dụng người lao động chưa thành niên, chủ thể kinh doanh phải lập sổ theo dõi riêng, ghi họ tên, ngày sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khoẻ định kỳ, xuất trình khi thanh tra viên lao động yêu cầu; không lạm dụng sức lao động của người chưa thành niên. (Xem thêm từ Điều 143 đến Điều 147 Bộ luật lao động năm 2019)

+ Đối với lao động trình độ cao: Chủ thể kinh doanh ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để không ngừng phát huy tài năng có lợi cho doanh nghiệp mà không bị coi là phân biệt đối xử trong sử dụng lao động.

+ Người lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, người lao động là người giúp việc gia đình, người lao động nước ngoài: Khi sửa dụng các đối tượng lao động này chủ thể kinh doanh cần tuân thủ quy định pháp luật về các điều kiện để tuyển dụng và bố trí công việc phù hợp.

5. Các quyền và nghĩa vụ chung khác của chủ thể kinh doanh

Ngoài các quyền và nghĩa vụ trong các lĩnh vực trên, pháp luật còn ghi nhận chủ thể kinh doanh có các quyền và nghĩa vụ tiêu biểu khác như sau:

– Từ chối yêu cầu cung cấp các nguồn lực trái pháp luật; khiếu nại, tố cảo

Chủ thể kinh doanh có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Không tổ chức, cá nhân nào có quyền sử dụng các nguồn lực này hoặc can thiệp vào việc sử dụng nguồn lực của chủ thể kinh doanh, kể cả cơ quan có thẳm quyền. Trường họp cơ quan, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu cung cấp các nguồn lực không phù hợp với quy định của pháp luật thì chủ thể kinh doanh được từ chối để bảo toàn và sử dụng tốt nguồn lực phục vụ sản xuất, kinh doanh của mình.

Chủ thể kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo, trong đó khiếu nại là việc đề nghị cơ quan có thẩm quyền như cơ quan cơ quan quản lý về đầu tư, kinh doanh, cơ quan thuế… xem xét lại các hành vi hành chính, quyết định hành chính ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi hợp pháp của mình. Còn tố cáo là việc báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết về bất kì hành vi vi phạm pháp luật nào của bất kì tổ chức, cá nhân nào, gồm cả cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. Qua thực hiện quyền này chủ thể kinh doanh bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình và giúp ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo trật tự kinh doanh, trật tự an toàn xã hội. Chủ thể kinh doanh thực hiện tố cáo, khởi kiện thông qua người đại diện theo pháp luật của mình hoặc người được ủy quyền theo thủ tục nhất định.

– Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng

Tố tụng là quá trình cơ quan có thẳm quyền giải quyết một vụ việc theo một trình tự pháp lý nhất định. Do đặc thù của từng loại Vụ việc, hiện nay tại Việt Nam có nhiều trình tự tố tụng như tô tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính…

Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ thê kinh doanh gặp xung đột với nhiều tổ chức, cá nhân trong xã hội, kể cả các cơ quan có thẩm quyền… thì thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện và ưở thành một bên tranh chấp với tư cách là nguyên đơn. Chủ thể kinh doanh cũng có thể là bị đơn hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong một vụ việc. Các tranh chấp liên quan đến đầu tư, kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế, thương mại, cạnh tranh hoặc tố tụng dân sự.

Chủ thể kinh doanh tham gia tố tụng thông qua người đại diện được xác định theo Điều lệ của chủ thể kinh doanh hoặc theo pháp luật, thông thường đó là giám đốc hoặc tổng giám đốc, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị. Người đại diện cũng có thể ủy quyền cno một cá nhân khác tham gia tố tụng thay mình. Việc ủy quyền được thực hiện bằng văn bản, có chứng thực cùa cơ quan có thẩm quyền. Cá nhân được ủy quyền có thể là người của chủ thể kinh doanh, có thể là người ngoài mà phổ biến là luật sự, ưọng tài viên1.

– Tuân thủ quy đinh của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.

Với quan điểm phát triển bền vững, chủ thể kinh doanh không chỉ làm kinh tế mà còn tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Đối với chủ thể kinh doanh, thông thường đó là các hoạt động mang tính ngăn chặn, hạn chê. Bởi thực tế các hoạt động sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng tới nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội, gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại các nguồn tài nguyên… nên chủ thể kinh doanh có nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế các tác động tiêu cực này.

Việc giữ gìn, không gây tổn hại đến các giá trị khác được chủ thể kinh doanh thực hiện suốt trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các biện pháp bảo vệ tài nguyên, đảm bảo an toàn sản xuất, thực hiện hoạt động kinh doanh đúng pháp luật, đặc biệt đối với các loại hàng hóa, dịch vụ hạn chế lưu thông, kinh doanh hay khai thác hợp lý nguồn tài nguyên,.. Thông thường các ngành nghề, lĩnh vực này thuộc danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên chủ thể kinh doanh phải có chứng chỉ, giấy phép, xác nhận… của cơ quan có thẩm quyền trong bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp/đăng ký hợp tác xã/đăng ký hợp tác xã/đăng ký kinh doanh/đăng ký đầu tư.

