1. Nhận chìm ở biển là gì?

Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo giải thích: Nhận chìm ở biển là sự đánh chìm hoặc trút bỏ có chủ định xuống biển các vật, chất được nhận chìm ở biển theo quy định pháp luật.

2. Vật, chất nào được nhận chìm ở biển?

Danh Mục vật, chất được nhận chìm ở biển được quy định tại Điều 60 Nghị định 40/2016/NĐ-CP. Theo đó, vật, chất được nhận chìm ở biển bao gồm:

1. Chất nạo vét.

2. Bùn thải.

3. Các chất thải từ thủy sản hoặc các chất thải phát sinh từ hoạt động chế biến thủy sản.

4. Tàu thuyền, giàn nổi hoặc các công trình nhân tạo ở biển.

5. Các chất địa chất trơ và chất vô cơ.

6. Các chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên.

7. Các vật thể lớn được tạo thành chủ yếu từ sắt, thép, bê-tông và các chất tương tự không độc hại mà trong Điều kiện, hoàn cảnh cụ thể không có cách xử lý nào tốt hơn là nhận chìm.

8. Carbon dioxide (CO2) được thu và lưu trữ.

3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển được quy định tại Điều 60 Nghị định 40/2016/NĐ-CP. Cụ thể:

Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển có các quyền sau đây:

– Được nhận chìm ở biển theo nội dung của Giấy phép nhận chìm ở biển;

– Được Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp;

– Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong việc nhận chìm ở biển bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

– Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép nhận chìm ở biển cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại giấy phép theo quy định của pháp luật;

– Khiếu nại, khởi kiện hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong việc nhận chìm ở biển theo quy định của pháp luật;

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển có các nghĩa vụ sau đây:

– Chấp hành quy định của pháp luật về quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thực hiện đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm ở biển;

– Nộp lệ phí cấp phép và tiền sử dụng khu vực biển để nhận chìm theo quy định của pháp luật;

– Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến hoạt động nhận chìm trong suốt quá trình nhận chìm ở biển;

– Không cản trở hoặc gây thiệt hại đến hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên hợp pháp ở biển của tổ chức, cá nhân khác;

– Cung cấp đầy đủ và trung thực dữ liệu, thông tin về hoạt động nhận chìm ở biển khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

– Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường biển do hoạt động nhận chìm của mình gây ra theo quy định của pháp luật;

– Thực hiện việc quan trắc, giám sát môi trường biển và chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động nhận chìm theo quy định của pháp luật;

– Bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hoạt động nhận chìm ở biển không đúng quy định của mình gây ra;

 Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

4. Kiểm soát hoạt động nhận chìm ở biển

Tổ chức, cá nhân được phép nhận chìm ở biển phải đăng ký và gắn các thiết bị giám sát hành trình, ghi chép toàn bộ quá trình thực hiện việc nhận chìm, nhật ký hàng hải để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển.

Trường hợp vật, chất được nhận chìm được bốc, xếp tại cảng thì cảng vụ có trách nhiệm kiểm tra vật, chất được nhận chìm bảo đảm phù hợp với nội dung Giấy phép nhận chìm ở biển trước khi cho phương tiện chuyên chở rời cảng.

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nhận chìm ở biển và các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động nhận chìm và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện nhận chìm ngoài vùng biển Việt Nam nhưng gây thiệt hại cho môi trường, các hệ sinh thái và kinh tế – xã hội trong vùng biển, hải đảo Việt Nam có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trả toàn bộ chi phí liên quan tới điều tra, khảo sát, đánh giá mức độ thiệt hại, thực hiện các giải pháp phục hồi môi trường, hệ sinh thái và các chi phí khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

5. Mẫu bản dự án nhận chìm ở biển

Trang bìa dự án trình bày những nội dung sau đây:

– Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhận chìm ở biển: Viết in hoa, in đậm và trình bày trên cùng khổ giấy A4.

– “DỰ ÁN NHẬN CHÌM Ở BIỂN” (tên loại vật, chất nhận chìm ở biển): In hoa, in đậm và trình bày ở giữa trang giấy A4.

– Địa danh nơi lập dự án, năm 20…: in đậm, trình bày ở cuối trang A4.

Nội dung dự án nhận chìm ở biển trình bày như sau:

(Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhận chìm ở biển)
————–

 

DỰ ÁN NHẬN CHÌM Ở BIỂN

 

(Tên loại vật, chất nhận chìm ở biển: ……….
Nhận chìm ở khu vực biển thuộc xã/phường …, quận/huyện…, tỉnh/thành phố…)

 

 

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
(Chức danh)

Ký (đóng dấu nếu có)

(Họ và tên)

ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN
(Chức danh)

Ký, đóng dấu

(Họ và tên)

 

 

Địa danh nơi lập Dự án, Năm 20…

 

A. NỘI DUNG DỰ ÁN NHẬN CHÌM

MỞ ĐẦU

– Giới thiệu tóm tắt các thông tin của tổ chức/cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhận chìm ở biển.

