1. Căn cứ và những điều kiện của việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
– Phạm nhiều tội là trường hợp người phạm tội đã phạm những tội khác nhau được quy định trong Luật hình sự mà những tội này chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và cũng chưa bị đưa ra xét xử và kết án lần nào nay bị Tòa án đưa ra xét xử cùng một lúc.
– Thực tiễn xét xử thường gặp những vụ án bị cáo phạm nhiều tội, nhưng tùy trường hợp cụ thể Tòa án có thể xử người phạm tội về nhiều tội hoặc có thể chỉ xử về một tội chủ yếu và coi nhưng hành vi phạm tội khác chỉ là những tình tiết tăng nặng, cụ thể là:
- Khi người phạm tội có nhiều hành vi, mỗi hành vi cấu thành một tội và nhằm những mục đích khác nhau,không có quan hệ hữu cơ với nhau, thì cần phải xử về nhiều tội.
- Khi người phạm tội có nhiều hành vi, mỗi hành vi tuy có cấu thành một tội phạm khác nhau, nhưng có quan hệ với nhau và cùng nhằm một mục đích phạm tội thì cần xử về nhiều tội nếu các hành vi phạm tội đó đều nghiêm trọng ngang nhau.
- Nếu trong những hành vi phạm tội đó có hành vi ít nghiêm trọng thì có thể chỉ xử về một tội nghiêm trọng và coi những hành vi khác là tình tiết tăng nặng.
- Trường hợp người phạm tội chỉ có một hành vu, nhưng hành vi này lại cấu thành nhiều tội khác nhau thì tùy từng vụ án cụ thể mà xét xử về nhiều tội hoặc chỉ xét xử về một tội.
- Trong trường hợp xử bị cáo về nhiều tội, sau khi phân tích, kết luận về từng tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó quyết định hình phạt chung cho các tội.
Điều 55 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định việc tổng hợp hình phạt chung, cụ thể như sau:
“Điều 55. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:
1. Đối với hình phạt chính:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;
đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
e) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.
2. Đối với hình phạt bổ sung:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên”.
2. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án
Trong trường hợp một người có nhiều bản án kết tội thì theo Điều 56 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 hình phạt chung được tổng hợp như sau:
– Trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung. Hình phạt chung được tổng hợp trên cơ sở hình phạt mới và hình phạt của bản án trước và được quyết định theo quy định của Điều 55 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017. Thời gian đã chấp hành của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.
– Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung. Hình phạt chung được quyết định theo quy định tại Điều 55 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017.
– Trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án ra quyết định tổng hợp các hình phạt của các bản án theo quy định ở khoản 1 và 2 Điều 56 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017.
“Điều 56. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án
1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.
Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.
2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phân hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.
3. Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt của các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này”.
– Đối với trường hợp người chưa thành niên phạm tội, có tội phạm trước khi đủ 18 tuổi, có tội phạm sau khi đủ 18 tuổi thì tổng hợp hình phạt theo quy định của Điều 103 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể như sau:
“Điều 103. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
1. Khi xét xử cùng một lần người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội thì Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.
Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 03 năm. Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội.
2. Đối với người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:
a) Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:
a) Nếu mức hình phạt Tòa án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt áp dụng đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Nếu mức hình phạt Tòa án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi nặng hơn mức hình phạt áp dụng đối với tội thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội”.
3. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt.
Khi quyết định hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, Toà án phải dựa vào những căn cứ sau:
– Các điều của bộ luật hình sự về các tội phạm tương ứng.
– Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội.
– Căn cứ vào mức độ thực hiện ý định phạm tội.
– Căn nhắc những tình tiết khác khiến người phạm tội không thức hiện được tội phạm đến cùng.
Trong những điều kiện tương đương, tội phạm đã hoàn thành bao giờ cùng nguy hiểm hơn là phạm tội chưa đạt và càng nguy hiểm hơn so với tội phạm trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Xuất phát từ nhận thức đó, Khoản 2 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 nhà làm luật đã quy định:
– Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc hình phạt tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
– Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc hình phạt tử hình, thì chỉ cso thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
“Điều 57. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.
