Thưa Luật sư của LVN Group, quyền tự chủ của các chủ thể kinh doanh được thể hiện thông qua những hoạt động nào? Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về nội dung này ạ? Rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư của LVN Group. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Nguyễn Đoài – Hà Tĩnh

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật doanh nghiệp năm 2020;

– Luật hợp tác xã năm 2012.

2. Chủ thể kinh doanh là gì?

Chủ thể kinh doanh là tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (hoặc giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và thực hiện trên thực tế các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận.

Chủ thể kinh doanh tại Việt Nam rất đa dạng, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và các văn bản pháp lý liên quan. Trong đó, dù xét về số lượng, vị trí, vai trò hay mức độ đóng góp cho nền kinh tế quốc dân… thì doanh nghiệp với tính chất là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh vẫn có tầm quan trọng hơn trong số các chủ thể kinh doanh.

3. Quyền tự chủ trong việc tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh

Các chủ thể kinh doanh có các quyền tự chủ trong việc tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong quản trị doanh nghiệp, bảo đảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh của chủ thể kinh doanh. Trong lĩnh vực này, chủ thể kinh doanh có một số quyền, nghĩa vụ cụ thể như sau:

+ Quyết định cơ cấu, cơ chế quản lý;

+ Quyết định quan hệ nội bộ;

+ Quyết định lập văn phòng, chỉ nhánh;

+ Ra quyết định tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh;

+ Tổ chức lại

3.1. Quyết định cơ cấu, cơ chế quản lý

Một trong những vấn đề quyết định đến sự thành công của hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ thể kinh doanh là quản trị kinh doanh. Trong đó một trong các yếu tố quan trọng tác động đến quản trị kinh doanh là công tác tổ chức quản lý, cơ chế hoạt động quản lý, nhân lực quản lý…

Doanh nghiệp tư nhân được tự quyết định cơ cấu tổ chức quàn lý của mình; công ty trách nhiệm hữu hạn do một tổ chức làm chủ và hợp tác xã được lựa chọn một trong hai mô hình tổ chức. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiến hành đàng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020.

Doanh nghiệp tư nhân được tự quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của mình; công ty trách nhiệm hữu hạn do một tổ chức làm chủ và hợp tác xã được lựa chọn một trong hai mô hình tổ chức quản lý theo pháp luật; các loại doanh nghiệp khác tổ chức theo mô hình tổ chức quản lý mà pháp luật quy định. Tuy nhiên, ngoài các bộ phận “cứng” trong cơ cấu tổ chức quản lý, chủ thể kinh doanh chỉ có thể hoạt động khoa học và hiệu quả khi có một tổ chức đầy đủ, chặt chẽ gồm các phòng ban chức năng, tổ đội sản xuất, phân xưởng sản xuất, mở rộng ra gồm cả doanh nghiệp thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện…

Liên quan trực tiếp tới cơ cấu tổ chức quản lý là sự sắp xếp những bộ phận chức năng, chức danh quản lý, điều hành và kiểm soát gồm thành viên và chủ tịch hội đồng quàn trị, chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc, ban kiểm soát, kiểm soát viên và trưởng ban kiểm soát… Chủ thể kinh doanh toàn quyền quyết định thông qua việc bầu hoặc thuê từ bên ngoài. Trong các chủ thể kinh doanh liên doanh, công tác này được thực hiện theo các quy định của pháp luật liên quan và theo thỏa thuận giữa các bên liên doanh.

Cơ cấu tổ chức quản lý của chủ thể kinh doanh được hiểu theo nghĩa rộng còn bao gồm sự vận hành của bộ máy tổ chức, quản lý. Nội dung này được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản pháp lý liên quan và theo ý chí của chủ thể kinh doanh thông qua các quyết định nội bộ, đặc biệt là Điều lệ, Nội quy, quy chế nội bộ. Tại đó quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bộ phận và chức danh được quy định cụ thể để bảo đảm mỗi bộ phận đó hoàn thành công việc của mình đồng thời bảo đảm sự phối hợp công tác giữa các bộ phận dẫn dến sự vận hành thành công của cả bộ máy tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của chù thể kinh doanh.

