Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật LVN Group
>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật đầu tư năm 2020
– Luật doanh nghiệp năm 2020
– Luật hợp tác xã năm 2012
– Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010
– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017
– Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008
– Luật thương mại năm 2005
– Luật quản lý ngoại thương năm 2017
2. Chủ thể kinh doanh là gì
Chủ thể kinh doanh là tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (hoặc giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và thực hiện trên thực tế các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận.
Chủ thể kinh doanh tại Việt Nam rất đa dạng, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và các văn bản pháp lý liên quan. Trong đó, dù xét về số lượng, vị trí, vai trò hay mức độ đóng góp cho nền kinh tế quốc dân… thì doanh nghiệp với tính chất là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh vẫn có tầm quan trọng hơn trong số các chủ thể kinh doanh.
3. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực thị trường, khách hàng
Sản xuất kinh doanh là việc chủ thể kinh doanh cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Do vậy, thị trường và khách hàng là sức sống của chủ thể kinh doanh. Chủ thể kinh doanh tự chủ trong lĩnh vực này theo khuôn khổ luật định cụ thể như sau:
3.1. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và giao kết hợp đồng
Các chủ thể kinh doanh được chủ động trong việc tìm kiếm thị trường, trong đó có thể tiến hành gắn với việc lập và tổ chức hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện. Thông thường, hoạt động này được thực hiện thông qua hoạt động quảng cáo, tiếp thị. Nhà nước Việt Nam quan tâm hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại này của chủ thể kinh doanh, đặc biệt là các chủ thể kinh doanh có quy mô nhỏ và vừa. Nhà nước có chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, trong đó, các tổ chức kinh tế có quy mô nhỏ và vừa được hỗ trợ xúc tiến thương mại trong nước, đặc biệt tại nước ngoài. (Điều 74 Luật đầu tư năm 2020 và Chương IV Luật thương mại năm 2005)
Chủ thể kinh doanh được tự do giao kết hợp đồng gồm hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ. Việc giao kết hợp đồng tuân theo các các nguyên tắc, trình tự nhất định. Hình thức của hợp đồng bằng văn bản, lời nói, hành vi và các hình thức khác. Một số hợp đồng pháp luật buộc các bên giao kết bằng văn bản, có chữ ký của cá nhân, đại diện hộ gia đình (thông thường là chủ hộ), đại diện của chủ thể kinh doanh hoặc người được những người này ủy quyền. Hợp đồng là công cụ pháp lý tạo ràng buộc giữa chủ thể kinh doanh với đối tác, với khách hành, đồng thời để chủ thể kinh doanh tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
Khách hàng của chủ thể kinh doanh là mọi tổ chức, cá nhân cung cấp nguyên liệu hoặc mua hàng hóa, sừ dụng hoặc thuê dịch vụ của chủ thể kinh doanh. Nhà nước không hạn chế việc tìm kiếm khách hàng, giao kết hợp đồng cùa chủ thể kinh doanh. Chủ thể kinh doanh không phân biệt đối xử với khách hàng theo quốc tịch, hình thức, quy mô… của khách hàng.
3.2. Trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
Xuất, nhập khẩu là hoạt động mua, bán hàng hoá, dịch vụ qua biên giới quốc gia. Hiện nay, gắn với quyền tự do lựa chọn thị trường, khách hành thì hoại động xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng trở nên phổ biến. Khi tiến hành hoạt động này, chủ thể kinh doanh tiến hành các thủ tục pháp lý nhất định theo pháp luật về hải quan và nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Để các hoạt động này có điều kiện phát triển, các hàng rào hải quan dưới mọi hình thức đang dần được dỡ bỏ. Tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đã thành lập các khu vực đặc biệt là khu phi thuế quan thúc đẩy các hoạt động ngoại thương của chủ thể kinh doanh có quốc tịch khác nhau.
Do sự phát triển mạnh mẽ của nó, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trở thành một ngành nghề kinh doanh. Phù hợp với quyền tự chủ trong kinh doanh, mọi chủ thể kinh doanh đều được lụa chọn lĩnh vực này. Tuy nhiên, để hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu được ổn định, hiệu quả, nhà nước coi đây là một trong những ngành nghể, lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Để trở thành chủ thể chuyên doanh xuất khẩu, nhập khẩu, chù thể kinh doanh phải đáp úng đây đủ các điêu kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. (Điều 7 Luật đầu tư năm 2020, phụ lục IV ban hành kèm theo Luật đầu tư và Điều 5 Luật quản lý ngoại thương nưm 2017)
3.3. Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố
Nhằm bảo đàm trật tự của thị trường và quyền lợi của người tiêu dùng, chủ thể kinh doanh phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoả, dịch vụ cung cấp ra thị trường.
