1. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
Điều 38 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Quyền riêng tư là quyền của cá nhân được tự quyết đối với đời sống của mình mà không chịu bất kỳ sự can thiệp nào từ những người xung quanh khác. Với quyền này, cá nhân được sống như mong muốn của mình mà không chịu ảnh hưởng, tác động bởi bất kỳ chủ thể nào khác; Còn “bí mật cá nhân, bí mật gia đình ” là những thông tin, tư liệu mà cá nhân không muốn công khai, bộc bạch, được giữ kín bằng các biện pháp thông thường hoặc biện pháp kỹ thuật khác nhau.
Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Nếu có ai xâm phạm đến quyền này thì người có quyền bị xâm phạm có thể yêu cầu các cơ quan nhà nước can thiệp, bảo vệ.
2. Sử dụng thông tin liên quan đến bí mật cá nhân của người khác thì có phải xin phép không?
Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhãn phải được người đó đồng ỷ, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đĩnh phải được các thành viên gia đĩnh đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác. (Theo Khoản 2 Điều 38 Bộ luật dân sự)
Như vậy, việc sử dụng, thu thập, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của người khác thì phải được nugwoif đó đồng ý. Việc thu thập, sử dụng thông tin liên quan đến bí mật gia đình thì phải được tất cả các thành viên trong gia đình đồng ý.
Quy định này hoàn toàn phù hợp với mọi cá nhân trong đời sống, xã hội, thể hiện được sự tôn trọng của pháp luật đối với đời sổng riêng tư, bí mật đời tư của cá nhân.
Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên của gia đình đồng ý – Đây là một quy định mới được bổ sung trong Bộ luật dân sự năm 2015. Bởi vì có những thông tin không phải là bí mật riêng tư hoặc thuộc đời sổng riêng tư chỉ của riêng một cá nhân mà là của chung các thành viên trong cùng gia đình. Do đó, nếu chỉ bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân thì sẽ dẫn đến quyền riêng tư của gia đình bị bỏ ngỏ.
3. Bóc mở thư của người khác có là hành vi vi phạm pháp luật?
Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân thường chứa đựng các bí mật đời tư của cá nhân, do đó, những tài liệu này phải được bảo đảm an toàn và bảo mật. Chính vì vậy, pháp luật quy định việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
Theo Khoản 3 Điều 38 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
4. Bảo vệ thông tin, bí mật cá nhân khi giao kết hợp đồng
Trong quá trình giao kết hợp đồng, có thể các bên trong hợp đồng biết được về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của đối tác. Theo quy định của Điều 38 Bộ luật dân sự 2015:
Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, đặc biệt là với những hợp đồng liên quan đến dịch vụ khám chữa bệnh, thẩm mỹ, tư vấn pháp lý (Ví dụ: ly hôn…) là những dịch vụ mang tính chất nhạy cảm, bản thân người sử dụng dịch vụ có thể phải cung cấp thông tin về đời sống riêng tư, bí mật của mình. Tuy nhiên, nếu các bên trong hợp đồng có thỏa thuận khác với quy định này thì ưu tiên áp dụng sự thỏa thuận của các bên.
Điều luật này để thể hiện sự chú trọng, quan tâm của Nhà nước ta tới các quyền nhân thân của cá nhân. Các quyền nhân thân của cá nhân ngày càng được mở rộng và bảo vệ chặt chẽ.
5. Xâm phạm quyền đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình thì bị xử lí như thế nào?
5.1 Trách nhiệm hành chính
– Đối với các thành viên trong gia đình với nhau thì:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
– Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định rõ: việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Hoặc hành vi bóc mở, chiếm đoạt thư từ của người khác theo Khoản 3 Điều 8 Nghị định 174/2013/NĐ-CP.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bóc mở bưu gửi trái pháp luật, tráo đổi nội dung bưu gửi;
b) Chiếm đoạt, trộm cắp bưu gửi; hủy bưu gửi trái pháp luật;
5.2 Trách nhiệm dân sự
Điều 11 và điều 14 Bộ luật dân sự 2015 quy định khi có sự xâm phạm về quyền lợi, cá nhân có thể yêu cầu Tòa án hoặc tự mình bảo vệ quyền lợi của mình như sau:
- Yêu cầu chủ thể có hành vi xâm phạm quyền nhân thân của mình công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình. Đồng thời yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm.
- Yêu cầu xin lỗi, cải chính công khai.
- Khởi kiện chủ thể có hành vi vi phạm yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm; và bồi thường các thiệt hại về vật chất/tinh thần nếu có.
Chi phí bồi thường được tính bằng tổng chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; và chi phí khắc phục thiệt hại khác do luật quy định. Tuy nhiên, chi phí bồi thường phải phù hợp với tính chất; mức độ xâm phạm của hành vi vi phạm.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Theo quy định tại Điều 592 Bộ Luật dân sự 2015 về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm:
Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
5.3 Trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại Điều 159 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như sau:
Điều 159. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
– Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
– Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
– Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
– Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
– Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
đ) Làm nạn nhân tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác được thực hiện do lỗi cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là hành vi trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn cố ý để mặc hậu quả xảy ra. Người phạm tội với lỗi có ý trực tiếp.
Người phạm tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác cso nhiều động cơ khác nhau: động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, nên việc xác định động cơ của người phạm tội chỉ có ý thức trong việc quyết định hình phạt.
Mục đích của người phạm tội là mong muốn xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Tuy nhiên mức độ có khác nhau, có người chỉ mong muốn xem trộm rồi dán lại, có người chiếm đoạt…
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua Email : Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Trân trọng./.