3.2. Quyết định quan hệ nội bộ

Quan hệ quản lý nội bộ được Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Luật Hợp tác xã năm 2012 điều chỉnh thông qua quy định về quyền hạn, nghĩa vụ của các bộ phận, chức danh quản lý gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị, Giám đốc/tổng giám đốc… Qua đó tạo lập quy chế pháp lý cho quan hệ lãnh đạo, điều hành, phối hợp công tác nội bộ của chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên, để bộ máy quản lý của chủ thể kinh doanh hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng, hiệu quả cần có các quy định nội bộ.

Trong tô chức quản lý của chủ thể kinh doanh không chỉ gồm các bộ phận, chức danh luật định mà còn gồm nhiều bộ phận, chức danh khác được lập theo nhu cầu, điều kiện của chủ thể kinh doanh như doanh nghiệp thành viên; phòng ban chức năng; tổ, đội, phân xưởng sản xuất; trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện… Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận, chức danh này cần được ghi nhận để bảo đảm quan hệ chỉ đạo, quản lý, điều hành, phối hợp công tác giữa các bộ phận. Văn bàn ghi nhận các nội dung đó gồm Điều lệ, Nội quy, quy chế… Bảo đảm quyền tự chủ của doanh nghiệp, trường hợp luật không quy định hoặc có quy định khác thì thực hiện theo quy định của Điều lệ nếu không trái pháp luật, phù họp với “khung” mà luật “chỉ dẫn”.

Điều lệ là văn bản quan trọng nhất ghi nhận quy định nội bộ của chủ thể kinh doanh. Văn bản này được xây dựng từ trước và buộc phải có trong hồ sơ thành lập, trừ doanh nghiệp tư nhân. Điều lệ phải có chữ ký của các thành viên sáng lập, được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận; nội dung do các sáng lập viên, chủ sở hữu hoặc toàn thể thành viên xây dựng, thông qua (kể cả trường hợp sửa đổi, bổ sung) tại buổi làm việc của bộ phận lãnh đạo cao nhất với tỷ lệ phiếu tán thành cao. Là văn bản ghi nhận ý chí của toàn thể thành viên, sự tán thành Điều lệ trở thành một trong những điều kiện để tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được kết nạp thành thành viên của chủ thể kinh doanh. Điều lệ có các nội dung cơ bản như: Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện; ngành, nghề kinh doanh; vốn điều lệ; cách thức tăng và giảm vốn điều lệ; thông tin về chủ sở hữu, thành viên; phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên; quyền và nghĩa vụ của thành viên; cơ cấu tổ chức quản lý; người đại diện theo pháp luật; thể thức thông qua quyết định, nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; nguyên tắc phân chia lợi nhuận; các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản; thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ… Có thể hiểu nội dung của Điều lệ là “luật” của doanh nghiệp. (Điều 24 Luật doanh nghiệp năm 2020)

3.3. Quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh

Ngoài trụ sở là địa điểm để doanh nghiệp thực hiện các giao dịch một cách hợp pháp của chủ thể kinh doanh (trường hợp có nhiều trụ sở thì cần có một trụ sở chính), để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, chủ thể thể kinh doanh được lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài; đặt một hoặc nhiều văn phòng đại điện, chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính theo trình tự và thủ tục do Chính phủ quy định. (Điều 40 và điều 44 Luật doanh nghiệp năm 2020)