Nhà nước quy đinh và công bố tiêu chuẩn chất lượng với định mức kinh tế – kỹ thuật cụ thể của hàng hóa, dịch vụ. Ngay từ thời điểm thành lập, khi đãng ký ngành nghề kinh doanh cùa mình, chủ thể kinh doanh đã đăng ký chủng loại hành hóa, dịch vụ mà mình sản xuất, cung ứng. Đó là cam kết về chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà chủ thể kinh doanh cung cấp. Đối với những lĩnh vực, ngành nghề mà nhà nước chưa quy định, công bố tiêu chuẩn chất lượng, hoặc đã quy định và công bố nhưng chủ thể kinh doanh có sản phẩm công nghệ mới thì đăng ký với cơ qụan nhà nước có thẩm quyền, hoặc tự công bố. Trường hợp chù thể kinh doanh tự công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, dịch vụ cũng có giá trị bắt buộc như tiêu chuẩn nhà nước quy định.(Xem thêm quy định về đảm bảo chất lượng và xuất xứ hàng hóa, dịch vụ tại Luật thương mại năm 2005 và Luật quản lý ngoại thương năm 2017)
Chủ thể kinh doanh phải bảo đạm sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đóng tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký hoặc công bố. Nếu vi phạm, chủ thể kinh doanh phải hoàn toài chịu trách
3.4. Quyền và nghĩa vụ về thị trường, khách hàng trong trường hợp riêng biệt
Hai trường hợp riêng biệt mà luật pháp Việt Nam cũng như luật pháp các nước đều quan tâm đó là các doanh nghiệp hoạt động công ích và các doanh nghiệp độc quyền, thống lĩnh thị trường. Trong đó, sản phẩm, dịch vụ công ích gắn liền với các vấn đề chính trị, xã hội và liên quan tới nhiều đối tượng khách hàng thì hoạt động sản xuất, kinh doanh không thể thuần túy tuân theo quy luật giá trị, không thể chỉ hướng tới mục tiêu lợi nhuận về kinh tế. Trường hợp doanh nghiệp độc quyền hoặc thống lĩnh thị trường thì quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh không thể diễn ra theo đúng tính chất của nó.
Luật Doanh nghiệp năm 2020 một số quy định về quyền và nghĩa vụ riêng biệt của của doanh nghiệp hoạt động công ích như sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đủ số lượng, đúng chẩt lượng và thời hạn đã cam kết theo giá hoặc phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (Điều 9) ; bảo đảm các điều kiện công bằng và thuận lợi như nhau cho mọi đối tượng khách hàng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về sổ lượng, chất lượng, điều kiện cung ứng và giá, phí sán phẩm, dịch vụ cung ứng… Như vậy, quyền của chủ thể kinh doanh hoạt động công ích bị hạn chế phần nào; nghĩa vụ bị ràng buộc chặt chẽ hơn so với quyền và nghĩa trong cùng lĩnh vực của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phổ thông.
Đối với chù thể kinh doanh có vị trí độc quyền, thông lĩnh thị trường thì cấc luật chuyên ngành và Luật cạnh tranh năm 2018 có nhiều quy định liên quan mà điển hình là các quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh như cấm hạn chế giới hạn thị trường, cản trở sợ phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng; áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng giữa các khách hàng; áp đặt điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới; đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng…
4. Quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực tài chính
Có thể hiểu tài chính là máu của chủ thể kinh doanh, đây là một trong các nội dung mà luật pháp có nhiều quy định nhằm tạo hành lang pháp bảo đảm sự minh bạch, hoạt động tài chính lành mạnh và hiệu quả. Về cơ bản, ưong lĩnh vực này chủ thể kinh doanh có các quyền, nghĩa vụ căn bản sau đây:
4.1. Về huy động, sử dụng vốn
Chủ thể kinh doanh được lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn. Trong đó, tuỳ thuộc vào loại hình mà chủ thể kinh doanh có hình thức và phương thức huy động vốn khác nhau. Chủ thể kinh doanh được quyền quyết định việc phân bổ và sử dụng vốn gồm cả vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp, vốn do các thành viên góp và vốn huy động. Không một tổ chức, cá nhân nào, kể cả tổ chức cấp vốn, cho doanh nghiệp vay vốn được hạn chế quyền phân bổ và sử dụng vốn của doanh nghiệp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Một trong những phương thức huy động vốn phổ thông của các chủ thể kinh doanh là vay vốn các tổ chức tín dụng. Chủ thể kinh doanh phải có hồ sơ gửi tới tổ chức tín dụng để được thẩm tra và quyết định việc cho vay vốn và mức vốn cho vay. Trường hợp vay vốn gắn với dự án đầu tư thì trong hồ sơ phải có dự án và việc sử dụng vốn sau này phù hợp với tiến độ thực hiện dự án đó. Trong đa số các trường hợp, chủ thể kinh doanh cần có tài sản thế chấp hoặc được bảo lãnh bằng tài sản.