– Cơ sở pháp lý và các tài liệu sử dụng làm căn cứ lập dự án.

– Mục tiêu và sự cần thiết lập dự án.

– Khái quát nội dung cơ bản của dự án.

– Quá trình xây dựng dự án và các tổ chức, cá nhân tham gia lập dự án.

Chương I

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA KHU VỰC BIỂN ĐỀ NGHỊ NHẬN CHÌM

– Vị trí địa lý hành chính; tọa độ, ranh giới, diện tích của khu vực biển đề nghị nhận chìm.

– Các thông tin về đặc Điểm Điều kiện tự nhiên, môi trường và các yếu tố kinh tế, xã hội; hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên ở khu vực biển dự kiến nhận chìm và các khu vực khác có liên quan (nếu có).

– Các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên khu vực biển nhận chìm và các khu vực khác có liên quan (nếu có).

Chương II

PHƯƠNG ÁN NHẬN CHÌM

– Trình bày về vật, chất đề nghị cấp giấy phép nhận chìm: tên, nguồn gốc, hình dáng, kích thước, khối lượng, các đặc tính vật lý, hóa học và thành phần của vật, chất đề nghị được nhận chìm.

– Trình bày luận chứng, thuyết minh về mức độ chiếm dụng phân tán trong môi trường nước biển của vật, chất nhận chìm để xác định phạm vi khu vực biển cần sử dụng để nhận chìm.

– Thuyết minh mô tả hình dáng, sơ đồ bố trí vật, chất nhận chìm và tính toán, xác định phạm vi ảnh hưởng.

– Trình bày luận chứng, thuyết minh sự phù hợp về phương thức xử lý vật, chất đề nghị nhận chìm và phương thức nhận chìm, phương tiện chuyên chở.

– Khả năng kiểm soát, giảm thiểu vật, chất đề nghị nhận chìm ở biển tại nguồn phát sinh.

– Danh sách các chất cần kiểm soát trong vật, chất đề nghị nhận chìm ở biển.

– Trình bày kế hoạch, tiến độ thực hiện hoạt động nhận chìm.

Chương III

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

– Dự báo các tác động, nguy cơ rủi ro cho môi trường biển do vật, chất đề nghị cấp giấy phép nhận chìm có thể gây ra.

– Tác động tiềm năng của vật, chất đề nghị được nhận chìm đến tài nguyên, môi trường biển.

– Những biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường biển trong quá trình thực hiện hoạt động nhận chìm.

Chương IV

DỰ TOÁN KINH PHÍ NHẬN CHÌM

– Trình bày tổng kinh phí thực hiện hoạt động nhận chìm.

– Lập bảng tổng hợp khối lượng hạng Mục nhận chìm và dự toán kinh phí.

– Khi lập dự toán cần nêu rõ nguồn vốn đầu tư, đơn giá sử dụng và khả năng đáp ứng để thực hiện hoạt động nhận chìm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

B. PHẦN BẢN VẼ

– Bản đồ khu vực biển dự kiến nhận chìm.

– Bản vẽ thiết kế sơ bộ của phương án nhận chìm.

– Các biểu, bảng khác liên quan.

C. CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO

– Tài liệu khảo sát trong quá trình lập dự án nhận chìm

– Tài liệu thu thập, tổng hợp phục vụ cho lập dự án nhận chìm.

– Các văn bản pháp lý có liên quan.

5.  Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép nhận chìm ở biển

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

…….., ngày… tháng… năm…..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP NHẬN CHÌM Ở BIỂN

Kính gửi: (Bộ Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân tỉnh/thành…)

Tên tổ chức, cá nhân …………………………………………………………………………………………………

Trụ sở tại: ……………………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ……………………….. Fax: ……………………………………………………………………………

Quyết định thành lập doanh nghiệp số…., ngày…. tháng… năm…. hoặc Đăng ký kinh doanh số… ngày… tháng… năm….

Giấy phép đầu tư số…. ngày…. tháng…. năm… của (Cơ quan cấp giấy phép đầu tư) ……..(nếu có).