3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”.
4. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm.
Khi xác định trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với mỗi người đồng phạm, toà án phải xét đến:
– Tính chất của đồng phạm: Ảnh hưởng đến tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm chung mà cả bọn cùng thực hiệ – Tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm:
- Tính chất tham gia vào việc phạm tội được quyết định bởi vai trò mà người đồng phạm thực hiện, bởi tính đặc thù của chức năng, nhiệm vụ cũng như tác dụng của người đó trong hoạt động phạm tội chung.
- Xác định mức độ tham gia phụ thuộc vào việc thực hiện tội phạm cũng như hậu quả của tội phạm chung.
- Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự chỉ được áp dụng cho từng người.
Điều 58 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 có nêu rõ:
“Điều 58. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó”.
5. Bản chất pháp lý, căn cứ và những điều kiện áp dụng chế định miễn hình phạt.
5.1 Bản chất pháp lý
– Khái niệm: Miễn hình phạt là không buộc người phạm tội phải chịu hình phạt về tội phạm mà người đó đã thực hiện.
– Chế định miễn hình phạt trong luật hình sự thể hiện rõ sự khoan hồng, nhân đạo trong chính sách hình sự của Nhà nước ta.
– Tòa án không áp dụng đối với người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm biện pháp cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất khi có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện được quy định trong pháp luật hình sự.
5.2 Căn cứ và những điều kiện áp dụng chế định miễn hình phạt
– Căn cứ: Theo quy định tại Điều 51, 59 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017.
– Điều kiện: Người phạm tội có ít nhất từ hai tình tiết giảm nhẹ đáng kể được quy định tại Khoản 1 điều 51 Bộ luật hình sự, tuy đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng lại chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự
5.3 So sánh miễn hình phạt và miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự
– Giống nhau.
Đều là chế định phản ánh chính sách khoan hồng, nhân đạo của luật hình sự Việt Nam.
- Không cách ly họ ra khỏi đời sống xã hội mà tạo điều kiện cho họ nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội.
- Đều chỉ áp dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện luật định.
- Người được miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt đều không phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội hoặc của việc quyết định hình phạt và án tích.
– Khác nhau.
STT | Miễn trách nhiệm hình sự | Miễn hình phạt |
Khái niệm | Miễn trách nhiệm hình sự là việc ko bắt buộc người phạm tội phải chịu TNHS về tội mà họ đã thực hiện | Miễn hình phạt là ko buộc người bị kết án phải chịu hình phạt về tội họ đã thực hiện. |
Điều kiện | + Người phạm tội được miễn TNHS khi có một trong những căn cứ sau đây: a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; b) Khi có quyết định đại xá. + Người phạm tội có thể được miễn TNHS khi có một trong các căn cứ sau: a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa; c) Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận. + Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn TNHS. |
Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại k1,2 Đ54 BLHS năm 2015, đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn TNHS. Theo quy định khoản 1,2 Điều 54 “1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này. 2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.” |
Thẩm quyền áp dụng | Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án | Tòa án |
Hậu quả pháp lý | – Không có án tích. – Có tính khoan hồng cao hơn so với miễn hình phạt. |
Có án tích nhưng thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích. |
Đối tượng | Đối tượng của MTNHS có thể là người đã bị kết án hoặc chưa bị kết án. | Người đã bị kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. |
Các trường hợp được miễn TNHS và miễn hình phạt. | – Các TH miễn TNHS bao gồm tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Điều 16; người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, gây hại ko lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ…Điều 91; người đã nhận làm gián điệp, nhưng ko thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo Điều 110; người không tố giác có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm khoản 3 Điều 390 tội | Miễn hình phạt chỉ đc quy định ở 2 điều luật đó là Điều 59 và khoản 3 Điều 390 tội không tố giác tội phạm. |
– Nguyễn Ngọc Hà –
Bộ phận tư vấn pháp luật Công ty luật LVN Group