Công ty cổ phần có quyền phát hành các loại chứng khoán (công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành cổ phiếu) để huy động vốn trong công chúng. Trong đó việc chào bán cổ phần được thực hiện thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả internet; chào bán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định; chào bán cho dưới một trăm nhà đầu tư đã được xác định. Chủ thể kinh doanh phải tiến hành lập hồ sơ, thực hiện trình tự, thủ tục và điều kiện chào bán cổ phần. Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác. Bộ phận lãnh đạo của công ty quyết định loại trái phiếu, tổng giá trị trái phiếu và thời điểm phát hành (Điều 112 Luật doanh nghiệp năm 2020).
4.2. Về tài sản, thu nhập và khoản lỗ
– Về tài sản: Tài sản của là vốn của chủ sở hữu hoặc tài sản do các thành viên đóng góp, do doanh nghiệp mua… đưa vào kinh doanh. Đây là nguồn lực, là điều kiện hoạt động, cũng là mục đích hoạt động, là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để chủ thể kinh doanh tiến hành hoạt động. Tài sản là vốn của chủ thể kinh doanh tồn tại dưới các dạng tiền, quyền sử dụng đất đai, máy móc, trang thiết bị (khoản 18 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020).. Là chủ sở hữu đối với các tài sản này, chủ thể kinh doanh được toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt phục vụ sản xuất, kinh doanh mà không bị hạn chế bởi cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, kể cà trong trường hợp nhà nước đầu tư vốn vào doanh nghiệp nhà nước. Chủ thể kinh doanh được trích khẩu khao tài sản; được sử dụng để thế chấp tại các tổ chức tín dụng để bảo đảm đối với khoản tiền vay từ các tổ chức này.
– Về thu nhập: Thu nhập là phần lợi nhuận, là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ thể kinh doanh, chủ thể có toàn quyền phân phối thu nhập. Phương án phân phối thu nhập do cơ quan lãnh đạo cao nhất của chủ thể kinh doanh thông qua và được công khai (khoản 2 Điều 48 Luật hợp tác xã năm 2012). Riêng hợp tác xã không được phân chia giá trị tài sản là quyền sử dụng đất do Nhà nước giao, cho thuê; Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia; vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.
– Về xử lý lỗ: Nếu hoạt động sản xuất, kinh doanh không hiệu quả, chủ thể kinh doanh được xử lý lỗ bằng các khoản thu của các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm liên đới; tiền bôi thường của các tổ chức bảo hiểm; lợi nhuận trước thuế để bù lỗ năm trước hay băng quỹ dự phòng… Chủ thể kinh doanh lựa chọn và quyết định phù hợp với quy định của pháp luật.
Chủ thể kinh doanh chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác; đồng thời vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận. Để bảo đảm thu nhập, chủ thể kinh doanh các sản phẩm, lĩnh vực công ích được hạch toán và bù đắp chi phí theo giá thực hiện thầu hoặc thu phí sử dụng dịch vụ; được bảo đảm thời hạn sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ thích hợp để thu hồi vốn đầu tư và có lãi hợp lý.
4.3. Về thống kê, kế toán, kiểm toán:
Tổ chức kinh tế thực hiện tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp lý về kế toán. Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đù các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Trong đó gồm kế toán tài chính, kế toán quản trị thực hiện theo kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Đổi tượng kế toán là tài sản cố định và tài sản lưu động; nợ phải trả; vốn chủ sở hữu; các khoản doanh thu, chi phí kinh doanh; thu nhập và chi phí khác; thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước; kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh; các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế tọán. Chủ thể kinh doanh phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán và bố trí người làm kế toán trưởng. Trường hợp đơn vị kế toán chưa bố trí được người làm kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán hoặc thuê người làm kế toán trưởng.
Hoạt động kiểm toán nhằm góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính; phát hiện và ngăn chặn vi phạm pháp luật; nầng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành kinh tế, tài chính của chù thể kinh doanh. Chủ thể kinh doanh bắt buộc phải kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và các thông tin tài chính khác. Theo đó báo cáo tài chính được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và khi công khai báo cáo tài chính phải có báo cáo kiểm toán đính kèm. Đối tượng kiểm toán bao gồm kiểm toán báo cáo tài chính; kiểm toán tuần thủ về hoạt động tuân thủ pháp luật và kiểm toán hoạt động về tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của chủ thể kinh doanh.