6. Các quyền và nghĩa vụ đặc thù của hợp tác xã

Hợp tác là tổ chức kinh tế duy nhất trong số năm loại chủ thể kinh doanh được nghiên cứu trong tài liệu này không là doanh nghiệp. Do vậy, hợp tác xã không chỉ có các quyền và nghĩa vụ chung như các chủ thể kinh doanh nếu trên mà còn có một số quyền, nghĩa vụ đặc thù như sau:

+ Quyết định kết nạp, giải quyết việc thành viên ra khỏi, khai trừ thành viên: Hợp tác xã được quyết định việc kết nạp thành viên, giải quyết cho thành viên ra khỏi hợp tác xã, khai trừ thành viên. Đối tượng được kết nạp phải đáp ứng điều kiện do pháp luật quy định và tự nguyện gia nhập hợp tác xã. Việc thành viên ra khỏi hợp tác xã, bị khai trừ khỏi hợp tác xã do hợp tác xã quyết định và ghi vào Điều lệ. Khi tiến hành các công việc này hợp tác xã phải theo thủ tục pháp luật quy định và không chịu sự tác động, chi phối của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào1.

+ Chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, cung cấp thông tin cho thành viên: Thành viên các hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp có trình độ còn thấp. Nhà nước có chính sách hỗ trợ toàn bộ chi phí cho cán bộ là thành viên Hội đông quản trị, Giám đốc/tổng giám đốc, Ban Kiểm soát, kế toán trưởng và thành viên đang làm cồng việc chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, Thành viên được hợp tác xã cử đi đào tạo (chính quy hoặc tại chức) tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề được hỗ trợ tối thiểu 50% tiền học phí. Cùng với nâng cao trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, hiểu biết xã hội, thành viên được cung cấp các thông tin, đặc biệt là thông tin kinh tế. (Điều 17 đến Điều 20 Luật Hợp tác xã năm 2012)

+ Cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên và ra thị trường nhưng phải bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với thành viên: Với tính chất là tổ chức kinh tế tập thể, họp tác xã thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh mà trước tiên thực hiện hoạt động trong nội bộ của hợp tác xã. Đây chính là điểm quyết định tính chất khác biệt của hợp tác xã so với các chủ thể kinh doanh khác. Do vậy, một mặt họp tác xã có tính chất “đóng kín” khi trước tiên thực hiện công tác sản xuất, kinh doanh nội bộ đối với thành viên một mặt vẫn tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh “mở” ra bên ngoài.

+ Thực hiện hợp đồng dịch vụ giữa họp tác xã với thành viên hợp tác xã thành viên: Hợp đồng dịch vụ là thỏa thuận giữa họp tác xã với thành viên về việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên. Trong đó sản phẩm, dịch vụ gồm một hoặc một số hoạt động như: Mua – bán chung sản phẩm, dịch vụ từ thị trường/ra thị trường/cho thành viên; Chế biến sản phẩm, cung ứng phương tiện, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tín dụng… cho thành viên. Quy định này phù hợp với tính chất của tổ chức kinh tế tập thể và nhằm đổi mới hoạt động của hợp tác xã, trong đó hợp tác xã và thành viên họp tác xã thực hiện nó như một “cam kết kinh tế”.

+ Tạo việc làm theo ngành, nghề đã đăng ký nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên: Tạo việc làm cho thành viên là nghĩa vụ của hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã tạo việc làm. Khi thành viên tham gia lao động, họ được đảm bảo các quyền lợi như đối với người lao động. Hợp tác xã toàn quyên quyết định số lượng, trình độ… và các yêu cầu khác đối với người lao động. Hợp tác xã phải tuân thủ các quy định của pháp luật lao động trong công tác này.

+ Huy động vốn và tổ chức tín dụng nội bộ: Hợp tác xã được lựa chọn nhiều hình thức huy động vốn như vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, tăng vốn góp tối thiểu của thành viên, vạy Quỹ tín dụng đầu tư phát triển, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã1, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỳ phát triển khoa học và công nghệ của các Bộ, ngành và địa phương, các quỹ phát triển nông nghiệp, nông thôn … Hợp tác xã được tổ chức hoạt động tín dụng nội bộ là một hoạt động phụ trợ, do tập thể thành viên tự nguyện tham gia và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động. Nhà nước không chịu trách nhiệm về tài chính đối với những rủi ro của hoạt động tín dụng nội bộ của hợp tác xã.

+ Quản lý, sử dụng đất và tài nguyên khác được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật: Khác với các chủ thể kinh doanh khác chủ yếu tiếp cận đất đai bằng hình thức thuê đất Nhà nước thu tiền sử dụng đất hằng năm thì Nhà nước chủ yếu áp dụng hình thức giao đất, đặc biệt là đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất để hợp tác xã tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Quy định khác biệt có tính chất ưu đãi này xuất phát từ chù trương ủng hộ, khuyến khích phát triển tổ chức kinh tế tập thể của Nhà nước Việt Nam. Việc giao các nguồn tài nguyên khác cho hợp tác xã cũng có những quy định ưu đãi tương tự. Do đó, Luật Hợp tác xã nhấn mạnh nghĩa vụ này đối với họp tác xã.

+ Hưởng một số chính sách hỗ trợ, ưu đãi đặc thù của Nhà nước: Với chủ trương phát triển thành phần kinh tế tập thể phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước Việt Nam giành cho hợp tác xã một số chính sách hỗ trợ đặc thù so với các chủ thể kinh doanh khác như: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; Tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế – xã hội;… Ngoài ra, Nhà nước có chính sách ưu đãi đặc thù đối với hợp tác xã gồm: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế; Ưu đãi lệ phí đăng ký hợp tác xẵ, liên hiệp hợp tảc xã theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. Riêng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp còn được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; Giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động cùa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về đất đai; Tín dụng; vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; Chế biến sản phẩm.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group – Sưu tầm & biên tập