Đề nghị được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển, cụ thể như sau:

1. Tên, khối lượng, kích thước, thành phần của vật đề nghị nhận chìm; tên, loại, khối lượng, thành phần của chất đề nghị nhận chìm;

2. Địa Điểm khu vực đề nghị được nhận chìm: tại xã/phường …….. quận/huyện …. tỉnh/thành phố….;

3. Diện tích khu vực biển đề nghị sử dụng để nhận chìm là: … (ha, Km2), được giới hạn bởi các Điểm góc…… có tọa độ thể hiện trên Bản đồ khu vực biển đề nghị được sử dụng để nhận chìm gửi kèm theo;

4. Phương tiện chuyên chở, cách thức nhận chìm;

5. Thời Điểm và thời hạn đề nghị thực hiện hoạt động nhận chìm.

(Tên tổ chức, cá nhân) …. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về nhận chìm ở biển và quy định của pháp luật khác có liên quan./.

 

 

Tổ chức, cá nhân làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)

7. Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

……., ngày … tháng … năm……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP NHẬN CHÌM Ở BIỂN

Kính gửi: (Bộ Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân tỉnh/thành…)

Tên tổ chức, cá nhân …………………………………………………………………………………………………

Trụ sở tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………………………………. Fax:…………………………………………………………

Quyết định thành lập doanh nghiệp số…., ngày…. tháng… năm…. hoặc Đăng ký kinh doanh số… ngày… tháng… năm….

Được phép nhận chìm ở biển theo Giấy phép nhận chìm ở biển số ……… ngày …. tháng …. năm ….. của … Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố …);

Đề nghị được cấp lại Giấy phép nhận chìm vật, chất ở biển nêu trên vì lý do: ………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………..

(Tên tổ chức, cá nhân) ………. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về nhận chìm ở biển và quy định của pháp luật khác có liên quan./.

 

 

Tổ chức, cá nhân làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)

8. Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

……., ngày … tháng … năm …….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP NHẬN CHÌM Ở BIỂN

Kính gửi: (Bộ Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân tỉnh…)

Tên tổ chức, cá nhân………………………………………………………………………………………………….

Trụ sở tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………………………. Fax…………………………………………………………………..

Quyết định thành lập doanh nghiệp số…., ngày…. tháng… năm…. hoặc Đăng ký kinh doanh số… ngày… tháng… năm….

Được phép nhận chìm vật, chất ở biển theo Giấy phép nhận chìm ở biển số …… ngày ….. tháng ….năm ……. của … Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố …); thời hạn Giấy phép nhận chìm ở biển đến hết ngày …. tháng … năm ….

Đề nghị được gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển nêu trên, thời gian đề nghị gia hạn là: ……… (tháng/năm).

Lý do đề nghị gia hạn: ……………………………………………………………………………………………….

(Tên tổ chức, cá nhân) ………….. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về nhận chìm ở biển và quy định của pháp luật khác có liên quan./.

 

 

Tổ chức, cá nhân làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)

9. Đơn đề nghị trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

…….., ngày… tháng… năm……..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ TRẢ LẠI GIẤY PHÉP NHẬN CHÌM Ở BIỂN

Kính gửi: (Bộ Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân tỉnh…)

Tên tổ chức, cá nhân:…………………………………………………………………………………………………

Trụ sở tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………………………………., Fax:…………………………………………………………..

Quyết định thành lập doanh nghiệp số …, ngày…. tháng… năm…. hoặc Đăng ký kinh doanh số… ngày… tháng… năm….

Được phép nhận chìm vật, chất ở biển theo Giấy phép nhận chìm ở biển số …… ngày …. tháng ….. năm ….. của … Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố …); thời hạn Giấy phép nhận chìm ở biển đến hết ngày …. tháng … năm……

Đề nghị được trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển nêu trên.

Lý do đề nghị trả lại …………………………………………………………………………………………………..

(Tên tổ chức, cá nhân) …….. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về nhận chìm ở biển và quy định của pháp luật khác có liên quan./.

 

 

Tổ chức, cá nhân làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)

10. Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

……., ngày… tháng… năm…….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP NHẬN CHÌM Ở BIỂN

Kính gửi: (Bộ Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân tỉnh…)

Tên tổ chức, cá nhân …………………………………………………………………………………………………

Trụ sở tại: ……………………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ……………………………. Fax………………………………………………………………………..

Quyết định thành lập doanh nghiệp số…., ngày…. tháng… năm…. hoặc Đăng ký kinh doanh số… ngày… tháng… năm……

Được phép nhận chìm vật, chất ở biển theo Giấy phép nhận chìm ở biển số …….. ngày ….. tháng ….. năm ….. của … Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố …); thời hạn Giấy phép nhận chìm ở biển đến hết ngày …. tháng … năm ….

Đề nghị được sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển nêu trên.

Lý do đề nghị sửa đổi, bổ sung: ………………………………………………………………………………….

Nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung: ……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………..

(Tên tổ chức, cá nhân) …………. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về nhận chìm ở biển và quy định của pháp luật khác có liên quan./.

 

 

Tổ chức, cá nhân làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group