Chủ thể kinh doanh thực hiện các hoạt động thống kê đối với các nguồn lực về tài chính, lao động, tài sản… và thực hiện báo cáo tháng, báo cáo quý; báo cáo 6 tháng về hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản (đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động trong một số ngành…); báo cáo năm (đối với toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) tới Tổng cục Thống kê và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Qua hoạt động kế toán, thống kê, kiểm toán, chủ thể kinh doanh kiểm soát được hoạt động tài chỉnh, hoạt động sản xuất – kinh doanh và hiệu quả cùa nó để xây dựng phương hướng, kế hoạch hoạt động chuẩn xác, kịp thời nhằm năng cao hiệu quả đầu tư; nhà nước quản lý được hoạt động của mỗi chủ thể kinh doanh, của nền kinh tế, nắm được thực trạng môi trường đầu tư, kinh doanh để bổ sung, sửa đổi chính sách, đồng thời bảo đảm chủ thể kinh doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính chính xác, bình đẳng. Còn các yếu tố lao động, tài chính, tài sản… được doanh nghiệp thống kê nhằm theo dõi thường xuyên “sức khoẻ” của mình.
4.4. Về nghĩa vụ tài chính
– Nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước
Chủ thể kinh doanh phải đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác. Chù thể kinh doanh thực hiện hoạt động sản xuất – kinh doanh với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, để bảo đảm sự phân phối lại thu nhập trong xã hội và đảm bảo hoạt động của bộ mầy nhà nước, nhà nước tiến hành thu thuế đối với các hoạt động này. Việc đăng ký mã số thuế được chủ thể kinh doanh tiến hành tại thời điểm thành lập. Hiện nay, doanh nghiệp đăng ký mã số thuế đồng thời với đăng ký doanh nghiệp/đăng ký hợp tác xã. Nhà nước lập hệ thống cơ quan thuế thực hiện quản lý và hoạt động nghiệp vụ về thuế, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ về thuế.
Chủ thể kinh doanh phải nộp các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường… Ngoài ra, phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể, vào ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp các loại thuế khác1 như thuế tiêu thụ đặc biệt, trong trường hợp sản xuất, kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ không khuyến khích sản xuất, tiêu thụ trong nước; thuế tài nguyên trong trường hợp có hoạt động khai thác tài nguyên… Các Luật thuế quy định cụ thể đối tượng phải nộp thuế, phương pháp tính thuế…
Ngoài ra, doanh nghiệp phải thực hiện một số nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Đó là các loại phí, lệ phí khi sử dụng dịch vụ công của nhà nước như đăng ký doanh nghiệp/đăng ký họp tác xã/đăng ký kinh doanh/đăng ký đầu tư; xác nhận, cấp chứng chỉ, giấy phép về điều kiện kinh doanh… của chủ thể kinh doanh, hay tiền thuê đất, tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai…
– Nghĩa vụ tài chính đối với các khoản nợ
Theo pháp luật hiện hành, chủ thể kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn hoặc trách nhiệm hữu hạn trước các nghĩa vụ tài chính đối với các chủ nợ (kể cả khoản nợ thuế, phí, lệ phí… đối với nhà nước). Đa số các chủ thể kinh doanh chịu trách nhiệm hữu hạn, tức là chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ do chủ sở hữu/thành viên đóng góp, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác như vốn tích luỹ đầu tư cho phát triển kinh doanh, trích lập các quỹ, phần vốn do nhà nước hỗ trợ, cho tặng hay được các tổ chức, cá nhân cho tặng… Chủ thể kinh doanh xác định giá trị vốn, tài sản và thanh toán các khoản nợ, các nghĩa vụ tài chính theo nguyên tắc các chủ nợ bình đẳng với nhau, trừ trường hợp chủ thể kinh doanh phá sản. Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh thì chủ doanh nghiệp, thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm trước các nghĩa vụ tài chính bằng toàn bộ tài sản của mình, gồm tài sản kinh doanh và cả tài sản không đưa vào kinh doanh.
Ngoài ra, công ty cổ phần còn có một số nghĩa vụ tài chính cơ bản khác như mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông khi cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty; mua lại cổ phần theo quyết định của Hội đồng quản trị nhưng không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán; mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty. (Điều 133 Luật doanh nghiệp năm 2020).
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật LVN Group – Sưu tầm & biên tập