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của chủ thể kinh doanh, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích cùa chủ thể kinh doanh và bảo vệ các lợi ích đó. Còn chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của chủ thể kinh doanh, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chốc năng của chủ thể kinh doanh, kể cả chốc năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chi nhảnh, văn phòng đại diện phải mang tên của chù thể kinh doanh, kèm theo phần bổ sung tương ứng xác định chi nhánh, văn phồng đại diện và địa điểm kinh doanh đó. Chi nhánh của chủ thể kinh doanh được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính chủ thể kinh doanh hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chúng nhận hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3.4. Ra quyết định tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh

Là tổ chửc tự chủ, có tư cách pháp nhân (kể cả trường hợp không có tư cách pháp nhân của doanh nghiệp tư nhân), chủ thể kinh doanh có quyền ra quyết định đối với mọi hoạt động trong lĩnh vực tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh như:

+ Định hướng phát triển, chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm;

+ Phương thức đầu tư, dự án đầu tư, giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyên giao công nghệ;

+ Báo cáo tài chính hàng năm, phương án sừ dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ, tăng hoặc giảm vốn điều lệ, thời điểm và phương thức huy động thêm vốn, hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản;

+ Tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản chủ thể kinh doanh, thành lập và cơ cấu tổ chức quản lý của công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;

+ Bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, ký và châm dứt hợp đồng, mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với những người quàn lý.

Như vậy, chủ thể kinh doanh có toàn quyền quyết định từ chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chốc quản lý, nhân sự quản lý đến vấn đề tài chính… của mình. Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản pháp lý liên quan đã phân định thẩm quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm cũng như phương thức trong việc thông qua, quyết dinh, trình, báo cáo… các nội dung trên của mỗi bộ phận, chức danh trong bộ máy tổ chức quản lý cùa chủ thể kỉnh doanh. Chủ thể kỉnh doanh được chi tiết hóa các quy định của pháp luật vê các nội dung hoạt động đó trong điều lệ, nội quy, quy chế hoạt động của mình.

3.5. Tổ chức lại

Chủ thể kinh doanh phù hợp với nguyện vọng, điều kiện, mục tiêu kinh doanh… trong quá trình tổ chức và hoạt động được tiến hành một trong các hình thức tổ chức lại sau:

+ Chia chủ thể kinh doanh là việc chủ thể kinh doanh chuyển toàn bộ phần tài sản của mình để thành lập một số chủ thể kinh doanh mới cùng loại; chuyển toàn bộ quyền và nghĩa vụ cùa chủ thể kinh doanh bị chia sang các chủ thể kinh doạnh được chia, sau đó chủ thể kinh doanh bị chia chấm dứt hoạt động. (Điều 198 Luật doanh nghiệp năm 2020)

+ Tách chủ thể kinh doanh là việc chủ thể kinh doanh chuyển một phần tài sản cua mình để thành lập một hoặc một số chủ thể kinh doanh mới cùng loại; chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của chù thể kinh doanh bị tách sang chủ thể kinh doanh được tách mà không chấm đứt sự tồn tại của chù thể kinh doanh bị tách. (Điều 199 Luật doanh nghiệp năm 2020)

+ Hợp nhất chủ thể kinh doanh là việc một số chủ thể kinh doanh cùng loại chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang chù thể kinh doanh hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các chù thể kinh doanh bị hợp nhất. (Điều 200 Luật doanh nghiệp năm 2020)

+ Sáp nhập chủ thể kinh doanh là việc một hoặc một số chù thể kinh doanh cùng loại chuyên toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang chủ thể kinh doanh nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của chủ thể kinh doanh bị sáp nhập. (Điều 201 Luật doanh nghiệp năm 2020)

+ Chuyển đổi doanh nghiệp gồm công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc ngược lại; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyên thành công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên; công ty trách nhiệm hữu hạn là một tổ chức chuyên đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một cá nhân; công ty cổ phần hoặc công ty ttách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chuyển thành công ty ưách nhiệm hữu hạn một thành viên; doanh nghiệp tư nhân chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn. (Xem thêm tại Điều 202, 203, 204, 205 Luật doanh nghiệp năm 2020)

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group – Sưu tầm & biên tập